Quá trình phát triển kho bạc nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Quá trình phát triển kho bạc nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước

Giai đoạn 1: Giai đoạn tạo lập môi trƣờng tin học (từ năm 1990-1994). Giai đoạn này công nghệ thông tin xây dựng từ đầu với chƣơng trình ứng dụng đầu tiên cho công tác kế toán là kế toán kho bạc - chƣơng trình KTKB. Tập hợp nhân lực và các cán bộ chủ chốt về công nghệ thông tin tạo khung tổ chức tin học trong ngành. KBNN từng bƣớc phổ cập máy tính cá nhân về các địa phƣơng, triển khai rộng cho các KBNN tỉnh, xây dựng một số ứng dụng mới nhƣ thanh toán liên kho bạc, quản lý tín phiếu, trái phiếu.

Giai đoạn 2: Giai đoạn phổ cập mạng cục bộ và các ứng dụng tác nghiệp (từ 1995 đến 1998). Giai đoạn này KBNN tiếp tục phổ cập máy tính và các ứng dụng xuống huyện, trang bị mạng cục bộ, đa dạng hoá các chƣơng trình ứng dụng; hoàn thiện các chức năng, chuẩn bị hạ tầng cơ sở, đào tạo cán bộ; thử nghiệm mô hình mạng diện rộng.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hiện đại hoá hệ thống thông tin trên cơ sở mạng diện rộng (từ 1999-2009. Giai đoạn này KBNN xây dựng và đƣợc phê duyệt đề án hiện đại hoá công nghệ thông tin ngành Kho bạc giai đoạn 1999-2009; Nối mạng toàn quốc, chuyển đổi nền tảng công nghệ từ mạng cục bộ sang mạng diện rộng trên cơ sở hạ tầng truyền thông bộ tài chính; tập trung xây dựng hệ thông tin phục vụ lãnh đạo; thiết lập cơ sở dữ liệu tập trung của ngành; phát triển hệ ứng dụng giao dịch trực tuyến cho hầu hết các nghiệp vụ chính.

3.1.2. Quá trình phát triển kho bạc nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở Việt Nam điện tử ở Việt Nam

Giai đoạn từ 2009 – nay là giai đoạn công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, ngày càng giữ vai trò quan trọng, tác động lớn và hiệu quả việc tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, đặc biệt là các quy trình nghiệp vụ KBNN.

BMS: Trái phiếu

ĐTKB: Đầu tƣ kho bạc KTNB: Kế toán nội bộ LKB: Liên kho bạc KTKB: Kế toán Kho bạc

KQKB: Kho quỹ Kho bạc KTNB: Kế toán nội bộ TTDT: Thanh toán đầu tƣ TTSP: Thanh toán song phƣơng TTLNH: Thanh toán liên ngân hàng

TCS: Hệ thống thu thuế tập trung

Sơ đồ 3.1. Lộ trình phát triển các ứng dụng tại KBNN

Nguồn: Kỷ yếu KBNN năm 2016

Giai đoạn này hệ thống KBNN xây dựng, phát triển các chƣơng trình ứng dụng phục vụ hầu hết các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ của KBNN nhƣ thu ngân sách tập trung qua mạng, thanh toán điện tử song phƣơng với các Ngân hàng thƣơng mại, quản lý vốn đầu tƣ XDCB và vốn chƣơng trình mục

cũng nhƣ cải cách thủ tục hành chính, tra cứu thông tin, công khai hóa quy trình thủ tục, tuyên truyền trong hoạt động KBNN.

Quá trình xây dựng và phát triển KBNN theo mô hình KBNN điện tử đƣợc mô tả qua Lộ trình phát triển các ứng dụng tại KBNN (Sơ đồ 3.1). Sơ đồ 3.1 cho thấy kể từ khi hệ thống TABMIS đi vào hoạt động từ năm 2009, kéo theo một số ứng dụng thanh toán qua mạng có giao diện với TABMIS đƣợc triển khai nhƣ ứng dụng Thu ngân sách tập trung qua mạng, ứng dụng thanh toán song phƣơng giữa hệ thống KBNN với các Ngân hàng thƣơng mại, ứng dụng thanh toán liên Ngân hàng, ứng dụng quản lý cán bộ tập trung và Kho dữ liệu thu chi NSNN tập trung tại máy chủ KBNN.

Quá trình phát triển KBNN theo mô hình KBNN điện tử, hệ thống KBNN đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đơn vị có quan hệ với ngân sách, chủ đầu tư, người nộp thuế.

Giai đoạn 2011-2016, KBNN đã xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử trên internet để cung cấp thông tin cho các cơ quan, đơn vị là khách hàng của KBNN và các đối tƣợng quan tâm đến hoạt động của KBNN.

Xây dựng chƣơng trình phần mềm để cung cấp 03 dịch vụ công trên cổng thông tin điện tử KBNN, bao gồm: Khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa với KBNN; Giao diện thông tin yêu cầu thanh toán qua mạng và chƣơng trình kê khai yêu cầu thanh toán; Đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN.

Phối hợp với các hệ thống ngân hàng thƣơng mại cung cấp dịch vụ cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua các phƣơng tiện giao dịch truyền thống và hiện đại nhằm tăng cƣờng tập trung thu cho NSNN.

Kết nối thanh toán song phƣơng và thanh toán liên ngân hàng giữa hệ thống ngân hàng-hệ thống KBNN nhằm thực hiện chi NSNN nhanh chóng thuận tiện đến đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khu vực công, cho các nhà thầu thi công các công trình sử dụng vốn NSNN.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin các hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Xây dựng và triển khai nhiều hệ thống các ứng dụng phục vụ công tác quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác giao KBNN quản lý, gồm: TABMIS, kết nối thu NSNN giữa KBNN-Thuế-Hải quan-Tài chính,...

Phát triển các hệ thống ứng dụng hiện đại phục vụ công tác thanh toán trong hệ thống KBNN và giữa KBNN với các tổ chức tài chính ngân hàng: Thanh toán song phƣơng, phối hợp thu NSNN giữa KBNN và ngân hàng, thanh toán liên ngân hàng.

Xây dựng trục tích hợp giữa các ứng dụng nhằm hình thành nền tảng cho việc trao đổi thông tin, liên kết các quy trình nghiệp vụ của KBNN và giữa KBNN với các đơn vị liên quan.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin các hoạt động nội bộ KBNN.

Triển khai nâng cấp hệ thống quản lý tài chính và kế toán nội bộ theo phƣơng án KBNN tỉnh hạch toán tập trung thay cho toàn Văn phòng KBNN tỉnh và các KBNN huyện.

Triển khai toàn quốc hệ thống quản lý văn bản điều hành theo kế hoạch chung của Bộ tài chính.

Triển khai nâng cấp hệ thống intranet KBNN (cổng thông tin điện tử nội ngành, hệ thống tài khoản ngƣời sử dụng nội ngành, hệ thống Chat nội bộ phục vụ hoạt động chuyên môn của KBNN).

Thứ tư, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin.

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng các yêu cầu triển khai ứng dụng tập trung với quy mô toàn hệ thống, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng có sự liên kết và tích hợp trong hệ thống và với các đơn vị liên quan trong ngành tài chính, hệ thống ngân hàng.

Bƣớc đầu tối ƣu hóa hạ tầng công nghệ nhằm đáp ứng linh hoạt, hiệu quả yêu cầu phát triển mở rộng theo xu hƣớng ảo hóa.

Triển khai đồng bộ các phƣơng án về an toàn bảo mật theo đề án an toàn bảo mật KBNN và của Bộ Tài chính.

Hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định liên quan đến mọi mặt hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin KBNN: chính sách an toàn thông tin, các quy định về khai thác sử dụng các chƣơng trình ứng dụng, các quy định về chữ ký số, chứng thƣ số điện tử ứng dụng trong hệ thống KBNN, các quy định về quy trình phát triển, triển khai, hỗ trợ, vận hành các hệ thống CNTT,...

Thứ sáu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Chuẩn hóa các vị trí công việc về CNTT theo chƣơng trình xây dựng vị trí việc làm chung của ngành tài chính và KBNN.

Thực hiện đào tạo chuyên sâu về CNTT cho các cán bộ CNTT; đồng thời đào tạo nâng cao năng lực khai thác, sử dụng các ứng dụng CNTT phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức hệ thống KBNN.

Thực hiện đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn an ninh thông tin cho toàn bộ cán bộ công chức nghiệp vụ chuyên môn của hệ thống KBNN.

Xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ CNTT có khả năng nghiên cứu, phát triển và quản trị, vận hành hệ thống công nghệ thông tin; chú trọng đào tạo nâng cao khả năng khai thác sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)