PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 41 - 46)

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM

Thời gian: thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông – Xuân từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013.

Địa điểm: vùng đất phèn tại xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (Hình 2.1).

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

2.2 PHƯƠNG TIỆN

- Vật liệu thí nghiệm

Phân lân: dạng DAP và hỗn hợp NPK

Sử dụng nông dược: áp dụng theo tập quán canh tác của nông dân.

Nước: tưới ướt khô xen kẽ, đặt ống nhựa theo dõi. Ống nhựa cứng polymer không đáy dày khoảng 4 mm, đường kính 18 cm, chiều dài ống 25 cm và 40 cm. Sau đó ống được khoan các lỗ nhỏ bên hông, mỗi lỗ có đường kính khoảng 0,5 cm, lỗ này cách lỗ kia khoảng 2 cm. Phần ống có khoan lỗ được chôn xuống đất, phần trên mặt đất là 10 cm không khoan lỗ.

Giống: giống lúa OM2517.

- Hóa chất thí nghiệm: Các loại phân Urê (46% N), KCl (60% K2O),… - Dụng cụ thí nghiệm: Máy đo EC, máy đo pH, máy SPAD – 502, máy

bơm và đồng hồ đo lượng nước,…

Địa điểm Thí nghiệm

2.3 PHƯƠNG PHÁP2.3.1 Bố trí thí nghiệm 2.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 2 nhân tố bố trí theo kiểu lô phụ với 3 lần lặp lại với Nhân tố I: Nước (nhân tố chính).

Nhân tố II: Phân lân (nhân tố phụ).

Mỗi ô thí nghiệm (nghiệm thức) có diện tích 40 m2 (8 m x 5 m), giữa các ô có đắp bờ 0,4 m. Bờ bao quanh mỗi lần lặp lại và quanh lô chính có tấn cao su 0,7 m; chôn xuống đất 0,3 m, kéo thẳng ép không khí ra ngoài sau đó lấp đất kín lại, hạn chế tối đa lượng nước qua lại giữa các ô và bên trong với bên ngoài.

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Trong đó:

W1: quản lí mực nước ngập theo nông dân, không đặt ống. Ruộng lúa ngập liên tục, tưới khi mực nước trong ruộng 3 – 5 cm.

W2: quản lí nước ngập khô xen kẽ, đặt ống nhựa 25 cm, tưới bổ sung khi mực nước giảm xuống 15 cm từ mặt đất.

W3: quản lí nước ngập khô xen kẽ, đặt ống nhựa 40 cm, tưới bổ sung nước khi mực nước giảm xuống 30 cm từ mặt đất.

P0: Không bón phân lân.

P1: Bón ½ lượng phân lân nông dân bón.

P2: Bón lượng lân theo nông dân gồm P trong DAP và NPK với công thức 103 kg N + 68 kg P2O5 + 41 kg K2O.

2.3.2 Biện pháp canh tác

Chuẩn bị đất trồng: Trước lũ cày lật đất vùi rơm rạ, sau lũ trục trạc san bằng mặt ruộng, diệt ốc bươu vàng.

Chuẩn bị giống: sử dụng giống OM2517 cấp xác nhận, giống được xử lí với acid nitric, ngâm 24 giờ, rữa sạch ủ 24 giờ, sạ bằng dụng cụ sạ hàng, lượng giống 150kg/ha.

Bón phân: thời điểm bón phân theo nông dân gồm: Đợt 1: 7 – 10 ngày sau khi sạ

Đợt 2: 18 – 22 ngày sau khi sạ Đợt 3: 35 – 42 ngày sau khi sạ

Các kĩ thuật canh tác khác được thực hiện giống nhau cho tất cả các nghiệm thức trong thí nghiệm.

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

3.3.3.1 Các chỉ tiêu nông học

Chiều cao cây: chiều cao cây được tính từ mặt đất đến chóp lá hoặc chóp bông cao nhất của cây lúa chọn và đo ngẫu nhiên 10 cây/lô theo hướng đường chéo của từng ô ở các thời điểm 20, 40, 60 NSKS.

Đo màu lá lúa: sử dụng máy đo chỉ số SPAD ở các giai đoạn 20, 40, 60 NSKS để xác định thời điểm bón phân đạm và biết được sinh trưởng cây. Mỗi ô lấy giá trị SPAD trung bình từ 10 lần đo/lô, đo lúc 8 – 9 giờ sáng khi mặt lá ráo nước, chọn lá cao nhất trong bụi, vị trí lá kẹp vào máy khoảng 1/3 ở chóp lá.

Số chồi: đếm tất cả các chồi của cây lúa có chiều cao từ 2 cm trở lên (chồi có từ 3 lá trở lên). Số chồi lúa được đếm trong 2 khung (50 x 50 cm) ở mỗi ô vào các thời điểm 20, 40, 60 NSKS.

2.3.3.2 Chỉ tiêu nước

Đo chiều cao mực nước trong ruộng và lượng nước bơm vào mỗi ô. Ống nhựa theo dõi mực thủy cấp được lắp đặt vào thời điểm 20 ngày sau khi sạ. Mực nước trên ruộng được theo dõi 3 ngày một lần vào lúc 8 – 9 giờ sáng và cách lấy chỉ tiêu nước cụ thể như sau:

AWD1: Lấy chỉ tiêu lượng nước tưới theo nông dân, chiều cao mực nước (cm), điều tiết nước theo nông dân và đo lượng nước mỗi lần bơm vào.

AWD2: Khi mực nước trong ống rút xuống cách mặt ruộng 15 cm thì tiến hành bơm nước bổ sung và ghi nhận lượng nước thông qua đồng hồ đo nước (m3

).

AWD3: Khi mực nước trong ống rút xuống cách mặt ruộng 30 cm thì tiến hành bơm nước bổ sung và ghi nhận lượng nước thông qua đồng hồ đo nước (m3).

Ruộng được cho ngập 3 cm tính từ mặt đất liên tục trong 2 tuần khi lúa bắt đầu trổ bông.

EC và pH nước được đo 6 ngày một lần.

2.3.3.3 Chỉ tiêu năng suất

- Thành phần năng suất

Số bông/m2: thu hoạch 2 khung (50 cm x 50 cm) trên một nghiệm thức cho mỗi lần lặp lại, đếm tất cả số bông trong 2 khung rồi nhân 2. Khung được sử dụng làm bằng nhựa bo tròn ở mỗi góc để giảm ma sát tránh làm tổn thương lúa khi lấy chỉ tiêu.

Số hạt chắc/bông: thu 30 bông ngẫu nhiên trên một nghiệm thức cho mỗi lần lặp lại, tách hạt, phơi khô, phân riêng hạt chắc và hạt lép sau đó đếm tổng số hạt chắc và tổng số hạt lép bằng thủ công.

Số hạt chắc/bông = Tổng số hạt chắc của 30 bông/tổng số bông.

Tỉ lệ hạt lép = ((Tổng số hạt lép của 30 bông ở phần trên)/(tổng số hạt chắc và hạt lép của 30 bông)) x 100.

Trọng lượng 1.000 hạt: đếm ngẫu nhiên lấy 1.000 hạt chắc (trong 30 bông ở phần trên) của từng nghiệm thức đem cân và đo ẩm độ lúc cân sau đó quy về độ ẩm 14%.

- Năng suất lí thuyết: thu ở các khung lấy chỉ tiêu nông học tính trên 0,5 m2 ở giai đoạn chín sinh lí (5 ngày trước khi thu hoạch).

NSLT (tấn/ha) = số bông trên đơn vị diện tích x số hạt trên bông x tỉ lệ hạt chắc (%) x trọng lượng 1000 hạt x 10-5.

- Năng suất thực tế

Thu mẫu trong khung 5 m2 (2 m x 2,5 m) mỗi nghiệm thức ở từng lần lặp lại bằng tay, tách hạt, phơi khô, làm sạch, quy về độ ẩm 14% theo công thức:

W(14%)= W0 x (100 – H0)/86 Trong đó:

W(14%) là năng suất của 5 m2 ở 14% W0 là trọng lượng mẫu lúc cân. H0 là ẩm độ mẫu lúc cân.

Năng suất (tấn/ha) = W(14%) x 2 x 1000.

2.3.3.4 Chỉ tiêu dưỡng chất phân phân tích

Phân tích hàm lượng P dễ tiêu trong đất trước khi sạ và sau khi thu hoạch, P trong thân lá, hạt (được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa Học Đất – Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ).

2.3.4 Xử lí số liệu

Sử dụng Microsoft Office Excel 2007 nhập số liệu vẽ đồ thị và phần mềm thống kê SPSS 16 để phân tích phương sai và áp dụng phép thử Ducan để so sánh sự khác biệt trung bình các chỉ tiêu quan sát giữa các nghiệm thức.

Soạn thảo luận văn bằng phần mềm Microsoft Office Word 2007 và chỉnh sửa đồ thị bằng phần mềm CorelDraw X4.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 41 - 46)