BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KTTN CỦA MỘT SỐ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

1 .4.3 Giới hạn không gian

5.1 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KTTN CỦA MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

5.1.1 Nước Trung Quốc

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rằng một khu vực kinh tế tư nhân lành mạnh và có khả năng cạnh tranh có thể phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ở Trung Quốc, khu vực tư nhân đã trải qua nhiều năm phát triển thông qua quá trình thay đổi dần về quan niệm và đạt tới đỉnh cao vào năm 1999 khi khu vực này được Hiến pháp công nhận là "bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng ngoài cam kết và quyết tâm chính trị về cải cách thị trường thì còn một yếu tố nữa góp phần dẫn đến sự lớn mạnh nhanh chóng của khu vực tư nhân, đó là khuôn khổ pháp lý của Chính phủ "ngày càng trở nên thân thiện hơn" với khu vực tư nhân. Hiện đã có một bộ văn bản pháp luật hoàn chỉnh áp dụng cho các công ty tư nhân, tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn giữa các chủ thể Nhà nước và tư nhân. Dự án do UNDP(Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) hỗ trợ nhằm thúc đẩy một loạt các cuộc trao đổi về những chủ đề hết sức quan trọng như phát triển khu vực tư nhân, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, chính sách cạnh tranh, chính sách và các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài và hoạt động kinh tế đối ngoại.

Điển hình và gần đây nhất, ta đã chứng kiến được sự phát triển mạnh mẽ của khu vực KTTN ở Chiết Giang là do chính sách đúng đắn dướisựlãnh đạo của ông Tập Cận Bình.

Ông Tập đã đặt niềm tin và có những bước đi ủng hộ mạnh mẽ cho kinh tế tư nhân, không cạnh tranh mà liên kết với các tỉnh láng giềng để trở thành trung tâm kinh tế quốc gia. Ông đã thực hiện chính sách khuyến khích những nhà máy và khu công nghiệp chuyển sau vào nội địa, đặc biệt là ủng hộ việc nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích các ngành công nghiệp tốn nhiều nhân công của địa phương chuyển địa điểm tới những tỉnh ở sâu trong nội địa, nơi có không gian và nguồn lao động dồi dào hơn, đồng thời hỗ trợ và thu hút những doanh nghiệp hiện đại và có tính sáng tạo. Ông cũng thường xuyên đến thăm các doanh nhiệp tư nhân lớn và có những lời khuyến khích đúng đắn đã giúp doanh thu của các doanh nghiệp này

Trang 79

tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Những hành động này có được là ông Tập có một quan điểm phù hợp với nền kinh tế hiện tại, đó là quyền lợi của các doanh nghiệp tư nhân cần được luật pháp bảo vệ, chính những doanh nghiệp này là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của nền kinh tế quốc gia.

5.1.2 Nước Úc

Các chính sách của Úc trong việc phát triển nguồn vốn cho khu vực KTTN đã dẫn dắt nền kinh tế Úc nói chung và khu vực KTTN nói riêng phát triển theo đúng hướng chiến lược đã đề ra.

Để củng cố và điều chỉnh luật doanh nghiệp và luật tài chính để bảo vệ người tiêu dùng, nhà đầu tư cũng như những bên cho vay và hoạt động như một tổ chức điều phối doanh nghiệp ở Úc, Chính phủ Úc đã thành lập Ủy ban Chứng khoán và Đầu Tư Úc (ASIC) vào năm 1991. ASIC đã đề ra Luật những quy định để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi tham gia vào hoạt động tài chính, đồng thời đề ra những chuẩn mực của báo cáo tài chính, chuẩn mực có liên quan đến hoạt động kiểm toán như quyền hạn, trách nhiệm của các công ty kiểm toán, chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các hoạt động có liên quan đến thị trường chứng khoán và hoạt động đầu tư khác. ASIC đóng vai trò như một nhân tố cốt lõi, định hướng và quản lý thị trường chứng khoán và đầu tư nhằm đảm bảo cho nó hoạt động đúng đắn, thông suốt, liên tục phát triển đảm bảo thu hút được một nguồn vốn từ toàn bộ nền kinh tế cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Đồng thời, ngân hàng dự trữ Úc cũng là một nguồn huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Ngoài những văn bản quy định trong các đạo luật, thì chính phủ Úc cũng khởi xướng và đầu tư xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ vốn cũng như các nguồn tài nguyên khác cho doanh nghiệp tư nhân như Chương trình Commercialisation Australia (là chương trình hỗ trợ đáng tin cậy và có tính cạnh tranh cao nhằm mục đích cấp vốn và các tài nguyên thông tin, tri thức khác cho việc thúc đẩy tiến trình xây dựng một hoạt động kinh doanh một sản phẩm tri thức); Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Ủy ban thương mại Úc (bằng cách cung cấp cho các công ty nước ngoài về những thông tin cần thiết đề xây dựng các cơ sở kinh doanh và phát triển hoạt động kinh doanh tại Úc. Ủy ban này còn giúp các nhà đầu tư quốc tế có thể kết nối tới đúng địa chỉ và thông tin liên lạc khác của những đơn vị phụ trách hoạt động kinh doanh, và biết đến cả những chương trình hỗ trợ của chính phủ); Chương trình AusIndustry nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đang tồn tại và những

Trang 80

doanh nghiệp mới thành lập có thể đổi mới thường xuyên để phát triển và thành công.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)