6. Kết cấu của Luận văn
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn
3.2.4. Quản lý hoạt động cho vay của QTDND Thị trấn Việt Lâm
3.2.4.1. Quản lý đối tƣợng vay vốn tại QTDND Thị trấn Việt Lâm - Đối tƣợng vay vốn
Đối tƣợng vay vốn là các thành viên của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm vay vốn phục vụ cho mục đích mà pháp luật không cấm.
Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm cho vay khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống, cƣ trú thƣờng xuyên, làm việc, kinh doanh trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm.
Ngoài ra còn cho vay cầm cố đối với các khách hàng là thành viên, không phải là thành viên, không nằm trong địa bàn hoạt động mà có tiền gửi tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm.
Đối với những cá nhân có tài sản và đăng ký tạm trú có thời hạn trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm cũng có thể đƣợc xem xét cho tham gia thành viên và đƣợc vay vốn nếu đủ điều kiện vay (trƣờng hợp không có đăng ký tạm trú có thời hạn phải có giấy chứng nhận kinh doanh hoặc đƣợc UBND xã, Thị trấn xác nhận có sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoạt động của qũy).
- Những nguyên tắc Quản lý đối tƣợng vay
+ Nắm vững thông tin trƣớc khi quyết định cho vay
Trong giải quyết cho vay trƣớc khi quyết định cho vay cần phải nắm bắt đầy đủ những thông tin chính xác có liên quan thì mới tránh đƣợc những thiệt hại do sai lầm thiếu thông tin gây ra. Trong việc cho khách hàng vay vốn, nếu không có đủ những thông tin cần thiết về thành viên vay vốn thì rất dễ dàng bị thiệt hại do không đòi đƣợc nợ hoặc nợ quá hạn tăng lên.
Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm hoạt động trên địa bàn cán bộ tín dụng cần phải am hiểu tƣờng tận các đặc điểm trên địa bàn hoạt động
nhƣ: tình hình kinh tế, xã hội, lịch sử, đất đai, hạ tầng cơ sở, tài nguyên, dân cƣ, vốn liếng, của cải, bất động sản, tài sản lƣu động, các quan hệ giao lƣu kinh tế, tài chính của ngƣời dân, phong tục tập quán… bằng các số liệu thống kê cụ thể, chính xác do cán bộ phụ trách địa bàn tự điều tra, sƣu tầm có thể tin cậy đƣợc để làm căn cứ quyết định cho vay.
Hiện tại trong nền kinh tế thị trƣờng vận động, biến đổi không ngừng nên hàng ngày cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn thƣờng xuyên theo dõi diễn biến của các thị trƣờng hàng hoá, thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng tài chính, sản lƣợng các sản phẩm chủ yếu của các ngành kinh tế trên đại bàn, các chính sách kinh tế tài chính, đầu tƣ, lãi suất, thuế, các đạo luật mới ban hành, những biến động về giá cả sản phẩm làm ra của thành viên, thu chi ngân sách, những biến động có liên quan trực tiếp đến những ngƣời vay tiền để dự kiến các giải pháp giải quyết trƣớc mắt cũng nhƣnh trong thời gian tiếp theo.
Có những thông tin kinh tế chung là điều cần thiết không thể thiếu đƣợc, nhƣng nhƣ vậy vẫn chƣa đủ, còn phải có thông tin nhiều mặt về thành viên vay vốn. Phải tiếp cận, kiểm tra tính khả thi của dự án đầu tƣ, của quy trình sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập, nguồn gốc tài sản đảm bảo tiền vay, uy tín cũng nhƣ tính tự giác của khách hàng, ngoài ra phải đánh giá đƣợc trình độ sản xuất, trình độ quản lý và các mối quan hệ của khách hàng để không có rủi ro khi quyết định cho vay nhằm đảm bảo nguồn vốn không mất vốn đặc biệt khi các món vay càng lớn.
+ Lựa chọn đối tƣợng vay
Sự lựa chọn trong cho vay nảy sinh bởi vì những khách hàng rất kém tín nhiệm lại là những khách hàng thƣờng xếp hàng để vay tiền, những khách hàng vay tiền với những dự án đầu tƣ thiếu hiệu quả, có nhiều rủi ro và nhƣ vậy những khách hàng này khao khát muốn nhận món vay nhất. Mặt khác, rủi ro đạo đức nảy sinh trong vay nợ bởi vì những khách hàng vay tiền
có ý muốn thực hiện những hoạt động không đáng mong muốn theo quan điểm của ngƣời cho vay, khi những khách hàng vay đã có món tiền vay, họ dễ có thể đầu tƣ vào những dự án có rủi ro cao. Để đảm bảo nguồn vốn, cho vay không bị thất thoát Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm phải vƣợt qua những vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức này, những vấn đề khiến cho sự vỡ nợ có thể xảy ra. Sự cố gắng của cán bộ để giải quyết các vấn đề này giúp ta giải thích những nguyên tắc quản lý các món tiền cho vay sau đây:
+ Sàng lọc và giám sát khác hàng
Lựa chọn đối nghịch trong cho vay đòi hỏi rằng Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm phải lọc những khách hàng mạo hiểm vay tín dụng có triển vọng tốt ra khỏi những khách hàng mạo hiểm vay tín dụng có triển vọng xấu, nhờ vậy các món tiền cho vay sẽ có lợi. Nhằm thực hiện việc sàng lọc một cách có hiệu quả, Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm phải tập hợp thông tin tin cậy, đầy đủ về những khách hàng vay tiền có triển vọng. Sàng lọc một cách có hiệu quả và tập hợp thông tin, tạo ra một nguyên tắc quan trọng của việc quản lý món tiền cho vay. Khi khách hàng đến vay vốn, Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm nắm bắt thông tin về khách hàng này và tiến hành phân tích xem khách hàng này có phải là ngƣời mạo hiểm và tín dụng có triển vọng tốt đến mức nào, nó dự báo liệu khách hàng đó có khó khăn khi tanh toán món tiền vay hay không.
Việc giám sát và cƣỡng chế thi hành những quy định hạn chế: Một khi một món tiền cho vay đƣợc thực hiện, hành viên vay có ý muốn tiến hành những hoạt động rủi ro để món vay này có thể ít có khả năng thanh toán. Để giảm bớt tính chất có thể nhƣ vậy của rủi ro đạo đức, QTDND Thị trấn Việt Lâm phải theo nguyên tắc quản lý tiền vay bằng cách giám sát những hoạt động của thành viên vay để xem liệu họ có tuân theo những quy định hay
không và cƣỡng chế thi hành những quy định nếu họ không tuân theo. + Quan hệ khách hàng lâu dài
Một cách nữa để QTDND Thị trấn Việt Lâm thu đƣợc thông tin về những ngƣời vay tiền là nhờ quan hệ khách hàng lâu dài. Đó là một nguyên lý quan trọng khác của việc quản lý tiền cho vay. Quan hệ khách hàng lâu dài giúp cho QTDND Thị trấn Việt Lâm có thể đối phó với những sự bất ngờ rủi ro đạo đức mà Quỹ không lƣờng trƣớc đƣợc ở lúc ban đầu. Ngoài ra, các điều khoản trong thoả ƣớc về mức tín dụng này đòi hỏi khách hàng đó cung cấp thƣờng xuyên cho Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm những thông tin về tình hình thu nhập, tài sản có và tài sản nợ, về các hoạt động kinh doanh…một thoả ƣớc về mức tín dụng là một phƣơng pháp rất hữu hiệu để giảm chi phí cho việc sàng lọc và tập hợp thông tin của ngân hàng .
3.2.4.2. Quản lý hình thức cho vay và quy trình cho vay của QTDND Thị trấn Việt Lâm
Để quản lý chặt chẽ các hình thức cho vay và quy trình cho vay, Quỹ đã có những quy định cụ thể
* Hình thức cho vay
Cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm đƣợc thực hiện theo tiêu thức khác nhau với 4 loại hình chủ yếu sau:
- Một là: Căn cứ vào thời hạn cho vay, gồm có:
+ Cho vay ngắn hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời gian từ 12
tháng trở xuống, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn của thành viên.
+ Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 đến 60
tháng đối với nhu cầu của khách hàng đầu tƣ tài sản cố định, cải tiến thiết bị, những dự án đầu tƣ sản xuất có quy mô vừa và nhỏ thu hồi vốn nhanh.
- Hai là: Căn cứ vào tài sản đảm bảo
trấn Việt Lâm bao gồm:
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo: Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn
Việt Lâm cho vay không có đảm bảo chiếm tỷ lệ thấp, chỉ cho vay những món vay không quá 2.000.000đ (hai triệu đồng/món/hộ thành viên) tuy nhiên những hộ thành viên vay không có tài sản thế chấp là thành viên của quỹ và ở ngay trên địa bàn.
+ Cho vay có tài sản đảm bảo: Tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn
Việt Lâm cho vay thành viên đòi hỏi phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- Ba là: Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay.
Theo tiêu thức này hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm bao gồm:
+ Cho vay sản xuất lƣu thông hàng hoá: Quỹ tín dụng Nhân dân Thị
trấn Việt Lâm cho vay đối với thành viên sử dụng nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh và lƣu thông hàng hoá.
+ Cho vay tiêu dùng: Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm cho
thành viên vay với mục đích xây mới, sửa chữa nhà ở, mua sắm phƣơng tiện đi lại, đồ dùng gia đình…
+ Cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp: Quỹ tín dụng Nhân dân
Thị trấn Việt Lâm cho thành viên vay với mục đích chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy sản, mua đất phục vụ nông nghiệp, mua cây giống, mua phân bón, máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…
+ Cho vay theo ngành nghề kinh tế: Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn
Việt Lâm cho thành viên vay để sử dụng vốn vào mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ…
Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm cho thành viên vay để sử dụng vốn vào mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, tiêu dùng…
3.2.4.3. Quy trình cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm Thị trấn Việt Lâm
Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm thực hiện quy trình cho vay vốn đúng quy định với các trình tự sau:
Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập trong thẩm định của từng cá nhân; phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
Quy trình nghiệp vụ cho vay đƣợc áp dụng cho tất cả các loại hình cho vay, bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.
Trình tự thực hiện các bƣớc tiến hành trong quá trình cấp tín dụng: Từ khi nhận hồ sơ, kiểm tra thẩm định, quyết định cho vay đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng thƣờng đƣợc chia thành từng giai đoạn bao gồm:
- Bƣớc 1: Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay - Bƣớc 2: Quy trình phát triển tiền vay
- Bƣớc 3: Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay - Bƣớc 4: Quy trình thu hồi nợ vay
Trong mỗi quy trình đƣợc phân định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo tham gia xét duyệt cho vay. Cụ thể là:
a. Bước 1: Thẩm định và xét duyệt cho vay
Cán bộ tín dụng phổ biến cho thành viên về chính sách cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm và xem xét các điều kiện của thành viên vay vốn có thể đáp ứng đƣợc nhƣ: hình thức đảm bảo, thời hạn, lãi suất,
đúng quy định hiện hành của pháp luật và của các quy định của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm.
b. Bước 2: Quy trình phát triển tiền vay
- Giải ngân:
CBTD hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu in sẵn.
+ Trình duyệt giải ngân
+ Sau khi hợp đồng đã đƣợc giám đốc phê duyệt CBTD phụ trách địa bàn nhận lại hợp đồng đã đƣợc Giám đốc ký duyệt cho vay.
+ CBTD địa bàn chuyển hồ sơ vay vốn đã đƣợc Giám đốc ký duyệt cho Cán bộ Kế toán phụ trách cho vay.
+ Cán bộ Kế toán phụ trách cho vay thực hiện nghiệp vụ giải ngân cho vay.
- Theo dõi, kiểm tra khoản vay:
CBTD địa bàn thƣờng xuyên quản lý, theo dõi khoản vay theo nội dung sau:
+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. + Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ.
+ Kiểm tra tại hiện trƣờng, thực tế tại gia đình vay vốn. + Lập biên bản kiểm tra.
- Theo dõi, phân tích khách hàng về:
+ Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Theo dõi, phân tích tình hình tài chính.
+ Theo dõi, phân tích bảo đảm tiền vay.
c. Bước 3: Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay
Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, bao gồm kiểm tra trƣớc khi cho vay, trong khi cho vayvà sau khi cho vay.
Việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn là quá trình thực hiện các bƣớc công việc kiểm tra sau khi cho vay nhằm hƣớng dẫn, đôn đốc ngƣời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng thời hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
Kiểm tra lần 1: Sau khi giải ngân tùy theo mục đích sử dụng vốn vay mà cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn bố trí thời gian đi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của thành viên vay vốn có đúng với mục đích đã cam kết không và lập báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay.
Kiểm tra định kỳ: Sau kiểm tra lần 1 cán bộ phụ trách địa bàn chủ
động thời gian nhƣng không quá 1 qúy 1 lần tái kiểm tra sử dụng vốn vay. - Xử lý vi phạm: Quỹ tín dụng Thị trấn Việt Lâm căn cứ vào kết quả kiểm tra nêu trên, tuỳ theo mức độ vi phạm để quyết định biện pháp xử lý cho phù hợp: Tạm dừng cho vay; Chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trƣớc hạn hoặc khởi kiện trƣớc pháp luật
d. Bước 4: Quy trình thu hồi nợ vay và xử lý phát sinh
- Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng.
CBTD địa bàn thƣờng xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán, sổ sách... và phần mềm kế toán để có thông báo trả nợ gốc, lãi cho khách hàng trƣớc 05 ngày làm việc.
- Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay:
Trong quá trình theo dõi khoản vay, CBTD địa bàn báo cáo trƣởng phòng kinh doanh và trƣởng phòng kinh doanh báo cáo Giám đốc kịp thời những phát sinh bất lợi liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời đề xuất những phƣơng án xử lý khả thi.
* Chuyển nợ quá hạn
trả đƣợc nợ hoặc trả không đầy đủ và không đƣợc Quỹ tín dụng Nhân dân chấp thuận cho gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi thì phải chuyển toàn bộ số dƣ nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn.
3.2.4.4. Quản lý lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng Thị trấn Việt Lâm và khách hàng là lãi suất thỏa thuận trên cơ sở cung cầu của thị trƣờng và mặt bằng lãi suất cho của các tổ chức khác trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.