Nguồn: Số liệu phân tích SPSS từ 155 quan sátnăm 2013
Tên biến Nhóm nhân tố
1 2 3 4 5
Kinh nghiệm kinh doanh của DN 0,243
Quy mô của doanh nghiệp 0,223
Năng lực điều hành quản lý doanh
nghiệp 0,233
Thỏa mãn nhu cầu khách hàng 0,188
Trách nhiệm đối với người tiêu dùng,
xã hội 0,159
Tạo công ăn việc làm 0,208
Trách nhiệm đối với Nhà nước 0,154
Khả năng tiếp cận thị trường vốn 0,279
Khả năng tiếp cận các tổ chức tín
dụng, các tổ chức cung cấp vốn 0,328
Thủ tục cho vay vốn 0,339
Các chính sách về lãi suất 0,348
Giảm gây ô nhiễm môi trường 0,360
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm 0,358
Liên kết DN, hiệp hội 0,358
Thông tin thị trường của DN 0,234
Chính sách hỗ trợ của nhà nước 0,348
Chính sách hỗ trợ của địa phương 0,430
Hỗ trợ từ phía các hiệp hội 0,419
Cơ sở vật chất, hạ tầng 0,393
Trang thiết bị, công nghệ 0,398
Chính sách thuế 0,284
Trang 60
Dựa vào kết quả hệ số có giá trị lớn trong bảng ma trận tính điểm nhân tố trên ta có phương trình nhân tố:
F1 = 0,243*X1 + 0,223*X2 + 0,233*X3 + 0,188*X4 + 0,159*X5 + 0,208*X6 + 0,154*X7
Nhóm nhân tố 1, nhóm nhân tố “Năng lực nội tại và hiệu quả kinh tế - xã hội” phần lớn được tác động bởi 7 biến quan sát X1 (Kinh nghiệm kinh doanh của DN), X2 (Quy mô của doanh nghiệp), X3 (Năng lực điều hành quản lý doanh nghiệp), X4 (Thỏa mãn nhu cầu khách hàng), X5 (Trách nhiệm đối với tiêu dùng, xã hội), X6(Tạo công ăn việc làm), X7 (Trách nhiệm đối với Nhà nước).
Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 1, trong đó yếu tố “Kinh nghiệm kinh doanh của DN” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Năng lực nội tại và trách nhiệm của doanh nghiệp” do hệ số nhân tố điểm lớn nhất (0,243).
F2 = 0,279*X8 + 0,328*X9 + 0,339*X10 + 0,348*X11
Nhóm nhân tố 2, nhóm nhân tố “Yếu tố vốn” phần lớn được tác động bởi bốn biến quan sát X8 (Khả năng tiếp cận thị trường vốn), X9 (Khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung cấp vốn), X10 (Thủ tục cho vay vốn), X11 (Các chính sách về lãi suất ).
Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 2, trong đó yếu tố “Chính sách lãi suất” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Yếu tố vốn” do hệsố điểm nhân tố lớn nhất (0,348).
F3 = 0,360*X12 + 0,358*X13 + 0,358*X14 + 0,234*X15
Nhóm nhân tố 3, nhóm nhân tố “Thông tin, liên kết, trách nhiệmcủa DN” phần lớn được tác động bởi 4biến quan sát X12 (Giảm gây ô nhiễm môi trường), X13 (Nghiên cứu, phát triển sản phẩm), X14 (Liên kết DN, hiệp hội), X15 (Thông tin thị trường của DN).
Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 3, trong đó yếu tố“Giảm gây ô nhiễm môi trường” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Thông tin, liên kết, nghĩa vụ của DN” do hệsố điểm nhân tố lớn nhất (0,360).
F4 = 0,348*X16 + 0,430*X17 + 0,419*X18
Nhóm nhân tố 4, nhóm nhân tố “Chính sách hỗ trợ” phần lớn được tác động bởi 3 biến quan sát X13 (Chính sách hỗ trợ của nhà nước), X14 (Chính sách hỗ trợ của địa phương), X15 (Hỗ trợ từ phía các hiệp hội).
Trang 61
Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 4, trong đó yếu tố “Chính sách hỗ trợ của địa phương” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Chính sách hỗ trợ” do hệsố điểm nhân tố lớn nhất (0,430).
F5 = 0,393*X19 + 0,398*X20 + 0,284*X21 + 0,532*X22
Nhóm nhân tố 5, nhóm nhân tố “Yếu tố vĩ mô” phần lớn được tác động bởi 4 biến quan sát X19 (Cơ sở vật chất, hạ tầng), X20 (Trang thiết bị, công nghệ),
X21(Chính sách thuế), X22 (Nguồn nguyên liệu).
Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 5 và yếu tố “Nguồn nguyên liệu” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Yếu tố vĩ mô” do hệsố điểm nhân tố lớn nhất (0,532).
4.2.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố