CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1 .4.3 Giới hạn không gian
4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KINH TẾ TƯ
4.1.2 Quy mô lao động và số năm kinh doanh
Bảng 4.3 Số năm thành lập và quy mô lao động
Tiêu chí Đơn vị Số mẫu Số nhỏ nhất Số lớn nhất Trung bình Sốnăm thành lập Năm 153 1 38 6,72
Sốlượng lao động Người 155 1 138 14,61
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Theo điều tra, quy mô lao động của KTTN tại TP. Cần Thơ tương đối ít, với số lượng được dao động từ 1 lao động đến 138 lao động. Điều này có thể nói lên rằng ở TP. Cần Thơ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vưà và nhỏ là chủ yếu.
Số năm được thành lập của KTTN được thành lập trong khoảng từ năm 1995 đến năm 2012, như vậy, độ tuổi của các DN dao động từ 1 năm tuổi đến 38 năm tuổi. Điều này đã khẳng định rằng, TP. Cần Thơ là một trong những nơi kinh tế đầu tàu của đồng bằng sông Cửu Long, phát triển cùng với sự đổi mới của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp được thành lập sớm và liên tục tăng trưởng số lượng qua các năm.
Trang 48 4.1.3 Tình hình tài chính Bảng 4.4 Nguồn vốn thành lập của KTTN Nguồn vốn Tần số Phần trăm (%) Vốn tựcó 147 94,8 Vay ngân hàng 82 52,9 Vay cá nhân 17 11,0 Vay tín dụng 7 4,5
Nguồn: Kết quả điều trathực tế, 2013
Kết quả điều tra 155 doanh nghiệpvề nguồn vốn họ có để thành lập và phát triển có từ đâu thì câu trả lời Nguồn vốn tự có là nguồn vốn được sử dụng nhiều nhất, chiếm 94,8%; nguồn vốn tiếp theo có để thành lập doanh nghiệp KTTN là nguồn vốn vay ngân hàng, chiếm 52,9%. Nguồn vốn vay cá nhânchỉ chiếm 11% và nguồn vay tín dụng là nguồn ít được vay nhất, chỉ có 4,5%.Bởi vì, các doanh nghiệp được điều tra chủ yếu có quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ nên không cần quá nhiều vốn nên tự bản thân các chủ doanh nghiệp, họ có nguồn vốn riêng. Và để giảm rủi ro hơn hoặc khi cần thêm sự đầu tư, các doanh nghiệp này vay từ ngân hàng do đây là cách thức vay vốn đơn giản, nhanh chóng, và có rất nhiều sự lựa chọn vì tại đây các Ngân hàng tồn tại rất nhiều. Vay tín dụng được ít doanh nghiệp lựa chọn vì có rất ít các tổ chức tín dụng mà thủ tục có lẽ là rườm rà hơn nên không được tận dụng nhiều.
25 11 8 38 2 16 0 5 10 15 20 25 30 35 40
Giảm mạnh Giảm không đáng kể Không thay đổi Tăng không đáng kể Tăng mạnh Không ổn định %
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Trang 49
Khi điều tra về tình hình lợi nhuận thay đổi như thế nào tính thời điểm đầu năm 2012 đến tháng 9 năm nay, thì lợi nhuận tăng không đáng kể là đáp án của 61 doanh nghiệp, chiếm 39,4%; có 38 doanh nghiệp nói rằng lợi nhuận của họ bị giảm mạnh do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến và chiếm là 24,5%; Có 24 doanh nghiệp, tương đương với 15,5% nói rằng lợi nhuận của họ lúc tăng, lúc giảm không có sự ổn định và không có quy luật; 17 doanh nghiệp trả lời rằng có giảm nhưng không đáng kể và 12 doanh nghiệp nói rằng dường như không có sự thay đổi gì về lợi nhuận của họ, có sự gần như cân bằng giữa vốn và lợi nhuận thu được.Do kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế, quy mô còn nhỏ, hoạt động còn manh mún và phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay nên kết quả còn thấp, vìthế các doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa để có kết quả tốt hơn.
4.1.4 Thị trường hoạt động
Xét về góc độ thị trường, các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN trên địa bàn TP. Cần Thơchủ yếu có quy mô nhỏ nên các DN này chỉ sản xuất – kinh doanh cho thị trường nội địa và rất ít cho thị trường xuất khẩu, tập trung vào lĩnh vực thương mại- dịch vụ.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra): các DN điều tra cho thấy hầu hết ở hai thị trường, đó là thị trường cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 46,5%; tại chỗ là 39,4%; thị trường toàn quốc là 13,5% và cho thị trường nước ngoài chỉ có 1 doanh nghiệp, chiếm chỉ 0,6%. Có thể nói rằng, Cần Thơ cũng là một trong những vùng kinh tế mạnh của Việt Nam, tuy nhiên, nó không có hoạt động được nhiều cho thị trường nước ngoài bởi vì các doanh nghiệp quy mô còn nhỏ, năng lực quản lý còn yếu kém, các hoạt động phân phối, chiêu thị và chất lượng sản phẩm chưa tốt, sự khó khăn về nhiều mặtđã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp KTTN.
39,40% 46,50% 13,50% 0,60% Tại chỗ ĐBSCL Toàn quốc Nước ngoài
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Trang 50
4.1.5 Các chính sách hỗ trợ đối với KTTN tại TP. Cần Thơ
4.1.5.1 Tiếp cận tín dụng
Bảng 4.5 Cơ cấu các DN gặp khó khăn với tiếp cận tín dụng
Đơn vị:%
Những vấn đềkhó khăn Ít Không ý kiế
n Trung bình Nhiều Tài sản thế chấp 35,5 14,2 16,1 34,2 Thời gian chờđợi 38,1 15,4 19,4 27,1 Thủ tục vay phiền hà 35,4 11,6 17,4 35,6
Thời hạn cho vay không phù
hợp 36,8 12,3 27,7 23,2
Định mức cho vay cao 32,9 12,2 22,6 32,3
Lãi suất cao 31,6 7,7 12,3 48,4
Khảnăng tiếp cận tổ chức tín dụng
35,5 12,2 19,4 32,9
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Đối với những khó khăn khi tiếp cận tín dụng, các khó khăn thường gặp là yêu cầu tài sản thế chấp, thời gian chờ đợi, thủ tục vay, thời hạn cho vay, định mức cho vay cao, lãi suất cao và khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, ở các khó khăn khác nhau thì có những tỷ lệ các DN gặp ít hay nhiều khó khăn khác nhau. Vẫn có một tỷ lệ nhỏ dao động dưới 16% đã không có ý kiến về vấn đề này, có thể họ không quan tâm, hoặc sự ảnh hưởng của các vấn đề trên không đủ để họ nhận ra rằng có gặp khó khăn hay không.
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Trang 51
Nhìn chung, đối với tài sản thế chấp, thủ tục vay phiền hà, lãi suất cao và khả năng tiếp cận tín dụng gây nhiều khó khăn cho các DN (chiếm trên 30%, dao động từ 32,3% đến 48,4%). Trong đó, lãi suất cao là vấn đề gây khó khăn nhiều nhất cho KTTN Cần Thơ vì chiếm đến 48,4%. Các vấn đề về thủ tục vay phiền hà, tài sản thế chấp, khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng, định mức cho vay cao tạo có mức khó khăn gần nhau. Đối với thời hạn cho vay không phù hợp và thời gian chờ đợi cũng tạo nên áp lực tương đối cho các DN. Nhìn một cách tổng quan hơn thì các tỷ lệ khó khăn gần bằng nhau, cho thấy những khó khăn cũng gây ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động kinh doanh của các DN thuộc thành phần KTTN trên địa bàn TP. Cần Thơ.
4.1.5.2 Quy định, thủ tục pháp lý của nhà nước
Bảng 4.6 Cơ cấu các DN gặp khó khăn trong thủ tục đăng ký kinh doanh
Đơn vị: % Những vấn đề khó khăn Ít Không ý kiến Trung bình Nhiều Thủ tục cấp giấy phép 29,7 17,4 30,3 22,6 Chi phí cấp phép 32,9 16,1 31,7 19,3 Thời gian chờđợi 27,8 15,4 25,2 31,6 Số lần đi lại 42,6 10,3 27,7 19,3
Liên hệ nhiều đơn vị 36,7 12,9 29,1 21,3
Tư vấn của cán bộ 35,5 11,0 29,7 23,8
Nguồn: Kếtquả điều tra thực tế, 2013
Kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp có gặp vấn đề khó khăn khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh trên địa bàn TP. Cần Thơ năm 2013 ở bảng 4.6 cho thấy khoảng dao động từ 22,6% đến 23,8% các doanh nghiệp nói rằng họ gặp tương đối nhiều khó khăn đối với thủ tục cấp giấy phép (22,6 %), chi phí cấp phép (19,3%), thời gian chờ đợi khá lâu (31,6%), số lần đi lại nhiều (19,3%), phải liên hệ với nhiều đơn vị (21,3%) và tư vấn của cán bộ còn gây khó khăn (23,8%). Trong thủ tục thời gian chờ đợi, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn hơn các thủ tục khác, bởi vì ở nước ta, việc làm thủ tục đăng kí còn chậm và lu bu, phải qua nhiều chỗ, nhiều công đoạn, nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp này. Tiếp đến là số lần phải đi lại nhiều để xin đăng kí hoặc xác nhận ở nhiều đơn vị và sự tư vấn của cán bộ còn ít, còn khó hiểu,còn theo ý chủ quan, chưa tận tình nên gây ra không ít khó khăn cho các cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều doanh nghiệp nói rằng họ gặp rất
Trang 52
ít hoặc ít khó khăn trong thủ tục đăng ký kinh doanh. Có 29,6% các DN nói rằng họ gặp rất ít và ít khó khăn; chi phí cấp phép chiếm 32,9% DN; thời gian chờ đợi chiếm 27,8%; số lần đi lại nhiều chiếm 42,6%; liên hệ với nhiều đơn vị chiếm 36,7%; tư vấn của cán bộ còn gây khó khăn chiếm 35,5%. Cũng còn một số DN không ý kiến về những vấn đề này, có thể là họ không quan tâm hoặc do một số đáp viên không thể biết hoặc quản lý về vấn đề này. Nhìn chung, các DN còn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục đăng ký kinh doanh
4.1.5.3 Chủ trương, chính sách và dịch vụ hỗ trợ của Thành phố
Bảng 4.7 Cơ cấu các DN gặp khó khăn với chủ trương, chính sách của TP. Cần Thơ Đơn vị: % Những vấn đề khó khăn Ít Không ý kiến Trung bình Nhiều Tiếp cận thông tin về dịch vụ hỗ trợ 29,7 17,4 30,3 22,6 Ít có hội trao đổi hoặc sự trợ giúp từlãnh đạo 33,0 16,1 31,6 19,3 Dịch vụtư vấn pháp luật 27,8 15,5 25,2 31,5 Khảnăng dựbáo chính sách phát triển 42,7 10,3 27,7 19,3
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013
Nhìn chung, các DN thuộc KTTN của TP. Cần Thơ gặp không ít khó khăn đối với các chủ trương, chính sách của thành phố, nhưng với sự giúp đỡ, chủ trương khuyến khích của tỉnh thì các DN không còn gặp nhiều khó khăn hơn trước trong việc hỗ trợ để phát triển hoạt động kinh doanh. Các khó khăn về tiếp cận thông tin dịch vụ hỗ trợ, cơ hội trao đổi hoặc trợ giúp từ lãnh đạo, dịch vụ tư vấn pháp luật, khả năng dự báo chính sách phát triển được các DN đánh giá là gây tương đối nhiều những khó khăn cho họ, được dao động từ 19,3% đến 31,5%. Dịch vụ tư vấn pháp luật được cho là vấn đề mà nhiều DN gặp khó khăn nhất, chiếm 31,5%. Do thực tế, pháp luật nước ta còn nhiều vấn đề bất cập và còn ít các loại hình dịch vụ này để phục vụ cho nhu cầu này. Và tỷ lệ các DN đánh giá là gây nhiều khó khăn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn các DN đánh giá là gây ít khó khăn hơn.
Trang 53
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KTTN TẠI TP. CẦN THƠ ĐỘNG KINH DOANH CỦA KTTN TẠI TP. CẦN THƠ
4.2.1 Xác định và giải thích mô hình
Để phân tích các nhân tố có liên quan ảnh hưởng đến kết quảhoạt động kinh doanh củaKTTN, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố.
Trong nghiên cứu, do số lượng biến ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh thu nhập khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau, do đó số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến mộtsố lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Những nhân tố mới được tạo ra từ phân tích nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được biểu diễn qua mô hình sau:
F1 = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 +…+ AikXk Trong đó:
F1: ước lượng trịsố của nhân tố thứ i Wi: quyền số hay trọng số nhân tố k: số biến
X: các biến độc lập
4.2.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của KTTN của KTTN
4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta sẽ không biết được chính xác độ biến thiênvà độ lỗi của các biến.
Những số có hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Theo quy ước một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt nhất phải có hệ số α >= 0,8. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hay mới đối với đối tượng trả lời trong bối cảnhnghiên cứu. (Nunnally, 1978; Petrson, 1994; Stater, 1995).
Trang 54
Bảng 4.8 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Tên biến Tương quan biến tổng Alpha khi loại biến
Biến động của nền kinh tế 0,542 0,930
Hệ thống pháp luật 0,620 0,929
Các chính sách về thuế 0,587 0,929
Chính sách hỗ trợ của nhà nước 0,581 0,929
Chính sách hỗ trợ của địa phương 0,502 0,930
Hỗ trợ từ phía các hiệp hội 0,361 0,932
Thủ tục hành chính 0,595 0,929
Cơ sở vật chất, hạ tầng 0,556 0,930
Thủ tục thuê mua đất, mặt bằng 0,204 0,934
Nguồn nguyên liệu 0,563 0,929
Các thông tin về thị trường của doanh nghiệp 0,619 0,929
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ 0,470 0,930
Khả năng tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm 0,579 0,929
Thị phần của công ty 0,485 0,930
Trang thiết bị, công nghệ 0,453 0,931
Trình độ của người lao động 0,519 0,930
Khả năng tiếp cận thị trường vốn 0,549 0,930
Khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng, các tổ
chức cung cấp vốn 0,658 0,928
Thủ tục cho vay vốn 0,605 0,929
Các chính sách về lãi suất 0,556 0,930
Kinh nghiệm kinh doanh của DN 0,648 0,928
Quy mô của doanh nghiệp 0,522 0,930
Năng lực điều hành quản lý doanh nghiệp 0,592 0,929
Đáp ứng yêu cầu thị trường 0,511 0,929
Thỏa mãn nhu cầu khách hàng 0,930
Giảm gây ô nhiễm môi trường 0,440 0,931
Thực hiện trách nhiệm đối với NN 0,567 0,929
Trách nhiệm đối với tiêu dùng, xã hội 0,658 0,928
Tính liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội 0,571 0,929
Tạo công ăn việc làm 0,567 0,930
Trang 55
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha = 0,932 và có mộtbiến bị loại ra khỏi mô hình vì có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 đó là Thủ tục thuê mua đất (0,204).
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha thì phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory fator analysis) là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Thang đo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN được xác định bởi 30 biến quan sát và sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng phân tích Cronbach’s Alpha thì biến Thủ tục thuê, mua mặt bằng bị loại ra khỏi mô hình do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (theo Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Staler, 1995). Tiếp đến tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory fator analysis) để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.
Ta đặt giả thuyết: H0: các biến không có tương quan với nhau H1: có tương quan giữa các biến
Bảng 4.9 KMO và kiểm định Bartlett lần 1
KMO và kiểm định Bartlett Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (KMO)