ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÍ NGHIỆM LÊN SỰ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.5 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÍ NGHIỆM LÊN SỰ

TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA

3.5.1 Chiều cao cây

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây ở ba giai đoạn 20, 40 và 60 NSKS không khác biệt thống kê ở cả ba chế độ quản lí nước, các liều lượng phân lân và không có sự tương quan giữa các nhân tố thí nghiệm. Cây lúa giai đoạn trước 20 NSKS chưa áp dụng biện pháp quản lí nước, cây tăng trưởng nhanh chóng do rễ hút nước, chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài nên chiều cao cây lúa không khác biệt giữa các lô thí nghiệm. Từ thời điểm 20 NSKS bắt đầu áp dụng các chế độ quản lí nước, nhưng ở các thời điểm 40 NSKS, 60 NSKS chiều cao cây vẫn không có sự khác biệt giữa các chế độ quản lí nước. Điều này chứng tỏ, kĩ thuật tưới ngập khô xen kẽ, không có lớp nước trên mặt ruộng nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu nước của cây lúa. Giai đoạn mặt ruộng không có lớp nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự khoáng hóa, hoạt động của vi sinh vật nên chất dinh dưỡng vẫn cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của cây lúa. Bên cạnh đó, không có lớp nước trên tầng đất mặt nên kích thích rễ ăn xuống tầng đất sâu để hút nước, chất dinh dưỡng, làm tăng khả năng chống đổ ngã.

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm lên chiều cao cây (cm)

Nhân tố Ngày sau sạ

20 40 60

Chế độ nước (A)

AWD1 36,3 63,7 93,8

AWD2 35,4 60,8 92,6

AWD3 36,2 61,0 93,4

Liều lượng phân lân (B)

P0 36,2 61,5 93,6 P1 35,8 62,0 93,2 P2 35,9 62,0 93,2 F (A) ns ns ns F (B) ns ns ns F (A x B) ns ns ns CV (%) A 2,47 4,88 1,69 CV (%) B 2,58 5,25 3,82

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Tuy nhiên ở giai đoạn lúa trổ, ở lô chính chế độ quản lí nước AWD1; ở lô phụ liều lượng phân lân P0 cây lúa có xu hướng cao nhất. Như vậy, chế độ nước tưới tiết kiệm AWD2, AWD3 và các liều lượng phân lân không ảnh

hưởng đến chiều cao của cây lúa qua các giai đoạn tăng trưởng. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cù Ngọc Quí (2012) và Huỳnh Nhật Trường (2008). Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển từ gieo đến thu hoạch, chiều cao cây lúa khi được ngập liên tục 5 cm và tưới ngập gián đoạn không có sự khác biệt về mặt thống kê. Tưới ngập – khô xen kẽ có những lúc mặt ruộng không có lớp nước nhưng ẩm độ đất vẫn đáp ứng được nhu cầu của cây lúa (Datta, 1981) nên chiều cao cây lúa không khác biệt với tưới ngập liên tục. Theo Lê Anh Tuấn (2009) nếu không cung cấp đủ nước tưới cho cây lúa trong giai đoạn tăng trưởng, số lượng chồi và chiều cao cây có thể bị giảm. Nếu tưới lại, cây lúa sẽ phục hồi nhưng năng suất có khả năng giảm.Trong giai đoạn phát dục của cây lúa (làm đòng – trổ bông), nếu bị hạn hán kéo dài, năng suất lúa sẽ giảm rõ rệt.

3.5.2 Số chồi/m2

Từ kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.3 cho thấy số chồi/m2 ở các giai đoạn 20 và 40 NSKS trong cả ba chế độ quản lí nước, các liều lượng phân lân không có sự khác biệt qua thống kê và không có sự tương tác giữa các nhân tố thí nghiệm. Tuy nhiên, ở giai đoạn 60 NSKS (giai đoạn trổ), số chồi/m2 ở chế độ quản lí nước ngập liên tục (AWD1) với các chế độ quản lí nước tiết kiệm AWD2 và AWD3 không khác biệt về mặt thống kê nhưng ở chế độ quản lí nước AWD1 và AWD2 khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%. Vì chế độ quản lí nước tiết kiệm AWD3 mực nước giảm sâu hơn AWD2 nên số chồi vô hiệu chết dần từ sau giai đoạn 40 ngày sau sạ. Ở các liều lượng phân lân, số chồi/m2 không có khác biệt thống kê ở các giai đoạn sinh trưởng 20, 40, 60 ngày sau khi sạ cho thấy mức độ lân không ảnh hưởng tới số chồi/m2.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm lên số chồi/m2

Nhân tố Ngày sau sạ

20 40 60

Chế độ nước (A)

AWD1 926 959 602ab

AWD2 764 966 647a

AWD3 857 961 561b

Liều lượng phân lân (B)

P0 888 958 601 P1 804 966 598 P2 855 962 611 F (A) ns ns * F (B) ns ns ns F (A x B) ns ns ns CV (%) A 17,30 11,30 5,71 CV (%) B 15,0 15,31 7,78

Ghi chú: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử Ducan

Ở các chế độ quản lí nước, số chồi/m2 trung bình giai đoạn 20 NSKS là 849, không có sự khác biệt về thống kê. Số chồi/m2 phụ thuộc rất nhiều vào mật độ gieo sạ, khả năng nảy mầm của hạt giống do đó cùng một giống, mật độ gieo sạ tương đối giống nhau dẫn đến số chồi/m2 ở giai đoạn này không có sự khác biệt. Sau đó số chồi tăng lên và đạt mức tối đa khi cây lúa được 40 ngày, số chồi/m2 trung bình ở giai đoạn này là 962. Nhưng vẫn không có sự khác biệt qua thống kê giữa các chế độ nước, chứng tỏ cho đến giai đoạn này khả năng đáp ứng nhu cầu nước và dinh dưỡng của cây lúa giữa ba chế độ quản lí nước là giống nhau, tưới ngập – khô xen kẽ vẫn đáp ứng nhu cầu nước và dinh dưỡng như tưới ngập liên tục. Sau khi đạt số chồi tối đa, số chồi bắt đầu giảm xuống từ giai đoạn cây lúa 60 ngày sau khi sạ. Số chồi/m2

trung bình là 603. Giai đoạn này số chồi giảm vì cây lúa đang trong giai đoạn trổ bông, nên cây tập trung chất dinh dưỡng vào việc sinh sản nên một số chồi non, mới mọc sau không đủ dinh dưỡng nên chúng từ từ chết đi. Bên cạnh đó, việc mặt ruộng được cho ngập 5 cm ở tất cả các lô thí nghiệm làm cho những chồi nhỏ mọc dưới mặt nước chết đi. Sau đó số chồi tiếp tục giảm cho đến giai đoạn thu hoạch, chỉ còn lại những chồi mang bông gọi là chồi hữu hiệu.

3.5.3 Chỉ số diệp lục tố

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.4 cho thấy chỉ số diệp lục tố ở các giai đoạn sinh trưởng 20, 40 và 60 NSKS ở ba chế độ quản lí nước, ba mức độ phân lân không có khác biệt qua thống kê và cũng không có sự tương tác giữa hai nhân tố thí nghiệm. Chỉ số SPAD là một đại lượng biểu thị hàm lượng dinh dưỡng đạm trong cây lúa, chỉ số diệp lục tố càng cao thì hàm lượng đạm càng nhiều và ngược lại. Theo Võ Thị Thảo Nguyên (2011) chỉ số diệp lục tố có tương quan thuận với hàm lượng đạm trong lá. Nếu chỉ số này thấp hơn 34 thì cây lúa đang ở tình trạng thiếu đạm. Theo Achim and Thomas (2000) để năng suất tiềm năng đạt tối đa, hàm lượng N lá phải được duy trì ở mức 1,4 g/m2 hoặc cao hơn, tương đương chỉ số diệp lục tố là 35. Giá trị SPAD kém tương quan với hàm lượng N trong vật chất khô của lá (%N), nhưng liên quan chặt chẽ với hàm lượng N trên đơn vị diện tích lá (g N/m2). Đạm giúp phát triển thân lá, to, khỏe, đẻ nhánh nhiều, bông lớn.Bón dư đạm lúa sẽ đâm nhiều chồi vô hiệu, lãng phí, lúa dễ nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá, dễ đổ ngã, lép lửng nhiều.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, chế độ quản lí nước tiết kiệm, không bón hay bón ½ lượng phân lân theo nông dân vẫn không làm ảnh hưởng đến sự thu hút đạm của cây lúa. Và Bảng 3.3 cho thấy chỉ số diệp lục tố lớn hơn 35, thể hiện cây lúa hấp thu đạm tốt.

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm lên chỉ số diệp lục tố

Nhân tố Ngày sau sạ

20 40 60

Chế độ nước (A)

AWD1 36,3 36,4 37,4

AWD2 35,4 36,2 36,4

AWD3 36,2 36,2 35,9

Liều lượng phân lân (B)

P0 36,2 36,3 37,2 P1 35,8 36,4 36,3 P2 35,9 36,2 36,3 F (A) ns ns ns F (B) ns ns ns F (A x B) ns ns ns CV (%) A 2,47 2,16 1,21 CV (%) B 2,59 2,73 3,93

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 53 - 57)