Mô hình bộ máy sản xuất

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụng công nghệ bình minh (Trang 36)

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật) GIÁM ĐỐC PGĐ. KĨ THUẬT PX CHẾ TẠO MÁY BIẾN ÁP PX SẢN XUẤT CÁP NHÔM PX KHÍ PX SỬA CHỮA ĐIỆN PX ĐIỆN

2.1.2.2. Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm

Năng lực sản xuất:

- Máy biến áp lực 220KV: 10 – 12 máy/năm - Máy biến áp lực 110KV: 30 – 40 máy/năm

- Máy biến áp trung gian điện áp đến 38,5KV: 150 – 200 máy/năm - Máy biến áp phân phối: trên 2.500 máy/năm

- Các loại cáp nhôm trần tải điện, cáp thép, cáp chống sét…: 2.500 tấn/năm - Các loại cầu dao: 1.000 bộ/năm

- Các loại tủ điện hạ áp, tủ động lực, tủ điều khiển máy biến áp từ xa, tủ chiếu sáng: 1.500 tủ/năm

Sản phẩm chính:

Hoạt động chính của Công ty là chế tạo các sản phẩm phục vụ ngành điện. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là:

- Máy biến áp từ 25KVA - 250KVA có điện áp đến 220 KV - Dây cáp nhôm trần tải điện (A, AC, AV, ACK/7,…) - Tủ bảng điện, cầu dao các loại trong nhà và ngoài trời - Phụ tùng, phụ kiện, Survolter

- Sửa chữa máy biến áp, động cơ, máy phát điện

- Sửa chữa thiết bị kỹ thuật điện, thiết bị năng lượng chuyên ngành…

Ngoài ra, Công ty sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng có thiết kế kỹ thuật đặc biệt, chế tạo đơn chiếc.

2.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ

Công ty là đơn vị sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm phục vụ cho ngành điện. Tuy vậy, sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất và chú trọng cải tạo, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã là các loại máy biến áp.

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)

Để tạo ra sản phẩm là các loại máy biến áp với cấp điện áp của từng loại khác nhau, tuỳ theo từng loại máy mà yêu cầu về kỹ thuật có một số điểm khác nhau cụ thể như: Các loại máy có cấp điện áp lớn thì số lượng nguyên liệu, công cụ dụng cụ và các khoản chi phí khác cũng phải tốn kém hơn. Cùng với yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với những máy có cấp điện áp nhỏ nhưng quy trình công nghệ chung cho sản xuất.

Các loại máy biến áp đều được tiến hành theo trình tự sau: - Chế tạo vỏ máy:

+ Chế tạo thân máy, nắp máy, đáy máy biến áp từ thép CT3, thép phi từ tính. + Chế tạo các cánh tản nhiệt bằng phương pháp hàn lăn dập cánh sóng.

+ Chế tạo bình dầu phụ, các chi tiết cơ khí, các đường ống dẫn dầu và van hàn tổ hợp, phun cát làm sạch, sơn chống gỉ và thử áp lực đối với vỏ máy.

- Chế tạo mạch từ:

+ Cắt tôn silic (thép lá kỹ thuật điện) với kích thước theo thiết kế.

+ Chế tạo các gông từ, xà ép mạch từ, ghép mạch từ theo bản vẽ, băng đai mạch từ. Sau đó kiểm tra tổn hao không tải.

- Chế tạo các bối dây: Chế tạo vỏ máy

và cánh tản nhiệt Chế tạo bối dây cao hạ áp Chế tạo lõi thép

Kiểm tra và xuất xưởng Lắp ráp phần ruột

Lọc dầu

Sấy trong lò sấy cảm ứng

+ Băng giấy cách điện dây từ đối với các máy biến áp có dung lượng lớn. + Chế tạo ống lồng cách điện, khuôn cuốn dây.

+ Quấn các bối dây cuộn cao áp, trung áp, hạ áp, cuộn điều chỉnh theo thiết kế. - Lắp ráp ruột máy và sấy:

+ Lắp các bối dây vào mạch từ sau đó sấy và ép các bối dây (sơ bộ). + Băng và hàn các bối dây lên các sứ và bộ điều chỉnh.

+ Lắp sứ và bộ điều chỉnh với lắp máy.

+ Kiểm tra các kết cấu và chuyển vào lò sấy cảm ứng rút chân không. - Lắp ráp tổng thể :

+ Sau khi sấy xong, tiến hành siết ép lại các bối dây, mạch từ và các chi tiết. + Lắp hoàn chỉnh ruột máy và lắp máy với thùng máy biến áp, bình dầu phụ, bình hút ẩm, sứ cao áp và các phụ kiện (rơ le, thiết bị đo lường, thiết bị bảo vệ).

- Nạp dầu: Nạp dầu cho máy từ máy nạp dầu chân không.

- Kiểm tra, xuất xưởng: đưa máy vào trạm thí nghiệm để kiểm tra xuất xưởng (đo các thông số theo thiết kế và tiêu chuẩn). Cuối cùng là lắp các nhãn mác, ghi tên và các ký hiệu, chỉ dẫn.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, tiến hành tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng phù hợp với quy mô sản xuất cũng như chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc phụ trách về kĩ thuật và một phó giám đốc phụ trách về kinh doanh, trực tiếp chịu trách nhiệm về từng mặt hoạt động.

Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh

Giám đốc

Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh doanh

Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng Cơ điện Khối phân xưởng sản xuất Phòng Tổ chức lao động Phòng Hành chính y tế Phòng Thanh tra bảo vệ Ngành Đời sống Phòng Vật tư Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch điều độ

- Giám đốc Công ty: Là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phòng Hành chính y tế: Thu nhận và xử lý công văn, đón tiếp phục vụ khách, công tác quản trị trong toàn Công ty.

- Phòng Tổ chức lao động: Theo dõi và thực hiện chế độ, chính sách về lao động, tiền lương và bảo BHXH, xây dựng định mức lao động, định mức đơn giá tiền lương.

- Ban thanh tra bảo vệ.

- Ngành đời sống: Phục vụ ăn ca và chế độ bồi dưỡng độc hại cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Phó Giám đốc kĩ thuật: Do Giám đốc Công ty bổ nhiệm. Phó giám đốc kĩ thuật là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất, quản lý và điều hành hoạt động của khối kĩ thuật bao gồm các phòng ban:

+ Phòng kĩ thuật: Thiết kế và chế tạo, chỉ đạo công nghệ sản xuất.

+ Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hóa, sản phẩm nhập kho. + Phòng cơ điện: Quản lý hệ thống điện nước và các máy móc thiết bị. + Khối phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

- Phó Giám đốc kinh doanh: Do Giám đốc Công ty bổ nhiệm. Phó Giám đốc kinh doanh là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý và điều hành hoạt động của khối kinh tế gồm các phòng ban:

+ Phòng Kế hoạch điều độ: Làm công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, Marketing bán hàng.

+ Phòng Vật tư: Đảm bảo nhu cầu về NVL, thu nhận và bảo quản vật tư, giao dịch để mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

+ Phòng Tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc quản lý chi tiêu, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của toàn Công ty.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán của Công ty đều tập trung tại phòng Tài chính kế toán, dưới các PX chỉ bố trí các nhân viên thống kê PX làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng Tài chính kế toán.

Bộ máy kế toán Công ty có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác thu thập xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn Công ty. Hướng dẫn và kiểm tra thống kê PX thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp cho Giám đốc những thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế.

Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhiệm vụ chức năng của kế toán:

- Trưởng phòng Tài chính kế toán: Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty. Quản lý và kiểm tra toàn bộ công việc hạch toán của nhân viên trong phòng, là tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác đối ngoại…

- Kế toán tổng hợp: Thay mặt kế toán trưởng giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng, phụ trách toàn bộ công tác kế toán, đồng thời còn làm kế toán tổng hợp, là tham mưu cho kế toán trưởng trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, còn phụ trách công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật, theo dõi các quỹ.

- Kế toán tiền mặt: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt và các nghiệp vụ có liên quan như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu tạm ứng, phải thu, phải trả khác... Lập Nhật ký chứng từ số 1, Bảng kê số 1, Bảng kê chi tiết TK 141, TK 138, TK 3388.

- Kế toán TGNH: Theo dõi chi tiết các nghiệp vụ thanh toán, vay vốn, ký quỹ, ký cược qua ngân hàng. Lập Nhật ký chứng từ số 2, số 4, Bảng kê nhật ký chứng từ số 2, Bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133.

Kế toán tổng hợp

(kiêm phó phòng Tài chính kế toán )

Kế toán thanh toán tiền mặt Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán Tài sản cố định Kế toán tiền lương BHXH Kế toán NVL công cụ dụng cụ Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành Kế toán tiêu thụ và thành phẩm Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán Thủ quỹ

Trưởng phòng Tài chính kế toán

Lập Nhật ký chứng từ số 9 và Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ mua vật tư và công nợ thanh toán với người bán. Lập Nhật ký chứng từ số 5.

- Kế toán NVL và công cụ dụng cụ: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho NVL và công cụ dụng cụ. Lập Bảng kê số 3, Bảng phân bổ số 2.

- Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải thu, phải trả theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Lập Bảng phân bổ số 1.

- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm:

Theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Lập Nhật ký chứng từ số 7, Bảng kê số 4.

- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm. Tổng hợp doanh thu bán hàng, chi tiết công nợ phải thu, chi tiết thuế GTGT phải nộp, xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ. Lập bảng kê số 8, Nhật ký chứng từ số 8, Bảng kê số 11, Nhật ký chứng từ số 10.

- Thủ quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt tồn quỹ. Đối chiếu tồn quỹ thực tế với số dư hàng ngày trên sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt.

2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

Chế độ kế toán áp dụng:

Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doạnh nghiệp và các văn bản khác có liên quan.

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.  Đồng tiền ghi sổ: đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Việt Nam Đồng (VNĐ).

Phương pháp hạch toán tổng hợp:

- Phương pháp hạch toán HTK: Là phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

- Phương pháp tính dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

- Kỳ hạch toán kế toán: tháng  Hình thức sổ kế toán:

Công ty vận dụng hình thức sổ kế toán Nhật kí chứng từ. Đây là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống, giữa sổ kế

toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng.

Hệ thống sổ sách:

- Sổ kế toán tổng hợp: Các nhật ký chứng từ, các sổ cái TK, các Bảng kê.

- Sổ kế toán chi tiết: Ngoài các Sổ kế toán chi tiết sử dụng như Sổ kế toán chi tiết TSCĐ, vật liệu, thành phẩm,… còn sử dụng các Bảng phân bổ.

 Công ty không áp dụng các phần mềm kế toán máy mà chỉ sử dụng kế toán

thủ công và trên excel.  Trình tự ghi sổ:

(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, bảng phân bổ liên quan.

(2) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa phản ánh trong Bảng kê, Nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào Sổ kế toán chi tiết làm căn cứ ghi vào Nhật ký chứng từ.

(3) Chứng từ liên quan đến thu chi được ghi vào Bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan.

(4) Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ các Bảng phân bổ để ghi vào Bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan rồi từ các Nhật ký chứng từ ghi vào Sổ cái.

(5) Căn cứ vào các Sổ kế toán chi tiết, kế toán lập các Bảng tổng hợp số liệu chi tiết.

(6) Cuối tháng, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các Nhật ký chứng từ với nhau, giữa Nhật ký chứng từ với Bảng kê, giữa sổ cái với Bảng tổng hợp số liệu chi tiết.

(7) Căn cứ vào số liệu từ Bảng kê, Bảng tổng hợp số liệu chi tiết, Sổ cái, Nhật ký chứng từ để lập Báo cáo tài chính.

Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh

2.2.1. Đặc điểm và tình hình nguyên vật liệu tại Công ty

2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu

Là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, chuyên sản xuất các loại máy biến áp có công suất từ 50 đến 63000KVA, các loại dây cáp nhôm trần tải điện A và AC, tủ điện, bảng điện, cầu dao cao thế, động cơ, máy phát, các phụ tùng, phụ kiện, sửa chữa máy biến áp phục vụ cho ngành điện. Sản xuất của Công ty mang nét đặc trưng của doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Thực thể tạo nên sản phẩm hầu hết là kim loại. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp phải trải qua nhiều bước công nghệ, chính vì vậy Công ty phải sử dụng khối lượng NVL tương đối lớn và nhiều chủng loại khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó việc tổ chức quản lý tình hình thu mua và sử dụng

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp số

liệu chi tiết Sổ cái

Báo cáo tài chính

Sổ quỹ (1) (2) (3) (3) (6) Bảng kê (4) (4) (4) Nhật ký chứng từ (7) (7) (5) (6) (1) Chứng từ gốc (1) Bảng phân bổ (7)

NVL cũng gặp không ít những khó khăn đòi hỏi cán bộ quản lý, kế toán vật liệu phải có trình độ và trách nhiệm trong công việc.

Mặt khác NVL của Công ty sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm chủ yếu là

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụng công nghệ bình minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)