Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân thị trấn việt lâm huyện vị xuyên tỉnh hà giang (Trang 56 - 59)

6. Kết cấu của Luận văn

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy đƣợc từ sách, báo, tạp trí, internet mà có liên quan đến Quỹ tín dụng Nhân dân nói chung và liên quan đến Quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân nói riêng.

Tác giả sẽ thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học, ví dụ nhƣ các sách, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các báo cáo khoa học khác. Các nguồn tài liệu này sẽ đƣợc đề cập chi tiết ở phần sau của chƣơng này.

Nguồn dữ liệu bên trong Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm: Luận văn tham khảo các quy chế, quy định, các quyết định liên quan đến cho vay, các báo cáo kết quả hoạt động của Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm qua các năm; kết quả công tác cho vay và thu nợ qua các tháng, các năm. Nguồn dữ liệu bên ngoài Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm: Luận văn còn sử dụng các Quyết định, quy định, công văn hƣớng dẫn của Ngân hàng nhà nƣớc liên quan đến quản lý cho vay, các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và tạp chí khác có tƣ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó sẵn có, không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nƣớc vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên, đây là những dữ liệu đã đƣợc

nghiên cứu và đánh giá trƣớc đó bởi những tác giả trƣớc nên việc áp dụng các dữ liệu này vào đề tài nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu sẽ sai lệch về thời gian và kết quả vì thế sẽ không chính xác.

Đề tài này sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm sử dụng các dữ liệu này để làm dữ liệu phụ, còn dữ liệu chính sẽ là các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập tại thời điểm nghiên cứu đề tài.

2.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu, những thông tin đƣợc thu thập bởi chính ngƣời nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu đề tài. Dữ liệu sơ cấp không bao gồm các dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây về đề tài Quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

+ Đề tài thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu về hoạt động cho vay của dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến hết năm 2013; sự chỉ đạo quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan.

+ Thông qua trao đổi trực tiếp các thông tin với các Cán bộ thực hiện công tác cho vay tại Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm.

+ Thông qua giao tiếp với các cơ quan quản lý trực tiếp Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm, ngƣời dân, Thành viên có vay vốn, sử dụng vốn của Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm.

Ƣu điểm của dữ liệu sơ cấp là nó phù hợp với đề tài nghiên cứu, bởi phát sinh từ nhu cầu cần thiết các số liệu, dữ liệu dành riêng cho báo cáo, công trình này nên các dữ liệu sơ cấp mới đƣợc thu thập. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu sơ cấp hạn chế về độ tin cậy của dữ liệu, đòi hỏi tác giả phải có các căn cứ chọn mẫu vững chắc, xử lý số liệu hiệu quả để tăng độ chính xác và hiệu quả của các dữ liệu sơ cấp.

pháp sau:

- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát cán bộ thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý, các hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

- Phƣơng pháp khảo sát: Điều tra, khảo sát một số hộ Thành viên đang vay vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm.

- Phƣơng pháp liên lạc: Thông qua điện thoại, trao đổi với các cá nhân có liên quan để thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp.

2.1.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu

Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu đƣợc tác giả sử dụng là các phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ nhƣ phần mềm Excel để tính toán cả chỉ tiêu và phần mềm Word để ghi nhận lại các thông tin. Trong đó, phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều nhất trong luận văn này.

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính và là công cụ hữu hiệu trong tính toán, tổng hợp các dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp này với hai nguyên tắc cơ bản:

- Gốc để so sánh: là số liệu của kỳ trƣớc, của các năm, các giai đoạn trƣớc...

- Các chỉ tiêu sử dụng

+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: Để thấy đƣợc sự biến động trong quá trình hoạt động của QTDND Thị trấn Việt Lâm qua các thời kỳ.

+ So sánh bằng số tƣơng đối: Để thấy đƣợc tốc độ phát triển về mặt quy mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.

+ So sánh theo chiều dọc: Nhằm xác định tỷ lệ tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong một kỳ của từng báo cáo tài chính so với các kỳ khác.

+ So sánh theo chiều ngang: Đánh giá chiều hƣớng biến động của từng chỉ tiêu qua các kỳ.

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ gia đình thành viên, hiệu quả nguồn vốn cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm, ví dụ nhƣ số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân thị trấn việt lâm huyện vị xuyên tỉnh hà giang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)