Phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụng công nghệ bình minh (Trang 27)

Sơ đồ 1.6. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX

TK 111, 112, 331, 141 TK 152 TK 621, 627, 641,642, 241 Nhập kho NVL mua ngoài

TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ

Xuất kho NVL cho sản xuất kinh doanh, XDCB

TK 222

Xuất kho NVL góp vốn liên doanh

TK 811, 711 TK 411 Chênh lệch giảm đánh giá lại vốn góp Nhập kho NVL do nhận vốn góp Chênh lệch giảm đánh giá lại vốn góp TK 154

Nhập NVL do tự sản xuất, thuê ngoài

gia công Xuất thuê ngoài, gia công chế biến NVL

TK 1381,632 Phát hiện thiếu khi kiểm kê, khi mua

TK 3381,632

Phát hiện thừa khi kiểm kê, khi mua

TK 1388 Xuất NVL cho vay tạm thời

TK 3388

Nhập NVL vay tạm thời

TK 111,112,331 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua,

hàng mua trả lại TK 133

Giảm thuế GTGT hàng mua TK 621, 627

Nhập kho NVL đã xuất dùng nhưng không hết

TK 154

TK 711

Nhập kho NVL do được biếu tặng

TK 222

Nhận lại góp vốn liên doanh

TK 632 Xuất bán NVL

TK 412 TK 412

1.4.2.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kì

Phương pháp KKĐK là phương pháp kế toán không tổ chức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho của NVL trên các tài khoản hàng tồn kho. Các tài khoản này chỉ phản ánh trị giá vốn thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ.

Theo phương pháp này mọi biến động về nhập, xuất của NVL không theo dõi trên TK151, 152 mà được phản ánh trên TK611. Tuy nhiên kế toán tổng hợp tình hình nhập, xuất NVL theo phương pháp KKĐK vẫn sử dụng TK151, 152. Các tài khoản này chỉ dùng để kết chuyển trị giá vốn thực tế NVL tồn kho cuối kỳ, tồn kho đầu kỳ.

Đối với trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ không căn cứ vào các chứng từ xuất kho mà chỉ xác định một lần vào thời điểm cuối kỳ trên cơ sở kết quả kiểm kê nguyên vật liệu theo công thức:

Giá trị NVL xuất trong kỳ = Giá trị NVL còn lại chưa sử dụng đầu kỳ + Tổng giá trị NVL tăng thêm trong kỳ - Giá trị NVL còn lại, chưa sử dụng cuối kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị có những chủng loại NVL khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng.

1.4.2.2. Tài khoản sử dụng

Theo phương pháp này, kế toán sử dụng Tài khoản 611 “ Mua hàng”.

Tài khoản này dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm NVL theo giá thực tế.

TK 611 – Mua hàng Bên Có:

- Trị giá thực tế hàng hóa, NVL, công cụ, dụng cụ tồn cuối kỳ

- Trị giá thực tế hàng hóa, NVL, công cụ, dụng cụ xuất trong kỳ

- Trị giá vật tư, hàng hóa trả lại cho người bán hoặc được giảm giá, CKTM Bên Nợ:

- Trị giá thực tế hàng hóa, NVL, công cụ, dụng cụ tồn đầu kỳ

- Trị giá thực tế hàng hóa, NVL, công cụ, dụng cụ mua và nhập khác trong kỳ

1.4.2.3. Phương pháp kế toán

Sơ đồ 1.7. Kế toán tổng hợp nguyên vật kiệu theo phương pháp KKĐK

1.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.5.1. Khái niệm

Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của HTK. Việc lập dự phòng giảm giá HTK nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá HTK. Đối tượng lập dự phòng là NVL dùng cho sản xuất mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn HTK.

- Là những vật tư thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Trường hợp NVL có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ NVL này không bị giảm giá thì

TK 611 TK 151, 152 TK 151, 152 Kết chuyển NVL tồn cuối kỳ TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331 Kết chuyển NVL tồn đầu kỳ

Nhập kho NVL do mua ngoài giá hàng mua, hàng mua trả lại Chiết khấu thương mại, giảm

TK 133 TK 133

Mức dự phòng giảm giá

vật tư

= tồn kho tại thời điểm Lượng vật tư thực tế lập báo váo tài chính

x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán -

Giá trị thuần có thể thực hiện được của

hàng tồn kho

Giá gốc HTK bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK là giá bán ước tính của HTK trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức lập dự phòng giảm giá HTK được tính cho từng loại HTK bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

1.5.2. Tài khoản sử dụng

Khoản dự phòng giảm giá HTK phản ánh trên Tài khoản 159 “Dự phòng giảm

giá hàng tồn kho” sử dụng để điều chỉnh giá gốc HTK của các tài khoản HTK.

1.5.3. Phương pháp kế toán

- Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá HTK lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK - Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK

TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá HTK đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ Bên Nợ:

Giá trị dự phòng giảm giá HTK được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ

Dư Có: Giá trị dự phòng giảm giá HTK

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

1.6. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

1.6.1. Hình thức sổ Nhật kí chung – Sổ cái

Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi là Nhật ký – Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống.

Hình thức sổ này áp dụng cho các loại kinh doanh đơn giản, quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung, đơn vị có ít nghiệp vụ phát sinh, sử dụng ít tài khoản.

Ưu điểm: dễ ghi, dễ đối chiếu, số lượng lao động kế toán ít.

Nhược điểm: dễ trùng lặp, kích thước sổ cồng kềnh, khó phân công lao động, không phù hợp với đơn vị có quy mô lớn.

Sơ đồ 1.8. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính Nhật ký – Sổ cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK152 (TK611)

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức sổ này được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp đơn giản, quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, trình độ kế toán thấp, số lượng lao động kế toán ít, nên áp dụng kế toán máy thì phù hợp với loại hình hoạt động và quy mô hoạt động.

Ưu điểm: dễ ghi, dễ đối chiếu Nhược điểm: dễ bị ghi trùng lặp

Sơ đồ 1.9. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Đối chiếu, kiểm tra

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ cái TK152 (TK611) Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính Chứng từ kế toán

1.6.3. Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ

Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng kế toán máy và kế toán thủ công.

Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh ở các chứng từ gốc được phân loại, tổng hợp lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.

Ưu điểm: ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra. Nhược điểm: ghi chép trùng lặp nhiều.

Sơ đồ 1.10. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK152 (TK611) Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

Nguyên tắc cơ bản của hình thức này là tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản), kết hợp rộng rãi với việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một loại sổ kế toán trong quá trình ghi chép.

Hình thức này thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hóa cán bộ, đòi hỏi trình độ kế toán phải cao.

Ưu điểm: tiết kiệm được một nửa khối lượng hạch toán. Thuận lợi cho công tác đối chiếu kiểm tra giữa các kênh hạch toán (kênh hạch toán chi tiết và tổng hợp của một đối tượng hay nhiều đối tượng).

Nhược điểm: hệ thống sổ quá phức tạp, có nhiều nội dung không phù hợp với trình độ kế toán, khó vận dụng máy tính vào xử lý số liệu, đòi hỏi trình độ kế toán cao.

Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 152 (TK611)

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BÌNH MINH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Tên Công ty: Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh. Tên giao dịch quốc tế: SUNRISE CHEMICAL COMPANY LIMITED. Tên viết tắt: SUNRISE CHEMICAL CO., LTD

Địa chỉ: Số 53, Phố Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Hình thức sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Mã số thuế: 0104552862

Người đại diện: Giám đốc Lương Trường Sơn là người đại diện pháp luật cho Công ty khi tham gia các quan hệ kinh tế xã hội.

Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ ( Sáu tỉ Việt Nam Đồng).

Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh được thành lập vào ngày 4 tháng 8 năm 1994. Công ty tiền thân là cơ sở chế tạo thiết bị điện Bình Minh, sau này đổi tên thành Công ty TNHH đầu tư và ứng dụng công nghệ Bình Minh theo quyết định của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.

Công ty có tổng diện tích 1000m2 bao gồm nhà xưởng, kho hàng, văn phòng làm việc với cơ sở hạ tầng kiên cố, giao thông thuận tiện.

Khi mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng để vượt qua được khó khăn trước mắt và tìm ra một hướng phát triển lâu dài, ban Giám đốc Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất máy biến áp theo công nghệ của Đài Loan.

Cùng với dây chuyền sản xuất máy biến áp, Công ty dần khẳng định được vị thế của mình với sản phẩm chính là máy biến áp. Và từ năm 2001 cho đến nay, Công ty đã quyết định mở rộng thị trường với nhiều sản phẩm cũng như ngành nghề kinh doanh đa dạng như: chế tạo, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy biến áp, động cơ, máy phát điện; sản xuất dây cáp nhôm trần tải điện (A, AC, AV, ACK/7,…); chế tạo tủ bảng điện, cầu dao các loại trong nhà và ngoài trời;…

Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã phát triển lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sản xuất kỹ thuật cũng như trình độ quản lý. Công ty đã khẳng định được uy tín, tên tuổi trong lĩnh vực chế tạo thiết bị điện. Tuy nhiên, Công ty vẫn đang nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường và cải thiện nguồn lực lao động để có thể phát triển, mở rộng sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất

Bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty được chia thành 5 PX sản xuất. Trong đó có 4 PX sản xuất chính và 1 PX sản xuất phụ.

Chức năng các PX:  4 PX sản xuất chính:

- PX chế tạo biến áp: chế tạo các loại máy biến áp có công suất từ 25KVA - 250KVA, điện áp đến 220KV.

- PX cáp nhôm: chế tạo cáp nhôm, cáp thép, chế tạo các chi tiết gỗ. - PX sửa chữa điện: sửa chữa máy biến áp, động cơ, máy phát,…

- PX cơ khí: gia công các chi tiết cho máy biến áp như bánh xe, ê cu, bu lông, chế tạo cầu dao.

1 PX sản xuất phụ:

PX cơ điện: đảm bảo nguồn điện nước, phục vụ vận hành và sửa chữa máy móc, thiết bị,…

Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy sản xuất

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật) GIÁM ĐỐC PGĐ. KĨ THUẬT PX CHẾ TẠO MÁY BIẾN ÁP PX SẢN XUẤT CÁP NHÔM PX KHÍ PX SỬA CHỮA ĐIỆN PX ĐIỆN

2.1.2.2. Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm

Năng lực sản xuất:

- Máy biến áp lực 220KV: 10 – 12 máy/năm - Máy biến áp lực 110KV: 30 – 40 máy/năm

- Máy biến áp trung gian điện áp đến 38,5KV: 150 – 200 máy/năm - Máy biến áp phân phối: trên 2.500 máy/năm

- Các loại cáp nhôm trần tải điện, cáp thép, cáp chống sét…: 2.500 tấn/năm - Các loại cầu dao: 1.000 bộ/năm

- Các loại tủ điện hạ áp, tủ động lực, tủ điều khiển máy biến áp từ xa, tủ chiếu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh đầu tư và ứng dụng công nghệ bình minh (Trang 27)