Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 67 - 73)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

1 .4.3 Giới hạn không gian

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT

4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha thì phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory fator analysis) là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Thang đo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN được xác định bởi 30 biến quan sát và sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng phân tích Cronbach’s Alpha thì biến Thủ tục thuê, mua mặt bằng bị loại ra khỏi mô hình do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (theo Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Staler, 1995). Tiếp đến tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory fator analysis) để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.

Ta đặt giả thuyết: H0: các biến không có tương quan với nhau H1: có tương quan giữa các biến

Bảng 4.9 KMO và kiểm định Bartlett lần 1

KMO và kiểm định Bartlett Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (KMO) 0,887 Kiểm định Bartlett về các thông số Chi- bình phương 15,234 Df 406 Sig. 0,000

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS từ 155 quan sátnăm 2013

Qua bảng kiểm định Bartlett và kết quả chỉ số Kaiser- Mayer- Olkin (KMO), ta nhận thấy giá trị của KMO là 0,887 là được chấp nhận (0,5 < KMO=0,887 <1) và với mức ý nghĩa 5% và giá trị p- value là 0,000 rất nhỏ. Ta kết luận rằng “Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là các biến trên có liên quan với nhau”. Điều này cho ta kết luận phân tích nhân tố là thích hợp và có ý nghĩa thống kê.

Theo Gerbing & Anderson (1998, tr80), các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại, tuy nhiên, vẫn chấp nhận

Trang 56

những biến có trọng số gần bằng 0,5 và tầm quan trọng của nó. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp trích nhân tố, phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

Nhìn chung kết quả phân tích nhân tố EFA, các kiểm định được đảm bảo: Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 < KMO=0,887 <1) cho thấy rằng tại mức giá trị Eigenvalue = 1 với phương pháp trích nhân tố với phép quay Varimax cho phép trích được 6 nhân tố từ 29 biến quan sát và phương sai trích được là 64,381%, cho thấy sáu nhân tố đầu giải thích được 64,381% sự biến thiên của dữ liệu.

Như vậy là phương sai trích đạt yêu cầu (>50%). Trong bảng Rolateed Component Matrixa, cho phép ta loại bỏbiến Biến động nền kinh tế; Hệ thống pháp luật; Khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm; Trình độ lao động; Thị phần của DN vì nhỏ hơn 0,5 và loại bỏ Đáp ứng thị trường; Thủ tục hành chính vì đều thỏa >0,5 ở cả 2 cột.Vì thế, ta chạy phân tích nhân tố lại lần 2 với 22 biến. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 ta có trị số KMO có giá trị bằng 0,878 và kiểm định Bartlett’s về tương quan các biến quan sát có giá trị Sig = 0,000 <0,005, chứng tỏ các biến có liên quan chặt chẽ.

Bảng 4.10 KMO và kiểm định Bartlett lần 2KMO và kiểm định Bartlett KMO và kiểm định Bartlett Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (KMO) 0,878 Kiểm định Bartlett về các thông số Chi- bình phương 5,295 Df 231 Sig. 0,000

Trang 57

Bảng 4.11 Ma trận xoay nhân tố lần 2

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS từ 155 quan sátnăm 2013

Kết quả phân tích nhân tố lần 2 đãthỏa mãn tất cảđiều kiện và 22 biến được gom thành 5 nhóm nhân tố.

Tên biến Nhóm nhân tố

1 2 3 4 5

Kinh nghiệm kinh doanh của DN 0,824

Quy mô của doanh nghiệp 0,711

Năng lực điều hành quản lý doanh

nghiệp 0,792

Thỏa mãn nhu cầu khách hàng 0,666

Trách nhiệm đối với người tiêu dùng,

xã hội 0,653

Tạo công ăn việc làm 0,716

Trách nhiệm đối với Nhà nước 0,650

Khả năng tiếp cận thị trường vốn 0,723

Khả năng tiếp cận các tổ chức tín

dụng, các tổ chức cung cấp vốn 0,831

Thủ tục cho vay vốn 0,839

Các chính sách về lãi suất 0,816

Giảm gây ô nhiễm môi trường 0,646

Nghiên cứu, phát triển sản phẩm 0,650

Liên kết DN, hiệp hội 0,667

Thông tin thị trường của DN 0,526

Chính sách hỗ trợ của nhà nước 0,718

Chính sách hỗ trợ của địa phương 0,833

Hỗ trợ từ phía các hiệp hội 0,825

Cơ sở vật chất, hạ tầng 0,684

Trang thiết bị, công nghệ 0,658

Chính sách thuế 0,552

Trang 58

Các yếu các tố được sắp xếp lại theo nhómnhư sau:

Nhóm nhân tố 1: Năng lựcnội tại vàhiệuquả kinh tế - xã hội

1. Kinh nghiệm kinh doanh của DN 2. Quy mô của doanh nghiệp

3. Năng lực điềuhành quản lý doanh nghiệp 4. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng

5. Trách nhiệmđối với tiêu dùng, xã hội 6. Tạo công ăn việc làm

7. Trách nhiệm đối với Nhà nước

Nhóm nhân tố 2: Yếu tố Vốn

8. Khả năng tiếp cận thị trường vốn

9. Khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung cấp vốn

10. Thủ tục cho vay vốn

11. Các chính sách về lãi suất

Nhóm nhân tố 3: Thông tin, liên kết, trách nhiệmcủa DN

12. Giảm gây ô nhiễm môi trường 13. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm 14. Liên kết DN, hiệp hội

15. Thông tin thị trường của DN

Nhóm nhân tố 4: Chính sách hỗ trợ

16. Chính sách hỗ trợ của nhà nước 17. Chính sách hỗ trợ của địa phương 18. Hỗ trợ từ phía các hiệp hội

Nhóm nhân tố 5: Yếu tố vĩ mô

19. Cơ sở vật chất, hạ tầng 20. Trang thiết bị, công nghệ 21. Chính sách thuế

Trang 59

Bảng 4.12 Ma trận tính điểm nhân tố

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS từ 155 quan sátnăm 2013

Tên biến Nhóm nhân tố

1 2 3 4 5

Kinh nghiệm kinh doanh của DN 0,243

Quy mô của doanh nghiệp 0,223

Năng lực điều hành quản lý doanh

nghiệp 0,233

Thỏa mãn nhu cầu khách hàng 0,188

Trách nhiệm đối với người tiêu dùng,

xã hội 0,159

Tạo công ăn việc làm 0,208

Trách nhiệm đối với Nhà nước 0,154

Khả năng tiếp cận thị trường vốn 0,279

Khả năng tiếp cận các tổ chức tín

dụng, các tổ chức cung cấp vốn 0,328

Thủ tục cho vay vốn 0,339

Các chính sách về lãi suất 0,348

Giảm gây ô nhiễm môi trường 0,360

Nghiên cứu, phát triển sản phẩm 0,358

Liên kết DN, hiệp hội 0,358

Thông tin thị trường của DN 0,234

Chính sách hỗ trợ của nhà nước 0,348

Chính sách hỗ trợ của địa phương 0,430

Hỗ trợ từ phía các hiệp hội 0,419

Cơ sở vật chất, hạ tầng 0,393

Trang thiết bị, công nghệ 0,398

Chính sách thuế 0,284

Trang 60

Dựa vào kết quả hệ số có giá trị lớn trong bảng ma trận tính điểm nhân tố trên ta có phương trình nhân tố:

F1 = 0,243*X1 + 0,223*X2 + 0,233*X3 + 0,188*X4 + 0,159*X5 + 0,208*X6 + 0,154*X7

Nhóm nhân tố 1, nhóm nhân tố “Năng lực nội tại và hiệu quả kinh tế - xã hội” phần lớn được tác động bởi 7 biến quan sát X1 (Kinh nghiệm kinh doanh của DN), X2 (Quy mô của doanh nghiệp), X3 (Năng lực điều hành quản lý doanh nghiệp), X4 (Thỏa mãn nhu cầu khách hàng), X5 (Trách nhiệm đối với tiêu dùng, xã hội), X6(Tạo công ăn việc làm), X7 (Trách nhiệm đối với Nhà nước).

Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 1, trong đó yếu tố “Kinh nghiệm kinh doanh của DN” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Năng lực nội tại và trách nhiệm của doanh nghiệp” do hệ số nhân tố điểm lớn nhất (0,243).

F2 = 0,279*X8 + 0,328*X9 + 0,339*X10 + 0,348*X11

Nhóm nhân tố 2, nhóm nhân tố “Yếu tố vốn” phần lớn được tác động bởi bốn biến quan sát X8 (Khả năng tiếp cận thị trường vốn), X9 (Khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung cấp vốn), X10 (Thủ tục cho vay vốn), X11 (Các chính sách về lãi suất ).

Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 2, trong đó yếu tố “Chính sách lãi suất” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Yếu tố vốn” do hệsố điểm nhân tố lớn nhất (0,348).

F3 = 0,360*X12 + 0,358*X13 + 0,358*X14 + 0,234*X15

Nhóm nhân tố 3, nhóm nhân tố “Thông tin, liên kết, trách nhiệmcủa DN” phần lớn được tác động bởi 4biến quan sát X12 (Giảm gây ô nhiễm môi trường), X13 (Nghiên cứu, phát triển sản phẩm), X14 (Liên kết DN, hiệp hội), X15 (Thông tin thị trường của DN).

Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 3, trong đó yếu tố“Giảm gây ô nhiễm môi trường” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Thông tin, liên kết, nghĩa vụ của DN” do hệsố điểm nhân tố lớn nhất (0,360).

F4 = 0,348*X16 + 0,430*X17 + 0,419*X18

Nhóm nhân tố 4, nhóm nhân tố “Chính sách hỗ trợ” phần lớn được tác động bởi 3 biến quan sát X13 (Chính sách hỗ trợ của nhà nước), X14 (Chính sách hỗ trợ của địa phương), X15 (Hỗ trợ từ phía các hiệp hội).

Trang 61

Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 4, trong đó yếu tố “Chính sách hỗ trợ của địa phương” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Chính sách hỗ trợ” do hệsố điểm nhân tố lớn nhất (0,430).

F5 = 0,393*X19 + 0,398*X20 + 0,284*X21 + 0,532*X22

Nhóm nhân tố 5, nhóm nhân tố “Yếu tố vĩ mô” phần lớn được tác động bởi 4 biến quan sát X19 (Cơ sở vật chất, hạ tầng), X20 (Trang thiết bị, công nghệ),

X21(Chính sách thuế), X22 (Nguồn nguyên liệu).

Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhóm nhân tố 5 và yếu tố “Nguồn nguyên liệu” tác động mạnh nhất tới nhân tố “Yếu tố vĩ mô” do hệsố điểm nhân tố lớn nhất (0,532).

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)