CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho bạc
3.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, luật pháp, chính sách và các quy định có liên quan đến xây dựng và phát triển KBNN điện tử đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển KBNN điện tử.
Luật ngân sách nhà nƣớc ra đời cùng với các văn bản hƣớng dẫn Luật đã tạo tiền đề, cơ sở pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh cho công tác tổ chức chi và kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua KBNN. Theo đó, tất cả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc đều phải đƣợc các cơ quan quản lý tài chính kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ. Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp.
Hệ thống văn bản quy định cụ thể về công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng đƣợc ban hành đầy đủ, bao trùm đƣợc đầy đủ các nội dung nghiệp vụ của công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, hệ thống văn bản về CNTT, về chữ ký điện tử phục vụ cho việc xây dựng và phát triển KBNN điện tử khá đầy đủ. KBNN có thể căn cứ vào hệ thống các Luật, các văn bản này để xây dựng chiến lƣợc phát triển KBNN điện tử.
Thứ hai, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, tài liệu ngày càng tăng do có sự hướng dẫn và kiểm tra, kiểm soát nghiêm túc của cán bộ KSC KBNN trong quá trình tiếp nhận và thụ lý hồ sơ kiểm soát chi.
Với sự trợ giúp của CNTT, thông qua công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, KBNN đã kịp thời phát hiện các khoản chi không đúng thủ tục hoặc hồ sơ chƣa đảm chặt chẽ, hợp lý, yêu cầu đơn vị phải hoàn thiện. Đồng thời kiên quyết từ chối các khoản chi vi phạm tiêu chuẩn định mức, chế độ của Nhà nƣớc. Gắn việc thực hiện kiểm soát chi NSNN với thực hiện phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm. Từ năm 2009 đến năm 2015, KBNN đã kiểm soát chi thƣờng xuyên 3.373.304 tỷ đồng, thông qua kiểm soát chi đã từ chối thanh toán 277 tỷ đồng. Đối với chi ĐTXDCB, từ năm 2009 đến năm 2016 KBNN đã kiểm soát thanh toán 1.665.112 tỷ đồng, cắt giảm và từ chối thanh toán 551,1 tỷ đồng (bảng 3.2; bảng 3.3). Trong niên độ ngân sách 2016, tổng số tiền thu hồi nộp NSNN các khoản chi sai quy định là 202,6 tỷ đồng[16]. Tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2018, thông qua công tác kiểm soát chi, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán 4.362 khoản chi (chi đầu tư 812 khoản chi; chi thường xuyên 3.550 khoản chi) do chƣa đủ thủ tục thanh toán và chƣa đủ điều kiện chi ngân sách với tổng số tiền từ chối thanh toán là 18 tỷ đồng, trong đó: chi đầu tƣ 12,8 tỷ đồng, chi thƣờng xuyên là 5,2 tỷ đồng.
Thứ ba, hồ sơ tài liệu của các đơn vị gửi đến KBNN phần lớn đều đảm bảo các điều kiện chi theo chế độ quy định
Việc sử dụng phần mềm TABMIS trong việc giải quyết hồ sơ KSC rất nhanh chóng, chính xác, kết quả kiểm tra đúng, sai rõ ràng. Những đơn vị có hồ sơ không đạt yêu cầu cũng không có ý kiến thắc mắc vì hồ sơ đƣợc kiểm tra kiểm soát bằng phần mềm máy tính, theo những tiêu chí kiểm tra đã đƣợc đƣa vào CSDL TABMIS chứ không theo quyết định chủ quan của con ngƣời, việc này cũng giảm đƣợc vấn đề tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ KSC trong quá trình giải quyết hồ sơ.
Với việc nhập và phân bổ dự toán thông qua phần mềm ứng dụng TABMIS kết hợp với việc thực hiện luật NSNN sửa đổi, thay đổi hình thức cấp phát từ hạn mức kinh phí sang kiểm soát và cấp phát theo dự toán, đã thuận lợi hơn cho đơn vị sử dụng NS và công tác kiểm soát chi của KBNN. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chi NSNN cũng đƣợc quy định rõ hơn và vì vậy, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành NSNN.
Cùng với việc đảm bảo vốn ngân sách nhà nƣớc sử dụng đúng mục đích, thanh toán đúng đối tƣợng, kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua KBNN đã góp phần vào việc kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng tiền mặt và ổn định lƣu thông tiền tệ.
Thứ tư, trình độ nhân lực của hệ thống KBNN nói chung và cán bộ chuyên trách CNTT nói riêng đã từng bước được nâng lên.
Trong những năm gần đây, KBNN đã tổ chức nhiều khoá học đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ công chức làm công tác chuyên môn cũng nhƣ cán bộ chuyên trách CNTT. Đến nay hầu hết cán bộ KBNN đƣợc đào tạo về tin học cơ bản, 90 % cán bộ có khả năng sử dụng máy tính cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày, 100% các KBNN tỉnh, thành phố có cán bộ tin học đƣợc đào tạo về quản trị mạng và quản trị dữ liệu theo chuẩn quốc tế.
Với nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chiếm số đông, có thể đánh giá hệ thống KBNN có đƣợc nguồn nhân lực tƣơng đối chất lƣợng, cán bộ KBNN ngoài việc đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ còn đƣợc thƣờng xuyên đào tạo trang bị kiến thức mới về CNTT nói chung và về các phần mềm nghiệp vụ trong hệ thống KBNN nên xét trên phạm vi toàn hệ thống KBNN thì có thể đánh giá cán bộ nghiệp vụ trong hệ thống KBNN có thể đảm bảo tốt cho việc triển khai các phần mềm nghiệp vụ trong hệ thống KBNN trong quá trình xây dựng và phát triển KBNN điện tử.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng CNTT của hệ thống KBNN đã bước đầu đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm soát chi NSNN theo mô hình KBNN điện tử.
KBNN đã thiết lập hệ thống hạ tầng CNTT tƣơng đối mạnh, tạo cơ sở cho việc phát triển KBNN theo mô hình KBNN điện tử. Hệ thống máy chủ, máy trạm, máy in, thiết bị tin học đã đƣợc kết nối và hình thành nên một mạng diện rộng ngành KBNN, kết nối tất cả các mạng cục bộ của các đơn vị KBNN cấp huyện, tỉnh và TW trên cơ sở mạng truyền thông thống nhất ngành Tài chính tốc độ cao, từ đó tạo ra một cơ sở hạ tầng vững chắc cho việc vận hành các chƣơng trình phần mềm ứng dụng của ngành theo hƣớng tập trung
thông tin điện tử nội bộ ngành, các trang thông tin điện tử và diễn đàn nghiệp vụ KBNN, hệ thống quản lý văn bản, …góp phần hiện đại hóa một phần công tác quản lý và điều hành nội ngành KBNN.
Với việc hình thành Trung tâm dữ liệu tập trung hiện đại đặt tại trụ sở cơ quan KBNN, cùng với chiến lƣợc xây dựng các ứng dụng sử dụng CSDL tập trung đặt tại Trung tâm dữ liệu thì khả năng sẵn sàng của hệ thống CNTT KBNN cho vận hành một hệ thống quản lý hiện đại đang dần đƣợc cải thiện.
Khi thực hiện giao dịch điện tử, đơn vị có thể gửi hồ sơ, chứng từ điện tử qua dịch vụ công của KBNN 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Lợi ích của giao dịch điện tử là có hệ thống cảnh báo kiểm soát chi quá thời hạn. Đồng thời, giúp lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra đƣợc tình trạng xử lý hồ sơ kiểm soát chi, làm tăng tính trách nhiệm đối với cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.