Nhu cầu nước cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 28 - 29)

Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2006) nhu cầu nước của cây trồng là lượng nước cần thiết để đáp ứng nhu cầu bốc – thoát hơi nước (ET) và các hoạt động trao đổi chất của cây trong điều kiện cây trồng sinh trưởng bình thường, đất không bị hạn chế về nước và chất dinh dưỡng. Theo Trần Đức Quý (2007) nhu cầu nước của cây trồng là bao gồm toàn bộ lượng nước được sử dụng vào bốc hơi mặt đất và mặt lá.

Nhu cầu nước của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, gió, nắng,…), loại cây trồng, các thời kì sinh trưởng phát triển. Mỗi thời kì sinh trưởng phát triển của cây trồng đều đòi hỏi các điều kiện phù hợp về: nước, nhiệt độ, độ ẩm, phân bón và canh tác đất. Nhu cầu nước cũng vậy, thay đổi theo từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây trồng, ở thời kì gieo trồng, nhu cầu nước chưa cần nhiều, nhưng bước vào thời kì phát triển, nhu cầu nước tăng nhanh tỉ lệ thuận với quá trình phát triển thân lá của cây trồng, thời kỳ thu hoạch nhu cầu nước giảm nhanh chóng trên thực tế vào thời kì này cây trồng không cần tưới (Nguyễn Thượng Bằng và Nguyễn Anh Tuấn, 2006).

Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2003) muốn sản xuất được 1 kg thóc, người ta phải cần 5000 lít nước. Cây lúa cần 400 – 450 đơn vị nước, để tạo được một đơn vị thân lá và cần 300 – 350 đơn vị nước để tạo được một đơn vị hạt (IRRI, 1975).

Thới kì nảy mầm: khi bảo quản hạt lúa thường có độ ẩm 13%, khi hút nước đạt 22%, hạt sẽ hoạt động và nảy mầm tốt ở độ ẩm 25 – 35%. Thời kì mạ 3 – 4 lá cần giữ ẩm hoặc lớp nước nông 2 – 3 cm để rễ lúa sinh trưởng và hút dinh dưỡng thuận lợi. Từ lúc bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh tối đa và phân hóa đòng đến chín cây lúa rất cần nước. Cần cung cấp nước và duy trì mức nước 3 – 5 cm ở ruộng để lúa sinh trưởng thuận lợi và đạt năng suất cao. Không để ngập nước sâu làm cây lúa không đẻ nhánh được. Sau khi đẻ nhánh tối ta, rút cạn nước chỉ cần giữ vừa đủ bùn mềm trong 4 – 5 ngày nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, giúp quá trình làm đốt và đòng thuận lợi.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 28 - 29)