GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 92 - 97)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

1 .4.3 Giới hạn không gian

5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA KTTN TP. CẦN THƠ

5.2.1 Giải pháp trước mắt

(1) Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố.

Các cơ quan nhà nước, thành phố cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cho KTTN, hoàn thiện cơ sở vật chất, bảo mật thông tin, thủ tục pháp lý nhanh gọn và nhiệt tình hỗ trợ.

Cung cấp thông tin những vấn đề liên quan đến dịch vụ hỗ trợ một cách thường xuyên và kịp thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan quản lý nhà nước, vì đây là hai kênh thông tin được các DN quan tâm nhiều nhất.

Cần Thơ cần có các chính sách hỗ trợ tinh thần cho các doanh nghiệp KTTN hoạt động có hiệu quả. Rà soát các thông tin về chính sách quốc gia, kiến nghị Chính phủ xây dựng, điều chỉnh theo hướng phù hợp, khuyến khích KTTN phát triển. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực với trình độ chuyên nghiệp cao, đúng với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

Các hiệp hội thành phố phát huy tốt hơn nữa vai trò để giúp các doanh nghiệp gắn kết lại với nhau để từ đó chia sẻ thông tin về môi trường kinh doanh, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, thị trường, công nghệ…

Nhà nước và thành phố cần tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp có thể vay vốn được với lãi suất được ưu đãi nhất, thủ tục được nhanh gọn và rõ ràng hơn. Nhận biết và tìm hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ và giúp đỡ hiệu quả hơn.

(2) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh.

Các cơ quan, ban ngành thành phố có liên quan nên đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích, quảng bá về các dịch vụ hỗ trợ, tổ chức những buổi hội thảo về sự cần thiết, nội dung và lợi ích của sử dụng dịch vụ phục vụ kinh doanh để các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận và hiểu rõ hơncác dịch vụ hỗ trợ.

Các Doanh nghiệp cần mạnh dạn và tự tin sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố, mạnh dạn yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết.

Trang 81

Mỗi doanh nghiệp cần xem xét mình có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nào để từ đó có những giải pháp thích hợp, thiết thực và hiệu quả giúp cho DN phát triển hơn nữa. Mỗi DN cần đề ra cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp và kịp thời với tình hình hiện tại, nhất là nước ta đã gia nhập vào nền kinh tế chung của thế giới, thì phải tăng cường tối ưu năng lực cạnh tranh của mình. Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là nguyên nhân thất bại trong phát triển dài hạn. Vì thế, cần chú trọng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và cơ sở thiết bị, đó là hai yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của DN. Việc đào tạo và phát triển này cần có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh là nhân tố quyết định. Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức, bồi dưỡng và phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh.

Doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động của mình. Để có được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, ổn định thì nhiệm vụ cần làm ngay là thực hiện tốt công tác quản lý lao động tại doanh nghiệp. cụ thể là cân đối nhu cầu nhân lực. Việc cân đối nhu cầu nhân lực sẽ chỉ ra được những điểm yếu, điểm thiếu nhân lực của doanh nghiệp; Có quy trình cụ thể, rõ ràng và khoa học khi tuyển dụng lao động; tạo quan hệ tốt với các cơ sở đào tạo để họ giới thiệu nhân sự tốt và doanh nghiệp tuyển dụng được sinh viên, học sinh giỏi, được đào tạo phù hợp với yêu cầu về nhân lực của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp được tham gia vào tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí.Trên cơ sở định vị lại từng bộ phận, từng nhiệm vụ cụ thể, cần kiên quyết giảm người không đáp ứng được nhu cầu công việc. Đồng thời, cũng vẫn phải tuyển thêm người mới có năng lực phù hợp cho từng vị trí.Điềuđặc biệt, tạo nên sự gắn kết giữa các nhân viên với quản lý, giữa các quản lý với nhau, giữa các nhân viên với nhâu sẽ tạo nên sức mạnhvà đạt nên những kết quả tốt nhất.

Xây dựng và nâng cao thương hiệu là một bước quan trọng để làm nên sự khác biệt của DN này với các DN khác. Trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, KTTN trên địa bàn TP. Cần Thơcần phải tập trung vào nhu cầu khách hàng và năng lực bản thân của DN để cung cấp những thứ mà khách hàng mong muốn. Bởi vì, cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu là cung cấp cho khách hàng những lợi ích mà họ thật sự cần và tốt hơn của các đối thủ cạnh tranh khác. Và việc nhất quán khi cung cấp hàng hóa hoạc dịch vụ cũng

Trang 82

như là các điểm tiếp xúc khách hàng cũng là một vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Nói tóm lại, tạo mọi thời điểm, các DN thuộc KTTN TP. Cần Thơ cần phải có cái nhìn tổng thể vào tình hình hoạt động của DN, xu hướng phát triển của thị trường để xác định những lĩnh vực nào là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của mìnhđể đầu tư có hiệu quả, bên cạnh việc khai thác các cơ hội mới để mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa thương hiệu của mình lên tầm cao mới.

(4) Tăng cường vai trò các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của KTTN.

So với nhiều nước phát triển trên thế giới, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, câu lạc bộ..ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, nhất là ở Cần Thơ thì chưa có hình thức này. Vì thế, cần chú trọng để xây dựng những buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong vùng, quốc gia và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động này tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạođiềukiện phát triển và hoàn thiện năng lực của giám đốc và đội ngũ lao động.

5.2.2 Giải pháp lâu dài

(1) Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường bình đẳng cho sự phát triển bền vững của kinh tế tư nhân như các thành phần khác

Sự nhất quán và ổn định tương đối của chính sách, cơ chế tài chính sẽ tạo tâm lý tin tưởng và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của toàn bộ nền kinh tế và khu vực KTTN. Khi môi trường và điều kiện kinh doanh đã thay đổi lại cần có sự điều chỉnh phù hợp để chính sách, cơ chế tài chính không trở thành rào cản cho sự phát triển. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách này còn có sự phân biệt nhất định giữa các thành phần kinh tế, song về lâu dài cần có sự thống nhất, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý doanh nghiệp, đặc biệt tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sau cấp phép hoạt động… Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo sự bình đẳng khi tiếp cận các nguồn lực và thi trường; khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền; bảo vệ môi trường, chống sản xuất hàng giả…

Trang 83

Thực hiện tự do hóa khu vực KTTN một cách thật sự và hoàn toàn. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do hoạt động kinh doanh của KTTN.Nhanh chóng kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước đối với KTTN, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, không bình đẳng giữa thành phần KTTN với các thành phần kinh tế khác.

(2)Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kinh tế vĩ mô để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân Cần Thơ.

Nhà nước, nhất là cơ quan trực tiếp quản lý KTTN của Thành phố cần có những chính sách tăng cường hỗ trợ KTTN về vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động…Chú trọng khuyến khích phát triển đối với vùng sâu, vùng xa; các ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư; các sản phẩm công nghệ mới; các sản phẩm phát triển ở thị trường nước ngoài… Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan ban ngành thành phố và quần chúng, phát huy cao độ vai trò tổ chức của quần chúng, các hiệp hội ngành nghề đối với sự phát triển KTTN.

Nước ta cần tiếp tục các biện pháp kiềm chế lạm phát, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, sửa đổi chính sách lãi suất cơ bản để các ngân hàng tự chủ hơn trong việc chọn lãi suất cho vay và lãi suất huy động, từ đó phát triển theo quy luật cung cầu của thị trường và tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng. Để từ đó, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho KTTN phát triển.

(4)Cải thiện môi trường đầu tư.

Các ngành, các cấp thành phố cần quán triệt tinh thần, nội dung chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển KTTN, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN tham gia đầu tư, cần phải xem KTTN như là một tiềm năng cần được khai thác và phát triển.

Nhà nước cần đưa vào danh sách những doanh nghiệp tư nhân lớn và nhất định không được bán cho nước ngoài. Tổng công ty Quản lý Vốn SCIC cần có những biện pháp ngăn ngừa và giúp đỡ những doanh nghiệp này khi gặp khó khăn.

Nhà nước cần chủ động thu hút những nguồn vốn từ bên ngoài vào nước ta bằng cách đưa ra những chính sách hấp dẫn với nhà đầu tư từ bên ngoài. Đổi mới và sửa chữa cách quản lý để tránh thất thoát và tiêu cực. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung những quy định liên quan đến việc tạo điều kiện pháp lý cho các tổ chức nước ngoài đồng thời giảm các thủ tục hành chính để giải ngân vốn nhanh chóng.

Trang 84

(4) Phát triển quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, với các hiệp hội.

Để có thể phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh chung, KTTN Cần Thơ phải phát triển mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và khu vực kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài, liên kết với các vùng trong nước, với sự hỗ trợ của các Hiệp hội nhằm phát triển đồng bộ, hợp nhất và bền vững.

Trang 85

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)