Phƣơng pháp xử lý số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu luận văn

2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu thứ cấp

Để xử lý đƣợc các số liệu thứ cấp thu thập đƣợc, luận văn sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp đồ thị... và công cụ Excel để tính toán.

Phương pháp phân tích

Phƣơng pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.

Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành giúp các nhà quản lý đánh giá đƣợc chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận, các nhà quản lý sẽ có những quyết định kịp thời, sát thực với tình hình cụ thể để chỉ đạo sát sao cũng nhƣ giải quyết các tình huống phát sinh.

Trong đề tài, tác giả tập trung phân tích tình hình sử dụng tài sản thông qua các chỉ tiêu về biến động tài sản và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp bao gồm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Đối với tài sản ngắn hạn tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng sử dụng hàng tồn kho, đối với tài sản ngắn hạn các chỉ tiêu về các khoản đầu tƣ dài hạn và tài sản cố định.

Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích.

Để áp dụng phƣơng pháp so sánh và phân tích, trƣớc hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh đƣợc chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích đƣợc chọn là kỳ thực hiện. Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm liền trƣớc là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2010, 2011, 2012, 2013,2014 là chỉ tiêu phân tích đƣợc so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tƣơng ứng.

Mục tiêu của việc so sánh là nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích.

- Mức biến động tuyệt đối là kết quả của việc so sánh trị số của hai chỉ tiêu của kỳ thực tế với kỳ gốc.

- Mức biến động tƣơng đối là kết quả so sánh trị số chỉ tiêu của kỳ này với kỳ gốc, nhƣng đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu liên quan, mà chỉ tiêu này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.

- Luận văn thực hiện việc so sánh mức biến động tuyệt đối và tƣơng đối của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai nhằm xác định rõ xu hƣớng biến động và tình hình sử dụng tài sản của Công ty. Trong đề tài luận văn, việc so sánh đƣợc thực hiện trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty với số liệu của Công ty Vinaconex 2, Tổng công ty Vinaconex và các chỉ số của trung bình ngành xây dựng theo cùng một thời điểm cụ thể

nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là tốt hay chƣa tốt và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Việc so sánh các chỉ số với các đơn vị Vinaconex 2 và Tổng Vinaconex là do công ty XMC có cùng lĩnh vực hoạt động, có những nét tƣơng đồng về chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh với hai đơn vị trên. Đặc biệt Tổng công ty Vinaconex lại chính là công ty mẹ trong Tổng công ty Cổ phần XNK và XD Việt Nam.

Chƣơng 3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 33 - 36)