Đánh giá về quy mơ tổ chức HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 57 - 60)

TT Quy mơ tổ chức HĐGDNGLL Mức độ đánh giá 4 3 2 1 SL % SL % SL % SL % 1 Theo nhĩm, câu lạc bộ 44 21,5 78 38,0 55 26,8 28 13,7 2 Theo lớp học 126 61,5 46 22,4 24 11,7 9 4,4 3 Theo khối lớp 56 27,3 101 49,3 29 14,1 19 9,3 4 Tồn trường 122 59,5 50 24,4 21 10,2 12 5,9

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy, quy mơ tổ chức HĐGDNGLL theo lớp học và tồn trường được nhiều ý kiến đánh giá ở mức độ tốt (61,5% và 59,5%). Quy mơ tổ chức theo nhĩm, CLB và quy mơ khối lớp thực hiện chưa được đảm bảo, cĩ 13,7% và 9,3% ý kiến đánh giá ở mức độ chưa đạt yêu cầu. Qua phỏng vấn CBQL và GV các trường học cho thấy, việc tổ chức theo quy mơ lớp học mang tính hiệu quả hơn, đảm bảo HS được trực tiếp tham gia nhiều hơn, tuy nhiên địi hỏi GVCN phải cĩ sự chuẩn bị chu đáo hơn. Đa số các trường học thường chọn quy mơ tổ chức tồn trường ở các hoạt động như tổ chức các Hội thi, Liên hoan, tham quan du lịch... Quy mơ tổ chức theo nhĩm, CLB chưa được đánh giá cao, một phần do kĩ năng làm việc theo nhĩm của HS cịn nhiều hạn chế, song phần lớn là do GV chưa quan tâm giúp đỡ các em trong tổ chức hoạt động, nhiều GV cịn lúng túng trong việc hướng dẫn sinh hoạt CLB cho HS.

Kết quả điều tra thơng qua đối tượng là HS (với câu hỏi 5, phụ lục 3) cũng cho thấy, các quy mơ tổ chức HĐGDNGLL ở nhiều trường học cịn thiếu sự đồng

bộ, hài hịa, chủ yếu là theo quy mơ lớp học (Bảng 2.4.P, phụ lục 6). Những hạn chế đối với quy mơ tổ chức HĐGDNGLL theo nhĩm, CLB và khối lớp, cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của việc tổ chức HĐGDNGLL, do đĩ HT các trường học cần phải chú ý cơng tác bồi dưỡng kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL cho GV, đồng thời quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các HĐGDNGLL theo quy mơ nhĩm, CLB và khối lớp đi vào thực hiện thường xuyên.

2.3.4. Tác động của HĐGDNGLL đối với sự phát triển nhân cách HS

Để đánh giá sự tác động của HĐGDNGLL đối với sự phát triển nhân cách của HS, chúng tơi tiến hành khảo sát thơng qua các đối tượng là CBQL và GV, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá tác động của HĐGDNGLL đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS

TT Tác động của HĐGDNGLL Mức độ đánh giá 4 3 2 1 SL % SL % SL % SL % 1 Củng cố, mở rộng kiến thức. 171 83,4 20 9,8 14 6,8 0 0,0 2 Hình thành và rèn luyện kĩ năng 148 72,2 38 18,5 12 5,9 7 3,4

3 Nâng cao nhận thức, thái độ, hình thành

và phát triển, phẩm chất, năng lực. 122 59,5 65 31,7 11 5,4 7 3,4

4 Phát triển thể chất 74 36,1 79 38,5 25 12,2 27 13,2

Qua bảng 2.14 cho thấy, nhiều ý kiến đánh giá cao những tác động của HĐGDNGLL đến sự phát triển nhân cách của HS, cụ thể: Tác động tốt đến việc củng cố, mở rộng kiến thức (83,4% ý kiến), hình thành và rèn luyện kĩ năng (72,2% ý kiến), nâng cao nhận thức, thái độ, phát triển năng lực, phẩm chất (59,5% ý kiến). Tuy nhiên, tác động của HĐGDNGLL đến sự phát triển thể chất cho HS cũng cịn nhiều hạn chế (cĩ 12,2% ý kiến cho rằng sự tác động ở mức trung bình và 13,2% ý kiến cho rằng khơng cĩ sự tác động). Kết quả phỏng vấn cho thấy, nhiều trường học chưa quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động TDTT cho HS. Rất ít trường tổ chức được các CLB thể thao để thu hút HS, nếu cĩ tổ chức thì hoạt động cũng khơng đảm bảo thường xuyên. Các hoạt động Hội thao, Hội khỏe Phù Đổng ít được các trường học quan tâm tổ chức. Thực tế cho thấy, nhiều trường học cịn hạn chế về CSVC, sân bãi tập TDTT dẫn đến nhiều khĩ khăn trong việc tổ chức các hoạt động rèn luyện phát triển thể chất cho HS như bơi, chạy, nhảy, bĩng đá... Hầu hết đội ngũ

GV dạy mơn thể dục khơng được đào tạo chuyên về mơn dạy, do đĩ cịn lúng túng khi hướng dẫn HS luyện tập các mơn TDTT.

Kết quả điều tra thơng qua đối tượng là HS và CMHS với câu hỏi 3 (phụ lục 3, phụ lục 4) cho thấy, đa số HS và CMHS đều nhất trí với hầu hết những tác động của HĐGDNGLL đến sự phát triển nhân cách của HS. Tuy nhiên cịn một số mặt tác động của HĐGDNGLL chưa nhận được nhiều ý kiến nhất trí, như: giúp cho HS cĩ sức khỏe tốt hơn, giúp HS được phát huy năng khiếu về hát, múa, vẽ, ... (Bảng 2.2.P, phụ lục 6). Điều này cũng cho thấy, HĐGDNGLL ở các trường học chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về rèn luyện sức khỏe và phát triển năng khiếu cho HS.

Những kết quả khảo sát trên cho thấy, HĐGDNGLL ở các trường học đã cĩ những tác động tích cực đến sự phát triển nhân cách HS, tuy nhiên sự tác động về phát triển thể chất cho HS cịn nhiều hạn chế. Sức khỏe thể chất là yếu tố cơ sở quan trọng để HS tiếp nhận các mặt giáo dục, do đĩ HT các trường học phải chú ý đầu tư CSVC, trang thiết bị nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động TDTT trong quá trình tổ chức các HĐGDNGLL. Đồng thời quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động của các CLB, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để HS phát triển năng khiếu của cá nhân. Tĩm lại, trong thời gian qua, HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện Trảng Bom đã được sự quan tâm của đơng đảo CB, GV, HS và CMHS. Nội dung, hình thức của HĐGDNGLL được thực hiện khá đảm bảo, kết quả của HĐGDNGLL đã tác động khá tích cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Tuy nhiên một số mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGDNGLL cần được quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa, đĩ là các mục tiêu về giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mĩ. Nhiều hình thức hoạt động chưa thực sự phát huy được hiệu quả, như hoạt động Đội, Sao Nhi đồng, CLB, lao động. Nội dung của một số chủ đề cũng chưa được thực hiện đầy đủ, cịn sơ sài, chiếu lệ. Để HĐGDNGLL thực sự đi vào chiều sâu, đạt chất lượng và hiệu quả mong muốn, HT cần phải quan tâm và đẩy mạnh cơng tác quản lí, chỉ đạo đối với các hoạt động này.

2.4. Thực trạng cơng tác quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu họchuyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

2.4.1. Quản lí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ HĐGDNGLL

Nhằm đánh giá thực trạng cơng tác quản lí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ HĐGDNGLL của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Trảng Bom, chúng tơi đã tiến hành điều tra khảo sát các đối tượng là CBQL, GV ở 32 trường tiểu học với câu

hỏi 4, mục 1(phụ lục 1, phụ lục 2) và kết hợp với trao đổi phỏng vấn. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ HĐGDNGLLTT Quản lí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 57 - 60)