Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 89 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình kho

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà

nước phù hợp với mô hình kho bạc nhà nước điện tử

trình cấp phát NSNN theo cam kết chi NSNN. Các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi NS thƣờng xuyên đƣợc giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Các chủ đầu tƣ cam kết sử dụng kế hoạch vốn đầu tƣ đƣợc giao hàng năm để thanh toán hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tƣ với nhà cung cấp, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm đƣợc duyệt. Nguyên tắc quản lý và kiểm soát cam kết chi là tất cả các khoản chi của NSNN đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thƣờng xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tƣ có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị 100 triệu đồng trở lên đối với chi thƣờng xuyên hoặc 500 triệu đồng trở lên đối với chi ĐTXDCB thì phải đƣơc quản lý, kiểm soát cam kết chi qua KBNN.

Việc duyệt dự toán, phân bổ kinh phí phải đảm bảo chính xác và kịp thời, đơn vị phải xây dựng kế hoạch chi tiêu bám sát nhu cầu. Thay thế cơ chế KBNN kiểm soát bảng kê thanh toán tạm ứng bằng nội dung kiểm soát và thanh toán trực tiếp đến đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ hoặc ngƣời nhận thầu. Đối với các khoản chi lớn thực hiện việc đăng ký cam kết chi NSNN trên cơ sở dự toán đƣợc duyệt và hợp đồng đã ký giữa đơn vị sử dụng NSNN và tổ chức cung cấp hàng hóa nhằm đảm bảo cho việc chi tiêu NSNN đã có đầy đủ hồ sơ, thủ tục và chủ động trong bố trí tồn quỹ ngân sách. Thí điểm thực hiện khoán chi theo yêu cầu nhiệm vụ nhƣng cần thiết phải có một biện pháp quản lý chi NSNN trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hết sức khoa học và đƣơng nhiên mọi khoản chi tiêu NSNN đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính, KBNN và các cơ quan chức năng.

Đối với chi XDCB phải ban hành thống nhất quy trình kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN bao gồm cả vốn đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc, trên cơ sở gộp hai quy trình về kiểm soát chi vốn đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc nhƣ hiện nay và các quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ và xây dựng.

Nội dung quy trình quy định rõ đối tƣợng KSC là các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn NSNN thanh toán qua hệ thống KBNN bao gồm cả vốn trong nƣớc và vốn ngoài nƣớc, cụ thể đối với từng loại vốn, chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án; phải quy định cụ thể đƣợc các vấn đề nhƣ kiểm soát chi khối lƣợng phát sinh, kiểm soát

chi đối với các dự án do xã làm chủ đầu tƣ, kiểm soát chi đối với các loại công việc ký kết với các cá nhân hoặc nhóm ngƣời không có tƣ cách pháp nhân. Nhƣ vậy, sẽ đảm bảo nhất quán chỉ có một quy trình kiểm soát chi vốn đầu tƣ cho NSNN, đồng thời dễ tra cứu, đối chiếu khi cần thiết và tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch. Thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá quy trình kiểm soát chi vốn ĐTXDCB nhằm mục đích cải tiến cho phù hợp với quy định mới cũng nhƣ thực tế phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo mô hình kho bạc nhà nước điện tử ở việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)