Thời kỳ chưa đổi mới – trước 1986

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

1 .4.3 Giới hạn không gian

3.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ

3.1.1.1 Thời kỳ chưa đổi mới – trước 1986

Trong thời kì này, KTTN được coi là đối tượng phải cải tạo, không được khuyến khích phát triển, không được pháp luật bảo vệ. Những người hoạt động trong thành phần kinh tế này có địa vị chính trị thấp kém, sản xuất kinh doanh của họ bị trói buộc, kìm hãm, chèn ép. Tuy nhiên, với sức sống mãnh liệt, kinh tế tư nhân cá thể vẫn tồn tại và ngày càng khẳng định thế đứng của mình. Nông nghiệp là nơi có phong trào hợp tác hoá mạnh nhất, triệt để nhất, nhưng luôn luôn tồn tại kinh tế cá thể. Trong công nghiệp, lao động trong thành phần kinh tế tư nhân ở miền Bắc trước ngày giải phóng miền Nam vẫn thường xuyên chiếm một tỷ trọng lao động trên 15% so với khoảng 50-80 nghìn người. Khi giải phóng miền Nam, số người hoạt động trong thành phần kinh tế này rất lớn.

Có thể chia thành ba chặng đường phát triển cho KTTN trong thời kỳ này:

* Thời kỳ khôi phục kinh tế 1955- 1957: sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, hòa bình lập lại trên miền Bắc, nền kinh tế đứng trước hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đã họp và đưa ra kế hoạch 3 năm (1955- 1957) để tập trung khôi phục nền kinh tế, tạo cơ sở vữngchắc đưa miền Bắc lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trong thời kỳ này, kinh tế quốc doanh còn hạn chế, KTTN tiểu chủ cá thể đã góp phần quan trọng tạo nên sự thành công trong công cuộc khôi phục kinh tế.

* Thời kỳ cải tạo xã hội nền kinh tế (1958- 1960) và tới năm 1976: trên cơ sở thắng lợi của thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nội dung chủ yếu của công cuộc cải tạo XHCN là biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN. Kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân là đối tượng trực tiếp của công cuộc cải tạo này.

- Tuy nhiên, KTTN vẫn tồn tại với hình thức kinh tế cá thể là chủ yếu. Tỷ trọng lao động trong khu vực KTTN tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn chiếm

Trang 24

giữ một tỷ lệ đáng kể. Năm 1960, KTTN chiếm 28,7%, năm 1970 là 16,4% và đến năm 1975 chiếm 14,8%. Có khoảng 50- 80 nghìn lao động trong khu vực này. Năm 1971, có 71,5 nghìn người tham gia vào khu vực này, năm 1973 là 66 nghìn người, đến năm 1975có đến 19 vạn người.

* Thời kỳ 1976- 1985: đất nước thống nhất, công cuộc phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên phạm vi cả nước. Kế hoạch 5 năm (1976- 1980) ngoài nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo kinh tế miền Nam theo mô hình miền Bắc. Tiếp tục cải tạo XHCN đối với những người sản xuất nhỏ ở miền Bắc, đồng thời triển khai mạnh mẽ ở miền Nam.

- Nhưng KTTN vẫn tồn tại, trong công nghiệp vẫn có trên dưới 60 vạn người sản xuất cá thể. Năm 1980, có 50,3 vạn người, năm 1985 là 59,3 vạn. Số lao động hoạt động trong KTTN hàng năm vẫn chiếm 20% tổng số lao động trong ngành công nghiệp.

- Giá trị sản lượng công nghiệp do KTTN tạo ra hàng năm chiếm trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp.

- Số lượng người kinh doanh thương nghiệp những năm 1980 cũng ở mức 60 vạn người, năm 1980 là 63,7 vạn, năm 1986 là 56,8 vạn người.

Những số liệu này đã khẳng định được sức sống rất bền bỉ của KTTN, sự hiện diện của thành phần kinh tế này như là một tất yếu khách quan, đóng góp của thành phần kinh tế này là rất tích cực cho nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ.

Nguồn: dunghangviet.vn

Trang 25

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 35 - 37)