Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.4 cho thấy chỉ số diệp lục tố ở các giai đoạn sinh trưởng 20, 40 và 60 NSKS ở ba chế độ quản lí nước, ba mức độ phân lân không có khác biệt qua thống kê và cũng không có sự tương tác giữa hai nhân tố thí nghiệm. Chỉ số SPAD là một đại lượng biểu thị hàm lượng dinh dưỡng đạm trong cây lúa, chỉ số diệp lục tố càng cao thì hàm lượng đạm càng nhiều và ngược lại. Theo Võ Thị Thảo Nguyên (2011) chỉ số diệp lục tố có tương quan thuận với hàm lượng đạm trong lá. Nếu chỉ số này thấp hơn 34 thì cây lúa đang ở tình trạng thiếu đạm. Theo Achim and Thomas (2000) để năng suất tiềm năng đạt tối đa, hàm lượng N lá phải được duy trì ở mức 1,4 g/m2 hoặc cao hơn, tương đương chỉ số diệp lục tố là 35. Giá trị SPAD kém tương quan với hàm lượng N trong vật chất khô của lá (%N), nhưng liên quan chặt chẽ với hàm lượng N trên đơn vị diện tích lá (g N/m2). Đạm giúp phát triển thân lá, to, khỏe, đẻ nhánh nhiều, bông lớn.Bón dư đạm lúa sẽ đâm nhiều chồi vô hiệu, lãng phí, lúa dễ nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá, dễ đổ ngã, lép lửng nhiều.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, chế độ quản lí nước tiết kiệm, không bón hay bón ½ lượng phân lân theo nông dân vẫn không làm ảnh hưởng đến sự thu hút đạm của cây lúa. Và Bảng 3.3 cho thấy chỉ số diệp lục tố lớn hơn 35, thể hiện cây lúa hấp thu đạm tốt.
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm lên chỉ số diệp lục tố
Nhân tố Ngày sau sạ
20 40 60
Chế độ nước (A)
AWD1 36,3 36,4 37,4
AWD2 35,4 36,2 36,4
AWD3 36,2 36,2 35,9
Liều lượng phân lân (B)
P0 36,2 36,3 37,2 P1 35,8 36,4 36,3 P2 35,9 36,2 36,3 F (A) ns ns ns F (B) ns ns ns F (A x B) ns ns ns CV (%) A 2,47 2,16 1,21 CV (%) B 2,59 2,73 3,93