2.1. Tổng quan về Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên Công ty: Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh. Tên giao dịch quốc tế: SUNRISE CHEMICAL COMPANY LIMITED. Tên viết tắt: SUNRISE CHEMICAL CO., LTD
Địa chỉ: Số 53, Phố Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Hình thức sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Mã số thuế: 0104552862
Người đại diện: Giám đốc Lương Trường Sơn là người đại diện pháp luật cho Công ty khi tham gia các quan hệ kinh tế xã hội.
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ ( Sáu tỉ Việt Nam Đồng).
Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh được thành lập vào ngày 4 tháng 8 năm 1994. Công ty tiền thân là cơ sở chế tạo thiết bị điện Bình Minh, sau này đổi tên thành Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh theo quyết định của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.
Công ty có tổng diện tích 1000m2 bao gồm nhà xưởng, kho hàng, văn phòng làm việc với cơ sở hạ tầng kiên cố, giao thông thuận tiện.
Khi mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng để vượt qua được khó khăn trước mắt và tìm ra một hướng phát triển lâu dài, ban Giám đốc Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất máy biến áp theo công nghệ của Đài Loan.
Cùng với dây chuyền sản xuất máy biến áp, Công ty dần khẳng định được vị thế của mình với sản phẩm chính là máy biến áp. Và từ năm 2001 cho đến nay, Công ty đã quyết định mở rộng thị trường với nhiều sản phẩm cũng như ngành nghề kinh doanh đa dạng như: chế tạo, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy biến áp, động cơ, máy phát điện; sản xuất dây cáp nhôm trần tải điện (A, AC, AV, ACK/7,…); chế tạo tủ bảng điện, cầu dao các loại trong nhà và ngoài trời;…
Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã phát triển lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sản xuất kỹ thuật cũng như trình độ quản lý. Công ty đã khẳng định được uy tín, tên tuổi trong lĩnh vực chế tạo thiết bị điện. Tuy nhiên, Công ty vẫn đang nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường và cải thiện nguồn lực lao động để có thể phát triển, mở rộng sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế.
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất
Bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty được chia thành 5 PX sản xuất. Trong đó có 4 PX sản xuất chính và 1 PX sản xuất phụ.
Chức năng các PX: 4 PX sản xuất chính:
- PX chế tạo biến áp: chế tạo các loại máy biến áp có công suất từ 25KVA - 250KVA, điện áp đến 220KV.
- PX cáp nhôm: chế tạo cáp nhôm, cáp thép, chế tạo các chi tiết gỗ. - PX sửa chữa điện: sửa chữa máy biến áp, động cơ, máy phát,…
- PX cơ khí: gia công các chi tiết cho máy biến áp như bánh xe, ê cu, bu lông, chế tạo cầu dao.
1 PX sản xuất phụ:
PX cơ điện: đảm bảo nguồn điện nước, phục vụ vận hành và sửa chữa máy móc, thiết bị,…
Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy sản xuất
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật) GIÁM ĐỐC PGĐ. KĨ THUẬT PX CHẾ TẠO MÁY BIẾN ÁP PX SẢN XUẤT CÁP NHÔM PX CƠ KHÍ PX SỬA CHỮA ĐIỆN PX CƠ ĐIỆN
2.1.2.2. Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm
Năng lực sản xuất:
- Máy biến áp lực 220KV: 10 – 12 máy/năm - Máy biến áp lực 110KV: 30 – 40 máy/năm
- Máy biến áp trung gian điện áp đến 38,5KV: 150 – 200 máy/năm - Máy biến áp phân phối: trên 2.500 máy/năm
- Các loại cáp nhôm trần tải điện, cáp thép, cáp chống sét…: 2.500 tấn/năm - Các loại cầu dao: 1.000 bộ/năm
- Các loại tủ điện hạ áp, tủ động lực, tủ điều khiển máy biến áp từ xa, tủ chiếu sáng: 1.500 tủ/năm
Sản phẩm chính:
Hoạt động chính của Công ty là chế tạo các sản phẩm phục vụ ngành điện. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là:
- Máy biến áp từ 25KVA - 250KVA có điện áp đến 220 KV - Dây cáp nhôm trần tải điện (A, AC, AV, ACK/7,…) - Tủ bảng điện, cầu dao các loại trong nhà và ngoài trời - Phụ tùng, phụ kiện, Survolter
- Sửa chữa máy biến áp, động cơ, máy phát điện
- Sửa chữa thiết bị kỹ thuật điện, thiết bị năng lượng chuyên ngành…
Ngoài ra, Công ty sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng có thiết kế kỹ thuật đặc biệt, chế tạo đơn chiếc.
2.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty là đơn vị sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm phục vụ cho ngành điện. Tuy vậy, sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất và chú trọng cải tạo, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã là các loại máy biến áp.
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Để tạo ra sản phẩm là các loại máy biến áp với cấp điện áp của từng loại khác nhau, tuỳ theo từng loại máy mà yêu cầu về kỹ thuật có một số điểm khác nhau cụ thể như: Các loại máy có cấp điện áp lớn thì số lượng nguyên liệu, công cụ dụng cụ và các khoản chi phí khác cũng phải tốn kém hơn. Cùng với yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với những máy có cấp điện áp nhỏ nhưng quy trình công nghệ chung cho sản xuất.
Các loại máy biến áp đều được tiến hành theo trình tự sau: - Chế tạo vỏ máy:
+ Chế tạo thân máy, nắp máy, đáy máy biến áp từ thép CT3, thép phi từ tính. + Chế tạo các cánh tản nhiệt bằng phương pháp hàn lăn dập cánh sóng.
+ Chế tạo bình dầu phụ, các chi tiết cơ khí, các đường ống dẫn dầu và van hàn tổ hợp, phun cát làm sạch, sơn chống gỉ và thử áp lực đối với vỏ máy.
- Chế tạo mạch từ:
+ Cắt tôn silic (thép lá kỹ thuật điện) với kích thước theo thiết kế.
+ Chế tạo các gông từ, xà ép mạch từ, ghép mạch từ theo bản vẽ, băng đai mạch từ. Sau đó kiểm tra tổn hao không tải.
- Chế tạo các bối dây: Chế tạo vỏ máy
và cánh tản nhiệt Chế tạo bối dây cao hạ áp Chế tạo lõi thép
Kiểm tra và xuất xưởng Lắp ráp phần ruột
Lọc dầu
Sấy trong lò sấy cảm ứng
+ Băng giấy cách điện dây từ đối với các máy biến áp có dung lượng lớn. + Chế tạo ống lồng cách điện, khuôn cuốn dây.
+ Quấn các bối dây cuộn cao áp, trung áp, hạ áp, cuộn điều chỉnh theo thiết kế. - Lắp ráp ruột máy và sấy:
+ Lắp các bối dây vào mạch từ sau đó sấy và ép các bối dây (sơ bộ). + Băng và hàn các bối dây lên các sứ và bộ điều chỉnh.
+ Lắp sứ và bộ điều chỉnh với lắp máy.
+ Kiểm tra các kết cấu và chuyển vào lò sấy cảm ứng rút chân không. - Lắp ráp tổng thể :
+ Sau khi sấy xong, tiến hành siết ép lại các bối dây, mạch từ và các chi tiết. + Lắp hoàn chỉnh ruột máy và lắp máy với thùng máy biến áp, bình dầu phụ, bình hút ẩm, sứ cao áp và các phụ kiện (rơ le, thiết bị đo lường, thiết bị bảo vệ).
- Nạp dầu: Nạp dầu cho máy từ máy nạp dầu chân không.
- Kiểm tra, xuất xưởng: đưa máy vào trạm thí nghiệm để kiểm tra xuất xưởng (đo các thông số theo thiết kế và tiêu chuẩn). Cuối cùng là lắp các nhãn mác, ghi tên và các ký hiệu, chỉ dẫn.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, tiến hành tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng phù hợp với quy mô sản xuất cũng như chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc phụ trách về kĩ thuật và một phó giám đốc phụ trách về kinh doanh, trực tiếp chịu trách nhiệm về từng mặt hoạt động.
Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh
Giám đốc
Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh doanh
Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng Cơ điện Khối phân xưởng sản xuất Phòng Tổ chức lao động Phòng Hành chính y tế Phòng Thanh tra bảo vệ Ngành Đời sống Phòng Vật tư Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch điều độ
- Giám đốc Công ty: Là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Hành chính y tế: Thu nhận và xử lý công văn, đón tiếp phục vụ khách, công tác quản trị trong toàn Công ty.
- Phòng Tổ chức lao động: Theo dõi và thực hiện chế độ, chính sách về lao động, tiền lương và bảo BHXH, xây dựng định mức lao động, định mức đơn giá tiền lương.
- Ban thanh tra bảo vệ.
- Ngành đời sống: Phục vụ ăn ca và chế độ bồi dưỡng độc hại cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Phó Giám đốc kĩ thuật: Do Giám đốc Công ty bổ nhiệm. Phó giám đốc kĩ thuật là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất, quản lý và điều hành hoạt động của khối kĩ thuật bao gồm các phòng ban:
+ Phòng kĩ thuật: Thiết kế và chế tạo, chỉ đạo công nghệ sản xuất.
+ Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hóa, sản phẩm nhập kho. + Phòng cơ điện: Quản lý hệ thống điện nước và các máy móc thiết bị. + Khối phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Phó Giám đốc kinh doanh: Do Giám đốc Công ty bổ nhiệm. Phó Giám đốc kinh doanh là người giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý và điều hành hoạt động của khối kinh tế gồm các phòng ban:
+ Phòng Kế hoạch điều độ: Làm công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, Marketing bán hàng.
+ Phòng Vật tư: Đảm bảo nhu cầu về NVL, thu nhận và bảo quản vật tư, giao dịch để mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
+ Phòng Tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc quản lý chi tiêu, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của toàn Công ty.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán của Công ty đều tập trung tại phòng Tài chính kế toán, dưới các PX chỉ bố trí các nhân viên thống kê PX làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng Tài chính kế toán.
Bộ máy kế toán Công ty có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác thu thập xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn Công ty. Hướng dẫn và kiểm tra thống kê PX thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp cho Giám đốc những thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế.
Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhiệm vụ chức năng của kế toán:
- Trưởng phòng Tài chính kế toán: Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty. Quản lý và kiểm tra toàn bộ công việc hạch toán của nhân viên trong phòng, là tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác đối ngoại…
- Kế toán tổng hợp: Thay mặt kế toán trưởng giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng, phụ trách toàn bộ công tác kế toán, đồng thời còn làm kế toán tổng hợp, là tham mưu cho kế toán trưởng trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, còn phụ trách công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật, theo dõi các quỹ.
- Kế toán tiền mặt: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt và các nghiệp vụ có liên quan như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu tạm ứng, phải thu, phải trả khác... Lập Nhật ký chứng từ số 1, Bảng kê số 1, Bảng kê chi tiết TK 141, TK 138, TK 3388.
- Kế toán TGNH: Theo dõi chi tiết các nghiệp vụ thanh toán, vay vốn, ký quỹ, ký cược qua ngân hàng. Lập Nhật ký chứng từ số 2, số 4, Bảng kê nhật ký chứng từ số 2, Bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133.
Kế toán tổng hợp
(kiêm phó phòng Tài chính kế toán )
Kế toán thanh toán tiền mặt Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán Tài sản cố định Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán NVL và công cụ dụng cụ Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành Kế toán tiêu thụ và thành phẩm Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán Thủ quỹ
Trưởng phòng Tài chính kế toán
Lập Nhật ký chứng từ số 9 và Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ mua vật tư và công nợ thanh toán với người bán. Lập Nhật ký chứng từ số 5.
- Kế toán NVL và công cụ dụng cụ: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho NVL và công cụ dụng cụ. Lập Bảng kê số 3, Bảng phân bổ số 2.
- Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải thu, phải trả theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Lập Bảng phân bổ số 1.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm:
Theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Lập Nhật ký chứng từ số 7, Bảng kê số 4.
- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm. Tổng hợp doanh thu bán hàng, chi tiết công nợ phải thu, chi tiết thuế GTGT phải nộp, xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ. Lập bảng kê số 8, Nhật ký chứng từ số 8, Bảng kê số 11, Nhật ký chứng từ số 10.
- Thủ quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt tồn quỹ. Đối chiếu tồn quỹ thực tế với số dư hàng ngày trên sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doạnh nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch. Đồng tiền ghi sổ: đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Việt Nam Đồng (VNĐ).
Phương pháp hạch toán tổng hợp:
- Phương pháp hạch toán HTK: Là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Kỳ hạch toán kế toán: tháng Hình thức sổ kế toán:
Công ty vận dụng hình thức sổ kế toán Nhật kí chứng từ. Đây là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống, giữa sổ kế
toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu