.3 Công xưởng của một doanh nghiệp KTTN

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 40)

Năm 2011, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 48% GDP, tạo ra khoảng hơn 50% công ăn việc làm cho xã hội, với tổng số lao động làm việc trong khu vực tư nhân hiện nay đạt gần khoảng 7 triệu người. Tuy quy mô của các doanh nghiệp tư nhân hầu hết chỉ ở mức vừa và nhỏ (với số vốn của doanh nghiệp nhỏ cao nhất là 20 tỉ đồng, doanh nghiệp vừa cao nhất là 100 tỉ đồng, sử dụng lao động nhiều nhất là từ 200 - 300 người), nhưng có thể nói có hiệu quả đầu tư lại cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo tính toán, để tạo 1 đơn vị giá trị GDP, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần 3,74 đơn vị đầu tư, trong khi ở khu vực nhà nước cần tới 8,28 đơn vị và doanh nghiệp khu vực FDI cần 4,99 đơn vị. Doanh thu trên tổng số tài sảnkhu vực tư nhân cũng cao hơn các khu vực khác, nếu với 1 tỉ đồng tài sản, doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo ra được 1,18 tỉ đồng doanh thu, thì doanh nghiệp ở khu vực nhà nước chỉ tạo ra được 0,80 tỉ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 0,89 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp tư nhân còn góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng cho nhà nước nhờ chi phí tạo một việc làm mới rẻ hơn so với chi phí như vậy trong

Trang 29

doanh nghiệp nhà nước (theo tính toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ hết 224 triệu đồng sovới 436,5 triệu đồng).1

Số DN trong khu vực KTTN chủ yếu nhiều nhất trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, xây dựng tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có rất ít các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, như: trong vận tải, bến bãi, thông tin, liên lạc chỉ khoảng 6%, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo khoảng 0,5%, y tế 0,2%, văn hóa - thể thao 0,4%, còn trong lĩnh vực khoa học - công nghệ chỉ có chưa đầy 0,1%, cho thấy năng lực của các doanh nghiệp tư nhân còn rất yếu kém nếu nhìn từ góc độ xây dựng nền kinh tế tri thức và chủ động hội nhập quốc tế.

Nhìn lại những con số thống kê mà Vietnam Report công bố về Bảng xếp hạng V1000 năm 2012- Top 1000 DN nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đã cho thấy rằng dù không được đánh giá là khu vực kinh tế quan trọng nhưng KTTN đã thể hiện được ý thức trách nhiệm xã hội của mình và luôn sẵn sàng, tích cực đồng lòng chung sức cùng quốc gia. Số lượng DN mới vào bảng xếp hạng V1000 vào năm 2012 có 410 DN, đóng góp 15,43% vào tổng số thuế của các DN thuộc bảng xếp hạng năm 2012, trong đó có đến 44,2% số thuế có được là nhờ vào KTTN.

Nguồn: Vietnam Report, 2012

Hình 3.4 Cơ cấu nộp thuếtheo loại hình doanh nghiệp

Dữ liệu thống kê về khu vực KTTN cũng chỉ ra rằng, sự cải thiện này phần lớn đến từ ngành ngân hàng- tài chính- bảo hiểm- vàng bạc, và ngành xây dựng- bất động sản- vật liệu xây dựng. Với 36,18% đóng góp của ngành ngân hàng- tài chính- bảo hiểm- vàng bạc và 26,1% của ngành xây dựng- bất động sản- vật liệu xây dựng vào tổng số thuế nhóm tư nhân đã nộp cho ngân

1Nguồn: Tạp chí Cộng Sản, 2012. 41,13% 44,20% 14,67% DN nhà nước DN tư nhân DN FDI

Trang 30

sách, có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang được củng cố chủ yếu dựa vào tăng trưởng tín dụng .

Và mặc dù tài chính ngân hàng đang lao đao vì các khoản nợ xấu khổng lồ và nguy cơ mất khả năng thanh toán, bên cạnh bất động sản đang được đánh giá là ngành có lượng tồn kho lớn nhất, hệ lụy tới toàn bộ nền kinh tế khi "đóng góp" tới gần 19,3% vào tổng nợ xấu toàn quốc gia xét theo ngành nghề kinh doanh, những đóng góp tích cực về thuế của các đơn vị tư nhân trong 2 ngành này là rất đáng được ghi nhận. Trong khi đó, ngành viễn thông mặc dù là điểm sáng của Bảng xếp hạng (đóng góp tới gần 20% tổng số thuế của 1000 doanh nghiệp thuộc V1000 năm 2012), nhưng xét riêng khối doanh nghiệp tư nhân, tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp thuộc ngành này chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn, 3,6% tổng số thuế của Khối tư nhân, rõ ràng, đây vẫn là ngành dù khá "hấp dẫn" nhưng còn mang nặng tính "nhà nước", khó doanh nghiệp tư nhân nào có thể trụ vững và cạnh tranh được trong ngành.

Bảng 3.1 Cơ cấu nộp thuế theo ngành nghề của loại hình KTTN

STT Ngành Tỷ lệ nộp thuế (%) 1 Ngân hàng –Tài chính – Bảo hiểm 36,18 2 Xây dựng, bất động sản 26,10 3 Thực phẩm –Đồ uống 6,29 4 Hóa chất 6,00 5 Vận tải, bán lẻ 4,62 6 Viễn thông 3,60 7 Khác 17,21

Nguồn: Vietnam Report,2012

3.1.2.2 Tồn tại và khó khăn

* Số mới thành lập giảm, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động gia tăng:

Trong 9 tháng đầu năm 2013, đã có sự chuyển biến khá tích cực trong khu vực doanh nghiệp khi lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh đồng thời với xu hướng số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động giảm dần. Trong kỳ, cả nước có 58.231 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 281.359 tỷ đồng, tăng 10,8% về số doanh nghiệp và giảm 21,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Trang 31

Về số doanh nghiệp thành lập mới, trong Quý III/2013, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 19.323 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 87.798 tỷ đồng, giảm 16,7% về số doanh nghiệp, giảm 23,1% về số vốn đăng ký so với Quý II/2013; tăng 23% và tăng 10,6% so với Quý I/2013; tăng 11,4% và giảm 18,9% so với Quý IV/2012; tăng 18,1% và giảm 25,2% so với Quý III/2012.

Như vậy, năm 2011 lần đầu tiên kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, số lượng DN thành lập mới có sự giảm sút đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Song song đó, tình trạng DN hoạt động khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động tăng mạnh so với năm trước đây, cụ thể, trong 9 tháng đầu năm cả nước có 6.742 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 2% so với cùng kỳ và 35.717 doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động, tăng 12,8% so với cùng kỳ.

Về số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 9 tháng đầu năm là 11.299 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tập trung chủ yếu ở các ngành: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (4.060 doanh nghiệp); Xây dựng (1.918 doanh nghiệp); Công nghiệp chế biến, chế tạo (1.628 doanh nghiệp).

Về ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh, một số ngành gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là: Bán lẻ dừng hoạt động giảm 10,2%; Công nghiệp chế biến, chế tạo liên quan đến sản xuất đồ kim hoàn, dụng cụ y tế giảm 13,3%; Viễn thông giảm 2,9%; Sản xuất liên quan đến đồ da, đồ uống và trang phục giảm 9,3%; Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế giảm 16,7%; Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân giảm 21,7%. Ngoài ra, một số ngành vẫn còn gặp khó khăn khi có số lượng doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản dừng hoạt động tăng 6%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 97,8%; Xây dựng tăng 8%; Kinh doanh bất động sản tăng 19,9%; Dịch vụ lưu trú tăng 6,7%.

* Những khó khăn của doanh nghiệp:

Những khó khăn chủ yếu đối với các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh chính là khó tuyển lao động, khó tiếp cận vốn, cầu trong nước giảm, khó mua nguyên liệu đầu vào, bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong đó, vấn đề khó khăn trong tiếp cận vốn chiếm nhiều nhất trong khu vực KTTN, chiếm 56%. Tiếp đến là khoảng 49% DN tư nhân gặp khó khăn trong mua nguyên liệu. Bất ổn kinh tế đã gây khó khăn cho khoảng 24% DN tư nhân trong nước và 11,4% mắc phải khó khăn về tuyển dụng lao động.

Trang 32 11,4 55,9 57,7 7,5 49 23,8 6,3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Khó tuyển

lao động Khó tiếp cận vốn nước giảmCâù trong ngoài giảmCâù nước Khó mua nguyên liệu đầu vào Bất ổn kinh tế vĩ mô Khác DN nhà nước KTTN FDI Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Hình 3.5Khó khăn đốivới doanh nghiệp phân theo khu vựckinh tế

3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TP.

CẦN THƠ

3.2.1 Thành phố Cần Thơ – trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.

Kinh tế Cần Thơ hội tụ nhiều lợi thế, không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực như: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, thủy sản, du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch, các ngành công nghiệpphụ trợ.

Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước.

Trang 33

Nguồn: cantho.gov.vn.

Hình 3.6 Một góc thành phố Cần Thơ

Cần Thơ có khoảng 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, thích hợp với nuôi thuỷ sản nước ngọt, tập trung đầu tư khai thác nuôi thuỷ sản nước ngọt để trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời kỳ 2001 - 2005, dự kiến đầu tư khai thác ít nhất 40.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, sản lượng nuôi trên 60.000 tấn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến, nâng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.

Thành phố Cần Thơ đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế tự nhiên, sinh thái trồng cây ăn quả, tập trung vào các loại cây chủ lực như xoài, bưởi, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam, quýt sạch bệnh. Các quận, huyện của thành phố có thể tập trung đầu tư kinh tế vườn kết hợp với khai thác du lịch thành thế mạnh gồm Ô Môn, vùng ven và các cồn của thành phố Cần Thơ. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển dựa trên nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ. Cần Thơ đầu tư tập trung công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghiệp hiện đại để chế biến nông sản phẩm, trong đó chú trọng công nghiệp sau thu hoạch. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư.

3.2.2 Thành tựu chung

Qua gần 10 năm phấn đấu kể từ khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ tiếp tục được duy trì với tốc độ nhanh, tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,13%/năm (so với giai đoạn 2001 - 2005 chỉ đạt 13,48%).

Trang 34

GDP: Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng theo hướng phấn khởi. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng, tương đương 2.514 USD (tăng 174 USD so với năm 2011); đồng thời, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2004 - năm đầu tiên thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (năm 2004 thu nhập bình quân đầu người đạt 10,023 triệu, tương đương 647 USD).

Về công nghiệp: tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thành phố đạt trung bình 18,06%/năm (giai đoạn 2006 - 2010); giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2012 đạt 23.600tỷ đồng (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2004).

Về thương mại - dịch vụ:hoạt động thương mại được đầu tư phát triển đa dạng, theo hướng văn minh, hiện đại với các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống… tạo thị trường hàng hóa phong phú.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiếp tục duy trì ở mức cao; năm 2012 đạt 101.000 tỷ đồng (tăng gấp 12 lần so với năm 2004). Xuất khẩu hàng hóa thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 16,45%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,5 tỷ USD (giai đoạn 2001 - 2005 đạt 1,29 tỷ USD). Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Một số ngành dịch vụ đang trở thành trung tâm của vùng như: hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển mạnh trên địa bàn. Về dịch vụ du lịch, lượng khách đến Cần Thơ năm sau cao hơn năm trước; năm 2011, thành phố tiếp đón và phục vụ 970.000 lượt khách lưu trú, năm 2012 khoảng 1.180.000 lượt, tăng gấp hơn 3 lần năm 2004 (tiếp đón và phục vụ 377.000 lượt). Các điểm tham quan: Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ và chợ đêm bến Ninh Kiều, du thuyền trên sông, công viên sông Hậu, chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Cồn Khương, Mỹ Khánh... thu hút đông du khách.

Về nông nghiệp: tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng; năm 2012 thực hiện 4.623 tỷ đồng (so với năm 2004 tăng gấp 1,6 lần). Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững; sản lượng lúa luôn ổn định trên 1 triệu tấn/năm, sản lượng thủy sản bình quân 150 ngàn tấn/năm. Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, tích cực.

Về kinh tế đối ngoại: đến nay thành phố có 53 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 925 triệu USD, so với năm 2004 tăng 19 dự án (năm 2004 thành phố có 34 dự án, tổng vốn đầu tư 157,43 triệu USD). Một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA và NGO hoàn thành đưa vào sử

Trang 35

dụng như: Trung tâm truyền máu huyết học, Dự án cải thiện môi trường thành phố Cần Thơ, Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, Dự án Nâng cấp đô thị (giai đoạn 1)…

3.2.3 Kinh tế tư nhân thành phố Cần Thơ

3.2.3.1 Về tăng trưởng doanh nghiệp

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ, trong 9 tháng năm 2013, thành phố cấp mới đăng ký kinh doanh cho 821 doanh nghiệp (DN) các loại hình, tổng vốn đăng ký 2.123,7 tỉ đồng. Cấp mới 2 giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 213,2 tỉ đồng. Đồng thời, cấp thay đổi đăng ký kinh doanh cho 1.655 lượt DN; trong đó 256 DN đăng ký tăng vốn (tăng hơn 2.462 tỉ đồng), 6 DN giảm vốn (giảm 37,9 tỉ đồng), thực hiện thủ tục giải thể 102 DN các loại hình có vốn 225,8 tỉ đồng. Tính về qui mô thì các DN thành lập mới có qui mô nhỏ, số vốn đăng ký thu hẹp so với những năm trước (năm 2012 có 904 DN và 236 đơn vị trực thuộc được cấp giấy đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký khoảng 6.967 tỉ đồng), trong khi số lượng DN giải thể, số vốn đăng ký đã gần ngưỡng của năm 2012 (130 DN giải thể, vốn 250 tỉ đồng). Cái khó của DN hiện nay vẫn là tiếp cận vốn ngân hàng, thị trường sụt giảm mạnh, trong khi chỉ số hàng tồn kho cao.

Trong 9 tháng 2013, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 40)