CHƯƠNG III : KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.7 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THÍ NGHIỆM LÊN
3.7.1 Thành phần năng suất
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 yếu tố, gọi là 4 thành phần năng suất lúa. Năng suất lúa = (Số bông/đơn vị diện tích x Số hạt/bông x Tỉ lệ hạt chắc x Trọng lượng hạt). Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi giới hạn, 4 thành phần này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc 4 thành phần này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa. Mức cân
bằng tối hảo giữa các thành phần năng suất để đạt năng suất cao thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kĩ thuật canh tác.
Theo Yoshida and Parao (1976) tổng hợp tất cả các thành phần năng suất đóng góp khoảng 81,4% biến động của năng suất lúa. Nếu sự góp phần của tất cả các thành phần năng suất là 100% (điều này đúng khi không có sai số đo đếm), thì sự đóng góp của số bông/m2 sẽ là 74% và sự góp phần của tỉ lệ hạt chắc với trọng lượng 1000 hạt là 26%. Như vậy có thể nói rằng số bông/m2 là thành phần năng suất quan trọng nhất trong số các thành phần năng suất. Theo nghiên cứu của Yoshida (1981) cho rằng khi sạ thẳng ở lượng hạt thường dùng thì số bông/m2 tùy thuộc vào thân chính hơn số chồi. Nguyễn Ngọc Đệ (1998) số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ, khả năng nảy chồi của cây lúa, nó còn phụ thuộc vào giống, đất đai, thời tiết, chế độ nước,… và số bông là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất (Nguyễn Tiến Huy, 1999). Ở phần lớn các quốc gia trồng lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 – 30 g. Trọng lượng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định. Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa cũng như số gié hoa thoái hóa. Theo Yoshida (1981) các yếu tố như thời tiết, đất đai, phân bón và chỉ số sâu bệnh có ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc. Nhiệt độ cao trên 35oC vào lúc nở hoa có thể làm cho tỉ lệ lép cao; ở những vùng nhờ nước trời hay vùng lúa cạn, hạn hán vào lúc nở hoa cũng thường làm cho tỉ lệ lép cao. Trong điều kiện ĐBSCL, đối với lúa sạ trung bình 80 – 100 hạt/bông và 100 – 120 hạt/bông đối với lúa cấy là tốt nhất. Muốn đạt năng suất cao, thì cần phải biết được các yếu tố ảnh hưởng đến từng thành phần trong từng thời kì và điều kiện nhất định, để có thể tác động các biện pháp tích cực để phát huy đầy đủ và tốt nhất các thành phần năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm lên các thành phần năng suất Nhân tố Số bông/m2 Số Hạt/bông % hạt chắc Trọng lượng 1000 hạt (g) Chế độ nước (A) AWD1 730 72 66,33 28,01 AWD2 746 65 60,08 29,13 AWD3 778 69 64,64 28,57
Liều lượng phân lân (B)
P0 771 70 65,50 23,33 P1 739 71 62,69 28,57 P2 743 66 62,90 28,81 F(A) ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns F (A x B) ns ns ns ns CV(%) A 20,54 11,98 7,32 2,31 CV(%) B 9,56 16,65 14,64 4,08
Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Kết quả trình bày trong Bảng 3.6 cho thấy ở ba chế độ quản lí nước, ba liều lượng phân lân, các thành phần năng suất: Số bông/m2, số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt không khác biệt qua thống kê và cũng không có sự tương tác giữa hai nhân tố thí nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng, chế độ quản lí nước ngập – khô xen kẽ và việc không bón phân lân hay bón một nửa so với nông dân đều không làm ảnh hưởng đến các thành phần năng suất.