Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 73)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2.3Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố

1 .4.3 Giới hạn không gian

4.2.3Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT

4.2.3Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố

Bảng 4.13 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố

Chỉtiêu Điểm

trung bình

Mức độ quan trọng

Nhóm 1: Năng lực ni tại và hiệu qu kinh

tế - xã hội 3,37 Trung bình

Kinh nghiệm kinh doanh của DN 3,38 Trung bình

Quy mô của doanh nghiệp 3,30 Trung bình

Năng lực điều hành quản lý doanh nghiệp 3,48 Quan trọng

Thỏa mãn nhu cầu khách hàng 3,54 Quan trọng

Trách nhiệm đối với người tiêu dùng, xã hội 3,23 Trung bình

Tạo công ăn việc làm 3,34 Trung bình

Trách nhiệm đối với Nhà nước 3,34 Trung bình

Nhóm 2: Yếu t Vn 3,00 Trung bình

Khả năng tiếp cận thị trường vốn 3,05 Trung bình

Khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng, các

tổ chức cung cấp vốn 2,98 Trung bình

Thủ tục cho vay vốn 2,89 Trung bình

Các chính sách về lãi suất 3,10 Trung bình

Nhóm 3: Thông tin, liên kết, trách nhiệm

ca DN 2,84 Trung bình

Giảm gây ô nhiễm môi trường 2,71 Trung bình

Nghiên cứu, phát triển sản phẩm 2,81 Trung bình

Trang 62

Thông tin thị trường của DN 2,97 Trung bình

Nhóm 4: Chính sách hỗ tr 2,69 Trung bình

Chính sách hỗ trợ của nhà nước 2,87 Trung bình

Chính sách hỗ trợ của địa phương 2,72 Trung bình

Hỗ trợ từ phía các hiệp hội 2,50 Không quan

trọng

Nhóm 5: Yếu tvĩ mô 2,96 Trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở vật chất, hạ tầng 2,99 Trung bình

Trang thiết bị, công nghệ 2,96 Trung bình

Chính sách thuế 3,01 Trung bình

Nguồn nguyên liệu 2,89 Trung bình

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS từ 155 quan sátnăm 2013

Từ kết quả của bảng thống kê điểm trung bình đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của KTTN trên địa bàn TP. Cần Thơ, có thể đánh giá chung số điểm trung bình đều ở mức trung bình và thuộc mức quan trọng và chủ yếu là mức trung bình. Trong đó, nhóm nhân tố 1 “Năng lực nội tại và hiệu quả kinh tế - xã hội” có điểm trung bình cao nhất (3,37), tiếp theo là nhóm nhân tố 2 “Yếu tố Vốn” có mức điểm trung bình cao thứ hai (3,00), nhóm nhân tố 5 “Yếu tố vĩ mô” có mức điểm trung bình cao thứ ba (2,96), nhóm nhân tố 3 “Thông tin, liên kết và nghĩa vụ của DN” đứng thứ 4 với mức điểm 2,84; cuối cùng là nhóm nhân tố 4 “Chính sách hỗ trợ” với mức điểm trung bình là 2,69. Nhìn chung, giữa các nhóm nhân tố với nhau không có sựchênh lệnh nhiều với nhau và khá là gần nhau.

Kết quảnghiên cứu có thểnói lên rằng, những năng lực thuộc bên trong doanh nghiệp là tiền đề và bàn đạp cho mục đích kinh doanh của doanh nghiêp, trách nhiệm xã hội giúp là động lực để DN phát triển hoạt động của mình, nên các yếu tốnày có mức ảnh hưởng cao nhất trong 5 nhóm các yếu tố. Trong đó thì yếu tố thỏa mãn nhu cầu khách hàng có mức độ quan trọng cao nhất với điểm trung bình là 3,54 và yếu tố đáp ứng yêu cầu thị trường cũng được đánh giá là quan trọng gần như nhau trong việc ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của KTTN với điểm trung bình là 3,54 . Để tồn tại và hoạt động hiệu quả thì DN phải có những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, đáp ứng đúng yêu cầu thị trường thì mới có thể đứng vững trên thương trường được.

Yếu tố vốn được bao hàm ở đây bởi khả năng tiếp cận vốn; khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung cấp vốn; thủ tục cho vay vốn

Trang 63

và các chính sách lãi suất có mức điểm trung bình gần nhau và đều ở mức trung bình, có sựảnh hưởng tương đối đối với kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với thành phần KTTN tại TP. Cần Thơ, vì các DN ở đây thường là tự có nguồn vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp nên vấn đề này cũng không là quan trọng nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của họ cho nên điểm trung bình cho cảnhóm là đứng thứ 2.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, hệ thống pháp luật, chính sách thuếlà bàn đạp cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp trở nên hiệu quảhơn nên cũng có mức độ quan trọng tương đối và gần bằng với mức độ quan trọng của Yếu tố vốn. Trong đó, yếu tố chính sách thuế được đánh giá với điểm trung bình cao nhất là 3,01. Đúng vậy, nghĩa vụ quan trọng của một DN đó chính là đóng thuế và việc định mức và chính sách thuế sẽ là nhân tố được các DN quan tâm vì nó có thâm hụt nhiều đến lợi nhuận của DN hay không.

Yếu tố Thông tin, liên kết và trách nhiệm của DN được đánh giá với mức độ quan trọng thấp, tất cả các nhân tố đều ở mức trung bình, trong đó Thông tin thị trường của DN có mức điểm cao nhất, khi muốn hoạt động có hiệu quả hơn thì các DN cần phải nắm bắt được những thông tin thị trường thật rõ ràng thì mới có những chiến lược, chính sách phù hợp giúp cho việc kinh doanh trởnên hiệu quảhơn. Liên kết với các DN, hiệp hội sẽ tạo nên một khối vững mạnh để DN có thể trụ vững trên thương trường. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm sẽ làm cho DN phát triển thêm nữa và vấn đề giảm ô nhiễm môi trường chưa được thật sự quan tâm với mức điểm thấp nhất của yếu tố chung này.

Yếu tố Chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của Địa phương, của các Hiệp Hội được đánh giá là thấp nhất vì có thểởđây, các DN không cần thiết với sự hỗ trợ của các cơ quan này vì hầu hết các DN này chỉ sản xuất, phân phối sản phẩm trong tỉnh, trong khu vực, trong nước nên việc hỗ trợkhông nhiều.

4.2.4 Phân tích mức độ quan trọng của các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quảhoạt động kinh doanh của KTTN

Phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong bài để phân tích các nhân tố (biến độc lập) ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh (biến phụ thuộc)của KTTN. Kết quả phân tích hồi quy đa biến xác định được các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quảhoạt động kinh doanh của KTTN.

Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của KTTN được xác định là:

Trang 64

Y = f(F1, F2, F3, F4, F5).

Với: Y là biến phụ thuộc, Y được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của các biến trong quan sát.

Các biến F1, F2, F3, F4, F5 được định lượng bằng việc tính điểm trung bình của các biến quan sát nằm trong nhân tố đó.

Bảng 4.14Diễn giải các biến đưa vào mô hình

Biến Diễn giải Kì vọng

F1 Năng lực nội tại và hiệu quả kinh tế - xã hội +

F2 Yếu tố vốn +

F3 Thông tin, liên kết, trách nhiệmcủa DN +

F4 Chính sách hỗ trợ +

F5 Yếu tố vĩ mô +

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh 34,6%, nghĩa là 34,6% sự biến thiên của Y được giải thích bởi các biến độc lập đưa vào mô hình àMức độ phù hợp của mô hình tương đối. Hệ số Sig.F = 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α = 5%, chứng tỏ mô hình hồi quy có ý nghĩa.

Hệ số Durbin –Watson của mô hình d = 1,799, chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tượng quan (Mai Văn Nam, 2008). Đồng thời hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10, do đó mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008).

Theo kết quả phân tích hồi quy đa biến, trong số 5 biến độc lập đưa vào mô hình thì có 3 biến có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, đó là Năng lực nội tại và hiệu quả kinh tế- xã hội, Yếu tố vốn và Thông tin, liên kết, trách nhiệm của DN. Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số B, hệ số B của nhân tố nào càng lớn thì mức độ tác động đến biến Y càng nhiều. Trong đó dựa vào hệ số hồi quy được chuẩn hóa cho thấy nhân tố Năng lực nội tại và trách nhiệm chung của doanh nghiệp có mức ảnh hưởng mạnh nhất (0,175), tiếp đó là Thông tin, liên kết, trách nhiệm của DN (0,110) và Yếu tố vốn có mức tác động thấp nhất (0,081). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 65

Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Tên biến Hệ số hồi quy chưa được chuẩn hóa Hệ số hồi quy được chuẩn hóa Sig. VIF Hằng số 1,152 – 0,000

F1: Năng lực nội tại và hiệu

quả kinh tế - xã hội 0,175 0,277 0,001 1,636

F2: Yếu tố vốn 0,081 0,168 0,041 1,565

F3: Thông tin, liên kết, trách

nhiệmcủa DN 0,110 0,165 0,059 1,759

F4: Chính sách hỗ trợ 0,041 0,076 0,315 1,352

F5: Yếu tố vĩ mô 0,067 0,103 0,235 1,772

Hệ số Sig.F 0,000

Hệ số R2hiệu chỉnh 0,346

Hệ sô Durbin – Watson 1,799

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013

Từ bảng trên, phương trình hồi quy ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanhđược hình thành như sau:

Y = 1,152 + 0,175F1 + 0,081F2 + 0,110F3

Trong đó:

Y: Kết quảhoạt động kinh doanh(biến phụ thuộc) F1: Năng lực nội tại và hiệu quả kinh tế - xã hội F2: Yếu tố vốn

F3: Thông tin, liên kết và trách nhiệmcủa DN

Nhận xét về các biến có ý nghĩa cho thấy:

¯Năng lực nội tại và hiệu quả kinh tế - xã hội: biến này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1% và có mối tương quan thuận chiều với kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy, khi các yếu tố khác không đổi, Năng lực nội tại và trách nhiệm chung của doanh nghiệp tăng lên thì kết quả hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên. Trên thực tế, những năng lực thuộc bên trong doanh nghiệp là tiền đề và bàn đạp giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, vì thế khi năng lực nội tại được nâng cao lên thì kết quả kinh doanh của DN sẽ

Trang 66

tăng lên. Năng lực nội tại được xem xét ở đây bao gồm các nhân tố như kinh nghiệm, quy mô, năng lực điều hành. Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp cho việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý điều hành có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chấtquyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh tế- xã hội ngày nay đã được quan tâm hơn, khi một doanh nghiệp hoạt động với việc nâng cao được hiệu quả vềxã hội thì sẽ được tin tưởng và hoạt động sẽ được tốt hơn, cho nên khi các DN chú ý thực hiện tốt mặt này thì sẽ có được kết quả cao hơn trong mục đích kinh doanh của mình.

¯Yếu tố vốn: kết quả nghiên cứu cho thấy, biến Yếu tố vốn có ý nghĩa 5% về mặt thống kê và tác động thuận chiều với kết quả hoạt động kinh doanh. Nghĩa là nếu tác động của yếu tố vốn là tích cực thì kết quảhoạt động kinh doanh sẽ tăng, khi các yếu tố khác không đổi. Đúng vậy, vấn đề vốn là không thể thiếu để thành lập một DN và những khả năng tiếp cận, các thủ tục có dễdàng hay không và chính sách lãi suất có phù hợp hay không sẽgiúp cho DN phát triển nhanh chóng hơn trong mục đích kinh doanh. Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thểhuy động vào kinh doanh, khảnăng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.

Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.Tuy nhiên, đối với thành phần KTTN tại TP. Cần Thơ, vì các DN ởđây thường là tự có nguồn vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp nên vấn đề này cũng không là quan trọng nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của họcho nên có hệ số thấp nhất trong ba biến.

¯Thông tin, liên kết, trách nhiệmcủa DN: biến này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 10% và có ảnh hưởng cùng chiều vớikết quả hoạt động kinh doanh . Tức là khi các yếu tố khác không đổi, thông tin thị trường của DN tăng lên, tính liên kết với các DN khác, với hiệp hội chặt chẽ hơn và nghĩa vụ

Trang 67

việc giảm ô nhiễm môi trường được nâng cao hơn thì kết quảhoạt động kinh doanh cũng sẽ tăng lên. Thông tin được coi là một hàng hóa, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hóa. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu, về công nghệ kĩ thuật, về người mua, về đối thủ cạnh tranh, về kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự thay đổi chính sách của Nhà nước và các nước khác có liên quan. Trong kinh doanh biết mình, biết người và hiểu rõ được đối thủ sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phướng hướng và chiến lược kinh doanh.

Trong kinh doanh cần thiết phải có sự liên kết, gắn bó với nhau giữa các cơ quan, đoàn thể có liên quan. Liên kết với các DN, hiệp hội sẽ tạo nên một khối vững mạnh để DN có thể trụ vững trên thương trường, với chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Ngày nay, việc làm giảm ô nhiễm môi trường sẽlà vấn đềkhông làm tốn kém khi có thiệt hại xảy ra hoặc sẽ được nhà nước, xã hội tin tưởng hơn và không bị từ chối trong thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4 Phân tích sựkhác biệt mức độảnh hưởng của các nhóm nhân

tố đối với một số thông tin và giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh với thong tin về doanh nghiệp

- S khác biệt mức độảnh hưởng của nhóm nhân tố theo loại hình DN:

Để kiểm định xem ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố hay không nên tiến hành phân tích phương sai một yếu tố. Với kết quả phân tích cho ra Sig của cả 5 nhóm yếu tố đều lớn hơn 0,05 nên phương sai của các nhóm bằng nhau nên ta sẽ tiếp tục phân tích Anova sâu để xem xét rõ hơn vấn đề này.

Kiểm định Levene

H0: Phương sai tổng thể đồng nhất

H1: Phương sai tổng thể không đồng nhất

Kiểm định ANOVA

H0: Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là như nhau

Trang 68

H1: Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau

Theo kết quả phân tích Anova sâu nhận thấy rằng, giữa các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% (p-value >α= 0,05). Như vậy, các loại hình doanh nghiệp khác nhau đánh giá mức độ quan trọng đều như nhau, tức là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh KTTN đều

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tp. cần thơ (Trang 73)