6. Kết cấu luận văn
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CP Bê
4.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty
4.2.3.1 Tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế quản lý và sử
dụng TSCĐHH
Quản lý TSCĐ là một việc hết sức quan trọng. Trƣớc hết, hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhƣợng bán, đang cho thuê, cho mƣợn, TSCĐ đi thuê, đi mƣợn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để Công ty theo dõi
đƣợc tình trạng tài sản một cách thƣờng xuyên, có hệ thống từ đó Công ty có thể đƣa ra các quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhƣợng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đƣa phƣơng tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tƣ mới TSCĐ.
Công ty cần hoàn thiện hơn nữa quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong qúa trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận.
Khi đƣa TSCĐ vào sử dụng, Công ty cần lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tƣ ứng trƣớc vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty tập trung vốn nhanh để đầu tƣ đổi mới TSCĐ.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đòi hỏi Công ty phải sử dụng máy móc thiết bị hết công suất, duy trì đƣợc năng lực sản xuất và kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy, Công ty phải lập ra kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty.
Công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hƣ hỏng trƣớc thời hạn hoặc hƣ hỏng bất thƣờng làm tăng chi phí sử dụng TSCĐ cũng nhƣ thiệt hại do ngừng hoạt động.
Đối với hoạt động đầu tƣ mua sắm đổi mới TSCĐ, Công ty cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng số lƣợng, chất lƣợng và tính đồng bộ của TSCĐ. Từ đó, Công ty xác định đƣợc nhu cầu về số lƣợng, năng lực và tính đồng bộ của TSCĐ trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở kết hợp của kết quả phân tích và dự báo khả năng vốn của Công ty, Công ty cần tiến hành xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ TSCĐ. Chiến lƣợc đầu tƣ ngoài việc xác định số lƣợng TSCĐ cần mua sắm còn phải xác
định đƣợc trình độ công nghệ mà các TSCĐ đó phải đáp ứng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm. Đầu tƣ TSCĐ một cách hợp lý, đúng hƣớng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty đồng thời tăng cƣờng lợi nhuận.
Tóm lại, làm tốt công tác mua sắm, đầu tƣ xây dựng cơ bản kết hợp với việc tăng cƣờng quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dƣỡng và nâng cấp phƣơng tiện, máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
4.2.3.2 Chuyển đổi hình thức kinh doanh BĐS đầu tƣ.
Bất động sản đầu tƣ là các lô từ tầng 1 đến tầng 3 nhà CT1 Ngô Thì Nhậm và các lô tầng 1 nhà 19T3 Kiến Hƣng mà công ty đang nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê. Thực chất đây là các sàn dịch vụ của mỗi tòa nhà công ty làm chủ đầu tƣ, với mục đích để bán có giá trị trong 50 năm. Tuy nhiên, công ty đến nay vẫn chƣa bán đƣợc hiện tại công ty phải chuyển đổi phƣơng án kinh doanh là cho thuê trong trung hạn.
Mặc dù đã chuyển đổi từ bán sang cho thuê, nhƣng các mặc bằng này vẫn chƣa ký kết đƣợc hợp đồng. Vì vây cần có biện pháp chuyển đổi hình thức kinh doanh các lô dịch vụ này nhƣ: đầu tƣ chuỗi siêu thị tiện ích phục vụ nhu cầu cho dân cƣ trong tòa nhà và dân cƣ xung quanh, đặc biệt trong những năm gần đây, dịch vụ trƣờng mầm non tƣ thục phát triển rất mạnh Công ty có thể đầu tƣ xây dựng trƣờng mầm non trên chính những lô dịch vụ này vừa giải quyết lƣợng BĐS chƣa bán đƣợc, tạo lợi nhuận từ dịch vụ mầm non, vừa quảng bá thƣơng hiệu Xuân Mai luôn gắn liền với những lợi ích thiết thực nhất đối với ngƣời dân.
4.2.3.3 Tăng cƣờng giám sát hoạt động đầu tƣ tài chính dài hạn
Đối với các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn, tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tƣ này là khá cao với tỷ lệ 100% giá trị đầu tƣ vào công ty Vinaconex Phan Vũ và Vinaconex 45; đối với công ty Xuân Mai Đà Nẵng là 63%. Điều này cho thấy việc đầu tƣ vào các công ty con chƣa đem lại hiệu quả nguyên nhân là do
các công ty con trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh thua lỗ. Điều này dẫn tới phải trích lập dự phòng các khoản đầu tƣ vào các công ty này.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng nhƣ hiệu quả các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn này. Công ty cần có các biện pháp để đem lại hiệu quả trong việc đầu tƣ vào các công ty con nhƣ có chính sách đầu tƣ, bàn giao công nghệ mới đảm bảo tăng năng suất lao động cho các đơn vị thành viên; hỗ trợ tài chính trong các trƣờng hợp cần thiết để các đơn vị đảm bảo hoạt động liên tục và có hiệu quả.
Đồng thời để làm chủ đƣợc công nghệ và sử dụng hiệu quả tài sản Công ty có những bƣớc thay thế, tuyển dụng cán bộ, nhân viên có năng lực, sáng tạo trong hoạt động SXKD, năng động trong việc tìm kiếm thị trƣờng cho các đơn vị thành viên.
Trong trƣờng hợp thực hiện các chính sách này vẫn không đem lại hiệu quả thì Công ty nên có biện pháp tái cơ cấu các đơn vị trên hoặc rút dần vốn đầu tƣ vào các công ty con để đầu tƣ sang lĩnh vực khác có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Trƣớc những diễn biến bất lợi của nền kinh tế nói chung và khó khăn của ngành Xây dựng, đóng băng thị trƣờng BĐS nói riêng thì mỗi doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này đứng trƣớc rất nhiều khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải giảm thiểu nhất những tác động bất lợi từ bên ngoài, nâng cao năng lực bên trong của chính doanh nghiệp để hoạt động một cách hiệu quả hơn. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng hiệu tài sản phải đƣợc ƣu tiên trong các chính sách hoạt động của các đơn vị. Đây là con đƣờng do chính cách doanh nghiệp tạo ra. Nó phụ thuộc vào năng lực hoạt động của mỗi đơn vị. Nếu không làm tốt đƣợc các điều này thì Doanh nghiệp sẽ phải đối diện với quy luật của suy thoái và phá sản.
Tuy nhiên những bất lợi của nền kinh tế đôi khi cũng là một cơ hội để bứt phá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào duy trì hoạt động tốt trong giai đoạn khó khăn sẽ nhanh chóng vƣợt qua những đối thủ cạnh tranh của mình để xác lập một vị thế mới của mình trên thƣơng trƣờng. Để làm điều này, một lần nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản chính là chìa khóa để các doanh nghiệp mở ra cánh cửa thành công mới .
Với sƣ̣ giới ha ̣n về nhiều mă ̣t , bản thân tác giả cũng chỉ đƣa ra đƣợc một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Hy vọng những giải pháp này sẽ là một phần nhỏ đóng góp có ích đối với Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, và hiệu quả sản xuất kinh doanh, để công ty luôn xứng đáng là lá cờ đầu trong Tổng công ty Vinaconex nói chung và đi đầu trong lĩnh vực đầu tƣ BĐS, đặc biệt là đem lại “mái ấm” cho những ngƣời có thu nhập thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Công, 2009. Phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học KTQD.
2. Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng Vinaconex Xuân Mai, 2014. Báo cáo tài chính Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng Vinaconex Xuân Mai năm 2010 đến năm 2014. Hà Nội
3. Trần Thế Dũng, 2006. Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
4. Vũ Quang Hòa, 2005. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty giầy Thượng Đình. Luận văn tốt nghiệp. Trƣờng đại học KTQD.
5. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2012. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
6. Trần Thanh Tâm, 2010. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần xây dựng số 1. Luận văn thạc sỹ. Học viện tài chính. 7. Tổng công ty Vinaconex, 2013,2014. Báo cáo tài chính Tổng công ty
Vinaconex, công ty cổ phần Vinaconex 2 năm 2013, 2014. Hà Nội. 8. Phạm Quang Trung, 2012. Giáo trình quản trị tài chính doanh
nghiệp.Hà Nội. Nhà xuất bản Đại học KTQD.
9. Vũ Anh Tuấn, 2012. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cầu 3 Thăng Long. Luận văn tốt nghiệp. Trƣờng đại học KTQD.
10. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, 2013. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà Nội. Nhà xuất bản Tài chính.
11. Cao Minh Nghĩa, 2010. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Viê ̣n nghiên cƣ́u phát triển TP.HCM.
12. Trần Thanh Phƣơng, 2014. Thách thức mới cho doanh nghiệp xây dựng. Tạp chí BIC.