ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÍ NGHIỆM LÊN HÀM

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.8 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÍ NGHIỆM LÊN HÀM

LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT VÀ TRÊN CÂY LÚA

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.8 cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở đầu vụ và cuối vụ không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức và không có sự tương tác giữa các nhân tố thí nghiệm. Khi so sánh hàm lượng lân trong đất đầu vụ và cuối vụ ở từng nghiệm thức có sự biến động lúc sau cao hơn lúc trước vì thế cho thấy sự biến động phức tạp của chỉ tiêu này. Nó chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện môi trường, của vi sinh vật và các kim loại như: Fe, Al, Mn, Ca cũng như các tinh khoáng silicat và các hydroxyt của các kim loại trên (Lê Văn Căn, 1985). Có sự biến động rất lớn về hàm lượng lân trong đất đầu vụ và cuối vụ ở nghiệm thức các liều lượng phân lân, CV(%) B > 50%.

Nhu cầu của cây trồng về P được thỏa mãn nhờ lượng dữ trữ của nó trong đất và phân bón đưa vào đất. Hàm lượng P2O5 tổng số thay đổi trong khoảng 0,05 – 0,10%. Ở tầng mặt giàu photpho hơn ở tầng dưới, do cây trồng lấy photpho ở tầng dưới tích lũy nó ở tầng mặt. Hàm lượng P2O5 tổng số trong đất không nói lên thỏa mãn nhu cầu của thực vật về nguyên tố này (Lê Văn Khoa và ctv., 1996). Theo Bùi Đình Dinh (2000) hàm lượng lân dễ tiêu trong đất một mặt phụ thuộc vào hàm lượng lân tổng số, nhưng mặt khác rất quan trọng là sự phụ thuộc vào các điều kiện địa lí, hóa, sinh của đất và vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Khả năng cố định lân của đất Việt Nam rất lớn, sự cố định chủ yếu ở dạng photphat sắt, photphat nhôm chiếm 60 – 80% trong tổng lân

khoáng. Ở đất trồng lúa nước hay đất bị ngập nước một thời gian, một số dạng lân cố định trong đất chuyển hóa sang dạng dễ tiêu.

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của nhân tố thí nghiệm lên hàm lượng P trong đất và trong cây lúa Nhân tố Pdt trong đất (mg P/kg đất khô) Pts trong (%P2O5/trọng lượng khô)

Đầu vụ Cuối vụ Hạt Thân lá

Chế độ nước (A)

AWD1 6,74 11,32 0,55 0,61

AWD2 6,58 12,96 0.55 0,51

AWD3 7,45 11,89 0.59 0,57

Liều lượng phân lân (B)

P0 7,85 12,59 0,58 0,58 P1 7,13 9,83 0,58 0,64 P2 5,79 13,76 0,52 0,47 F(A) ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns F (A x B) ns ns * ns CV(%) A 28,75 24,72 16,90 46,72 CV(%) B 53,19 50,88 18,68 42,09

Ghi chú: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử Ducan.

Kết quả trình bày trong Bảng 3.8 cho thấy hàm lượng lân tổng số trong hạt và trong thân lá ở tất cả các nghiệm thức không có sự khác biệt qua thống kê. Nhưng hàm lượng lân tổng số trong hạt có sự tác động qua lại giữa hai nhân tố thí nghiệm ở mức ý nghĩa 5%. Ở liều lượng phân lân P1 (bón một nửa so với nông dân) và chế độ quản lí nước AWD3 thì hàm lượng lân tổng số trong hạt đạt cao nhất. Điều này chứng tỏ rằng, các chế độ quản lí nước tiết kiệm, việc bón hay không bón phân lân cũng không làm ảnh hướng tới hàm lượng lân trong cây. Nền đất vẫn có khả năng cung cấp đầy đủ lân theo nhu cầu của cây lúa.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập khô xen kẽ, liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa om2517 vụ đông xuân 2012 2013 trên vùng đất phèn tại tà đảnh, tri tôn, an giang (Trang 61 - 62)