ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÍ NGHIỆM LÊN HIỆU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.9 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÍ NGHIỆM LÊN HIỆU

QUẢ LỢI NHUẬN

Kết quả trình bày trong Bảng 3.9 cho thấy rằng khi kết hợp chế độ tưới tiết kiệm nước và không bón phân lân hoặc bón một nửa so với nông dân đều mang lại lợi nhuận cao hơn so với chế độ tưới ngập liên tục và bón phân lân theo nông dân. Chế độ tưới tiết kiệm nước AWD2 và AWD3 tiết kiệm được

251.750 đồng/ha so với chế độ tưới ngập liên tục. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Huân và ctv. (2006) tưới theo tiết kiệm lợi nhuận cao hơn tưới ngập liên tục 1,02 triệu đồng/ha trong vụ Đông Xuân và Trịnh Quang Khương (2010) tưới tiết kiệm lợi nhuận cao hơn tưới ngập liên tục là 2,07 triệu đồng/ha ở vụ Đông Xuân. Không bón lân và bón ½ lượng phân tiết kiệm được lần lượt là 1.656.300 đồng/ha và 818.700 đồng/ha so với bón lân theo nông dân. Giữa chế độ tưới AWD2 kết hợp với P0 và P1 hiệu quả kinh tế cao hơn so với chế độ tưới AWD3 kết hợp với P0 và P1. Dịch hại chủ yếu trong vụ là đạo ôn và rầy nâu nhưng được kiểm soát tốt nên không ảnh hưởng tới thí nghiệm.

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới ướt – khô xen kẽ (AWD) và liều lượng phân lân lên hiệu quả lợi nhuận

Nghiệm thức

Năng suất lúa tươi (tấn/ha)

Hiệu quả lợi nhuận (triệu đồng/ha)

Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận

Chênh lệch lợi nhuận W1P0 8,367 39,367 15,159 24,208 0,448 W1P1 8,067 37,915 15,977 21,938 -1,822 W1P2 8,633 40,575 16,815 23,760 - W2P0 9,033 42,455 14,907 27,548 4,946 W2P1 8,967 42,145 15,725 26,420 3,818 W2P2 8,333 39,165 16,563 22,602 - W3P0 8,433 39,635 14,907 24,728 3,691 W3P1 8,600 40,420 15,725 24,695 3,658 W3P2 8,000 37,600 16,563 21,037 -

Ghi chú: W1: Quản lí nước theo nông dân; W2: quản lí nước ướt khô xen kẽ 15 cm; W3: quản lí nước ướt khô xen kẽ 30 cm.

P0: không bón phân lân; P1: Bón 34 kg P2O5/ha; P2: Bón lân theo nông dân (68 kg P2O5/ha). Giá lúa ướt 4.700 đồng/kg.

Tóm lại, khi thực hiện chế độ tưới tiết kiệm và không bón phân lân hoặc bón ½ lượng phân lân so với nông dân giảm được chi phí bơm nước và phân bón từ 1.089.350 đến 1.908.050 đồng/ha. Tuy nhiên việc không bón phân lân chỉ vừa được thực hiện 1 vụ nên cần được nghiên cứu thêm để biết được thời điểm nào nó sẽ làm giảm năng suất lúa cũng như ảnh hưởng xấu đến hiệu quả lợi nhuận.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 62 - 64)