6. Kết cấu của Luận văn
1.2. Những vấn đề lý luận chung về quản lý hoạt động cho vay của Quỹ tín
1.2.5. Các nhân tổ chính ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động cho vay của Quỹ
của Quỹ tín dụng Nhân dân
1.2.5.1. Môi trƣờng kinh tế - xã hội
Môi trƣờng kinh tế - xã hội, nơi Quỹ tín dụng Nhân dân hoạt động, tác động đến hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân. Khi hoạch định chính sách, Quỹ cần phải đặc biệt chú ý:
Một là, năng lực về nguồn vốn và khả năng sản xuất-kinh doanh của thành viên
Một môi trƣờng tốt cho hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân phải tập trung đƣợc nhiều khách hàng cung cấp tiền gửi cho Quỹ tín dụng Nhân dân; đồng thời, phải có các thành viên vay tiền làm ăn tốt để tạo sản phẩm “đầu
ra”, giúp Quỹ tín dụng Nhân dân có đƣợc lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và huy động. Điều này không phải do Quỹ tín dụng Nhân dân mà là do khách hàng và sức khỏe của nền kinh tế trên địa bàn hoạt động quyết định.
Hai là, tốc độ tăng trưởng kinh tế
Điều hiển nhiên là muốn cho vay tăng trƣởng an toàn - bền vững - hiệu quả thì phải có một nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, hiệu quả và ổn định. Khi nền kinh tế có đà tăng trƣởng nhanh, cá nhân, hộ gia đình vay vốn để mở rộng SX-KD, đây là giai đoạn Quỹ tín dụng Nhân dân áp dụng chính sách tăng trƣởng quy mô dƣ nợ. Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên tăng trƣởng nhanh, thu nhập của ngƣời lao động cũng sẽ tăng theo. Phần thu nhập tăng thêm họ sẽ gửi tiết kiệm để kiếm lời và tích lũy dần mua sắm thêm tài sản. Có thêm thu nhập, nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng lên, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại khu vực tăng, sẽ tác động trở lại đến việc mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ của ngƣời dân và ngƣời dân cần vốn để đáp ứng những mục tiêu đó nhƣ vậy Quỹ tín dụng Nhân dân sẽ giải ngân cho vay sẽ an toàn và hiệu quả. Nhƣng khi nền kinh tế bƣớc vào chu kỳ suy thoái, hạn chế đầu tƣ hoặc các chính sách bị thắt chặt thì Quỹ tín dụng Nhân dân cần áp dụng chính sách thu hẹp quy mô cho vay, hạ hạn mức cho vay để giảm thiểu rủi ro.
Ba là, các nguồn lực sử dụng trong quá trình SX-KD
Vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên, lao động đƣợc các nhà SX-KD hết sức quan tâm. Việc khai thác chúng một cách có hiệu quả sẽ góp phần phát huy đƣợc tiềm năng và lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng. Đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp, do đặc điểm chịu sự tác động rất lớn của các điều kiện tự nhiên, nên nhân tố này có ảnh hƣởng lớn đến việc đầu tƣ cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân mà các Quỹ tín dụng Nhân dân phải tính toán để hoạch định quản lý cho vay cho phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng.
Yếu tố phong tục, tập quán và chính trị - xã hội có ảnh hƣởng đến quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân. Điều này là hiển nhiên vì hoạt động phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh của thành viên luôn gắn với phong tục, tập tục, tập quán của ngƣời dân và hoạt động chính trị - xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Muốn kinh tế phát triển ổn định, phải có một thể chế chính trị mạnh và ổn định phù hợp với phong tục, tập quán của ngƣời dân, thành viên nơi đó. Vì vậy khu vực nào có chính trị ổn định phù hợp với phong tục, tập quán của ngƣời dân thì trật tự xã hội nơi đó đƣợc duy trì tốt, kinh tế sẽ phát triển. Kinh tế phát triển tốt sẽ góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngƣợc lại, khi chính trị - xã hội bất ổn, sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế; khi nền kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị và trật tự xã hội sẽ có diễn biến phức tạp.
1.2.5.2. Nhân tố con ngƣời
Nếu Quỹ tín dụng Nhân dân có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, hiểu biếu về khoa học-kỹ thuật và am hiểu về phong tục tập quán của ngƣời dân thì sẽ áp dụng những quy định của pháp luật vào quản lý, vào xây dựng hệ thống văn bản nội bộ một cách khoa học và sát với thực tiễn. Các văn bản nội bộ về cho vay và quản lý cho vay phù hợp sẽ giúp Quỹ tín dụng Nhân dân quản lý nguồn vốn cho vay đƣợc an toàn và hiệu quả.
Nếu cán bộ tín dụng hiểu biếu về khoa học-kỹ thuật và am hiểu về phong tục tập quán của ngƣời dân, của thành viên sẽ hƣớng dẫn thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, chồng trọt nâng cao hiểu quả sử dụng nguồn vốn, thành viên làm ăn có lãi từ đó thực hiện nghiêm túc các quy định với Quỹ tín dụng Nhân dân đảm bảo nguồn vốn đƣợc bảo toàn, sinh lời từ đó góp phần trong việc quản lý nguồn vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân.
trấn mà cán bộ làm việc tại Quỹ tín dụng Nhân cán bộ chủ yếu là ngƣời đại phƣơng rất khó chánh những mối quan hệ dòng họ, xóm làng, anh em đó là những yếu tố làm lảy sinh thiếu trung thực trong xét duyệt cho vay.
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng Nhân dân: Nhiều Quỹ tín dụng Nhân dân trong quá trình hoạt động còn lẫn lộn giữa quản trị và điều hành, việc phân cấp quyết định cho vay còn chung chung chƣa cụ thể
1.2.5.3. Nhân tố về lãi suất cho vay
Quỹ tín dụng Nhân dân hoạt động không phục vụ mục tiêu chính là tƣơng trợ, giúp đỡ thành viên là chính mà chạy theo lợi nhuận thì ắt hẳn phải áp dụng mức lãi suất cho vay cao so với mặt bằng chung lãi suất cho vay trên cùng địa bàn, nếu tình trạng này kéo dài khách hàng vay vốn sẽ không vay tiền tại Quỹ tín dụng Nhân dân, những khách hàng muốn vay và mong muốn đƣợc vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân tại thời điểm đó là những khách hàng ít có hoặc không có uy tín, phƣơng án sản xuất-kinh doanh kém khả thi, đầu tƣ vào các ngành, khu vực kinh tế mạo hiểm, tài sản thế cấp không đảm bảo. Mặt khác vốn huy động của Quỹ tín dụng Nhân dân huy động đƣợc tồn đọng nhiều, để đảm bảo duy trì, có tiền trả lãi tiền huy động và để tồn tại Quỹ tín dụng Nhân dân cho những khách hàng này vay thì khả năng quản lý nguồn vốn, khả năng trả nợ tiền vay của khách hàng kém nhƣ vậy nguồn vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân khó bảo toàn dẫn đến mất vốn và ngƣợc lại.
1.2.5.4. Công nghệ, máy móc và phần mềm hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân
Quỹ tín dụng Nhân dân có trang thiết bị, máy móc, phần mềm kế toán để phục vụ làm việc, theo rõi tiên tiến sẽ phục vụ kịp thời nhu cầu về tiền gửi, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác, nâng cao uy tín đối với khách hàng. Đồng thời, giúp cho Hội đồng quản trị, ban Giám đốc, ban Kiểm soát có những thông tin kịp thời, chính xác về tình hình hoạt động cho vay để có
những điều chỉnh cho phù hợp.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN