6. Kết cấu của Luận văn
4.2. Định hƣớng hoạt động quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị
4.2.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của các xã thuộc địa bàn hoạt
bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Thị trấn Việt Lâm đến năm 2020
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng nhanh tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vƣợt chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, ƣu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, từng bƣớc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền mặt trận và các đoàn thể trong sạch vững mạnh, phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,5%, áp dụng cơ giới hóa, khoa học trong trồng chọt và chăn nuôi.
Các chỉ tiêu kinh tế chính từ nay đến năm 2020:
- Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm tăng 10% trở lên. - Thu nhập bình quân đầu ngƣời 1.150-1.200 USD.
- Giá trị gia tăng nông, lâm, ngƣ nghiệp hàng năm tăng từ 5,8-6,5% trở lên; công nghiệp - xây dựng 16,3 - 17,2%.
- Các ngành dịch vụ tăng 18,9-20%/năm
- Bảo đảm an ninh lƣơng thực, sản lƣợng lƣơng thực hàng năm ổn định từ 4.210 tấn trở lên; bình quân lƣơng thực đầu ngƣời 300kg trở lên.
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu hàng năm tăng 10,6%.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đến năm 2020 đạt từ 10-12%. - Tổng nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội 5 năm trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm đạt 20.000 - 35.000 triệu đồng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn tại địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm:
* Thứ nhất, đối với nông nghiệp:
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII- Nhiệm kỳ 2010-2015 xác định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Đối với các xã thuộc địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm là khu vực đất rộng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống, dân số 14.016 khẩu, trong đó có đến 8.410 ngƣời dân làm nông nghiệp nên vấn đề nông nghiệp, nông thôn lại càng quan trọng. Thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ là điều kiện quyết định để đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể:
- Tiếp tục mở rộng sản xuất lúa lai, ngô lai, lạc nhân trắng bằng các giống có năng suất và chất lƣợng cao.
- Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hƣớng tạo quỹ đất và quỹ thời gian mở rộng diện tích canh tác, diện tích gieo trồng vụ đông, giải quyết
hệ thống canh tác phù hợp với từng loại đất, từng vùng miền trong tỉnh, phù hợp với từng loại cây lƣơng thực.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, cải tiến đàn giống bố mẹ, phát triển chăn nuôi theo hƣớng trang trại quy mô vừa và lớn, nhằm tạo ra khối lƣợng sản phẩm, hàng hoá lớn.
- Cần áp dụng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tại khu vực.
* Thứ hai, đối với lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Đối với lâm nghiệp: Tiến hành rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, cần xác định diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phù hợp và tăng diện tích rừng sản xuất, rà soát lại mạng lƣới chế biến lâm sản trên địa bàn, gắn chế biến với vùng nguyên liệu để các cơ sở chế biến có nhiệm vụ tái đầu tƣ trở lại vùng nguyên liệu, ƣu tiên ngành chế biến gỗ ván nhân tạo có quy mô lớn, công nghệ cao để tiết kiệm tài nguyên và không làm ô nhiễm môi trƣờng, giải quyết tốt vấn đề kinh tế - xã hội thông qua các chƣơng trình, dự án tạo điều kiện thúc đẩy phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tập trung chuyển giao tốt hơn nữa các tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển lâm nghiệp, ứng dụng hệ thống kỹ thuật lâm sinh, du nhập các giống cây lâm nghiệp tạo ra sinh khối lớn nhằm nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện chất lƣợng rừng tự nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Đối với ngư nghiệp: Tập trung nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản. Có chính sách khuyến ngƣ hợp lý nhằm phát huy thế mạnh của của các hộ đã có nền tảng, có diện tích mặt ao, hồ rộng, nuôi những loại cá phù hợp với khí hậu và nguồn nƣớc nhƣ cá rô đơn tích, cá trắm đen, mè hoa là những loại cá mau lớn mà giá trị kinh tế cao.
Các ngành dịch vụ; Ngân hàng du lịch, thƣơng mại, vận tải... phát triển với tốc độ cao, cần thực hiện chính sách tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới dịch vụ, đặc biệt có chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ ở khu vực nông nghiệp nông thôn.
* Thứ tư, đối với ngành nghề nông nghiệp, nông thôn
Cần bám sát chƣơng trình phát triển kinh tế vùng, miền, các lĩnh vực phát triển kinh tế, tập trung mở rộng đầu tƣ vào các làng nghề truyền thống, các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, phát triển và mở rộng ngành nghề mới, tạo nên thị trƣờng đa dạng, phong phú ở địa bàn nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết vấn đề sản phẩm nông nghiệp và giải quyết lao động tạo công ăn việc làm. Đây là bộ phận quan trọng nhất của định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp có hình thức sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, công nghệ là thủ công, hoặc đƣợc cơ giới hoá, hiện đại hoá một cách thích hợp, cần đƣợc phát triển song song tồn tại lâu dài cùng với sản xuất công nghiệp quy mô lớn, hiện đại và tập trung, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.