Mục tiêu và định hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 86 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu và định hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo

mô hình kho bạc nhà nƣớc điện tử ở Việt Nam

4.1.1. Mục tiêu phát triển kho bạc nhà nước điện tử đến năm 2020

Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 (Hộp 4.1) đã đƣa ra mục tiêu tổng quát phát triển KBNN đến năm 2020, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến năm 2020 các hoạt động KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành KBNN điện tử.

Hộp 4.1 Mục tiêu tổng quát phát triển KBNN đến năm 2020

Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn nhân lực tài chính của nhà nƣớc. Đến năm 2020 các hoạt động KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành KBNN điện tử.

Nguồn: Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007

Các mục tiêu chủ yếu phát triển KBNN điện tử bao gồm: (i) Phát triển và cung cấp dịch vụ công điện tử; (ii) Triển khai đầy đủ toàn diện các hệ thống phục vụ hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ KBNN; (iii) Tăng cƣờng kết nối, tích hợp và trao đổi thông tin giữa các ứng dụng CNTT trong nội bộ KBNN, giữa KBNN với các đơn vị có liên quan; (iv) Xây dựng các ứng dụng CNTT theo hƣớng tập trung; (v) Tối ƣu hóa hạ tầng công nghệ; (vi) Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ.

4.1.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử kho bạc nhà nước điện tử

Thứ nhất, hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử trên cơ sở luật pháp chính sách phải nhất quán, rõ ràng và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, của KBNN, của đơn vị sử dụng NS.

Luật pháp, chính sách là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định sự thành công của việc hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Để đƣa đƣợc luật pháp, chính sách vào phần mềm ứng dụng thì luật pháp chính sách phải nhất quán từ các văn bản quy định chung có tính pháp lý cao đến văn bản hƣớng dẫn thực hiện chi tiết. Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi phải đồng bộ, chi tiết, sát với thực tế và phải đƣa đƣợc vào phần mềm ứng dụng.

Mặt khác, luật pháp, chính sách cũng cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia vào quy trình KSC NSNN. Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tài chính, của KBNN trong việc thực hiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử cũng nhƣ quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị sử dụng NS khi tham gia vào quy trình KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử. Xây dựng và ban hành cơ chế xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về quản lý, sử dụng kinh phí NSNN.

Luật pháp chính sách cần chặt chẽ để không cơ quan nào, không đơn vị nào có thể làm sai so với quy định, không cơ quan nào có thể nhũng nhiễu đơn vị trong quá trình thực hiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử.

Luật pháp, chính sách cũng cần quy định phù hợp với thực tế công việc diễn ra hàng ngày, đảm bảo khi thực hiện phải tuân thủ nguyên tắc chung, đảm bảo an ninh an toàn thông tin đồng thời luật pháp, chính sách không đƣợc cứng nhắc gây ách tắc công việc.

Thứ hai, hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử trên cơ sở quy trình KSC phải công khai, minh bạch trong quá trình KSC NSNN.

KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử đòi hỏi quy trình KSC phải rõ ràng, minh bạch, từng bƣớc trong quy trình đều đƣợc thực thi trên máy tính có kết

nối mạng. Công việc KSC diễn ra tại mỗi bƣớc trong quy trình đều đƣợc lập trình theo một quy trình nghiệp vụ rõ ràng, minh bạch, nếu quy trình KSC không rõ ràng, minh bạch thì quy trình này không thể đƣa vào phần mềm ứng dụng đƣợc. Phần mềm ứng dụng chỉ có thể lập trình để biết đƣợc đúng hoặc sai, có dữ liệu đầu vào sẽ có dữ liệu đầu ra, rất rõ ràng nên quy trình KSC muốn đƣa đƣợc vào phần mềm ứng dụng để áp dụng cho KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử thì quy trình KSC phải rõ ràng, minh bạch, quy định đầy đủ các bƣớc công việc cần thực hiện cũng nhƣ quy định đầy đủ các mẫu biểu, các tài liệu cần có trong hồ sơ KSC. Khi quy trình KSC rõ ràng, minh bạch, đƣợc số hóa vào phần mềm máy tính thì con ngƣời không thể can thiệp vào quy trình theo ý muốn chủ quan của mình. Việc này giúp loại bỏ hiện tƣợng nhũng nhiễu của cán bộ KSC khi thụ lý hồ sơ KSC của đơn vị đồng thời cũng làm cho đơn vị sử dụng NS phải tuân thủ theo quy trình KSC đã đƣợc lập trình sẵn, không thể dùng ảnh hƣởng của cá nhân tác động vào quy trình thụ lý hồ sơ cũng nhƣ không thể sử dụng đồng tiền tác động để làm tắt quy trình KSC, làm sai so với quy định của Nhà nƣớc.

Thứ ba, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN và phải có lộ trình phù hợp trong việc phát triển KBNN điện tử.

Chức năng chủ yếu của hệ thống KBNN là quản lý quỹ NSNN, trong đó thực hiện nhiệm vụ quyết toán NSNN là rất quan trọng. Thời gian qua, KBNN chƣa làm nhiệm vụ này một cách trọn vẹn mà do cơ quan tài chính các cấp đảm nhiệm. Để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong tổ chức công việc từ hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị theo các quy định hiện hành về kế toán, việc lập báo cáo quyết toán NSNN, chuẩn bị báo cáo giải trình quyết toán ngân sách trƣớc Quốc hội đối với NSNN, trƣớc HĐND đối với NSĐP, cần đƣợc giao cho KBNN.

Cần phải xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN. KBNN cần phải đảm nhiệm chức năng quyết toán NSNN một cách đầy đủ, cơ quan tài chính các cấp không thể thực hiện nhiệm vụ này. Bởi vì mọi nghiệp vụ thu chi NSNN, chứng từ gốc,... hầu hết đều phát sinh tại KBNN và KBNN trực tiếp hạch toán kế

toán, hạch toán thống kê tất cả các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày; việc KBNN thực hiện quyết toán NSNN cần đƣa vào lộ trình tiến tới tổng kế toán nhà nƣớc.

Hiện tại, KBNN đang triển khai đề án tổng kế toán Nhà nƣớc, do đó ngoài việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN liên quan đến công tác KSC NSNN, KBNN cần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của mình để hƣớng tới thực hiện tổng kế toán nhà nƣớc trong tƣơng lai gần, phù hợp với mô hình KBNN điện tử. Các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của KBNN cần bổ sung bao gồm: (i) Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; (ii) Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nƣớc về tình hình tài sản nhà nƣớc; nguồn lực và nghĩa vụ của nhà nƣớc; tình hình hoạt động, kết quả thu chi ngân sách nhà nƣớc; vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nƣớc; (iii) Lập báo cáo tài chính nhà nƣớc của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng, báo cáo cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN, nhằm hoàn thiện KSC NSNN theo mô hình KBNN điện tử và tiến tới tổng kế toán nhà nƣớc, KBNN cũng cần xây dựng một lộ trình phù hợp để hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của mình, củng cố chất lƣợng đội ngũ cán bộ cho phù hợp với lộ trình phát triển KBNN điện tử ở từng giai đoạn, bao gồm:

1. Giai đoạn phát triển và cung cấp dịch vụ công điện tử.

2. Giai đoạn triển khai đầy đủ, toàn diện các hệ thống phục vụ hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ KBNN.

3. Giai đoạn tăng cƣờng kết nối, tích hợp và trao đổi thông tin. 4. Giai đoạn xây dựng các hệ thống CNTT theo hƣớng tập trung. 5. Giai đoạn tối ƣu hóa hạ tầng công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)