Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty CP Bê tông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu luận văn

3.1 Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty CP Bê tông

CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai tiền thân là Nhà máy Bê tông tấm lớn Xuân Mai đƣợc thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1983 theo Quyết định số 1434-BXD/TCCB của Bộ Xây dựng do Liên Xô giúp đỡ xây dựng. Nhà máy có quy mô lớn và trang thiết bị đồng bộ để sản xuất cấu kiện bê tông tấm lớn phục vụ lắp dựng chung cƣ tại Xuân Mai và Hà Nội.

Nhà máy Bê tông Xuân Mai đƣợc đổi tên thành Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai và chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số 1049 BXD/TCLÐ ngày 06/12/1996 của Bộ Xây dựng. Công ty đã chủ động ký kết chuyển giao công nghệ với hãng Saret International của Cộng hòa Pháp để đầu tƣ dây chuyền bê tông dự ứng lực khẩu độ nhỏ sản xuất dầm PPB phục vụ cho việc lắp dựng các công trình dân dụng. Sản phẩm dầm PPB đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Ðƣợc sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Tổng công ty VINACONEX đã hợp tác với hãng RONVEAUX của Vƣơng quốc Bỉ xây dựng một dây chuyền sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép ứng suất trƣớc tiền chế khẩu độ lớn bằng phƣơng pháp kéo trƣớc tại nhà máy Bê tông Xuân Mai để sản xuất cấu kiện bê tông dự ứng lực phục vụ cho việc lắp dựng các khu chung cƣ cao tầng, nhà máy công nghiệp, công trình công cộng và các công trình giao thông. Sản phẩm bê tông ứng suất trƣớc tiền chế có những tính năng, ƣu điểm vƣợt trội nhƣ: Chất lƣợng cao, tính bền, ít phải bảo dƣỡng khi sử dụng, tạo ra những không gian lớn từ đó tạo ra khoảng mở cho các nhà thiết kế kiến trúc và giúp tiết kiệm các chi phí công trình.

Nãm 2003, nhà máy tiến hành cổ phần hóa đổi tên thành Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai theo Quyết định số 1434/QÐ-BXD của Bộ Xây Dựng. Công ty là đơn vị đầu tiên và duy nhất của ngành xây dựng Việt Nam nhận “Giải thƣởng Nhà nƣớc về Khoa học công nghệ”. Công ty đã thực hiện niêm yết và giao dịch 10 triệu cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là XMC và Vinaconex Xuân Mai đã nhận giải thƣởng “Thƣơng hiệu chứng khoán uy tín” năm 2008 và 2010. Công ty là đơn vị có doanh thu đứng đầu và lợi nhuận đứng thứ 2 trong Tổng công ty VINACONEX. Vinaconex Xuân Mai đã đƣợc nhận Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ và Huân Chƣơng Lao động Hạng II của Chủ tịch nƣớc trao tặng.

Công ty thực hiện chuyển đổi mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con theo hƣớng chuyên môn hóa, từng bƣớc mở rộng và hoàn thiện mô hình quản lý hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty Con, qua đó nâng cao hơn nữa thế và lực của Công ty trong thị trƣờng xây dựng. Ðến nay công ty đã thành lập đƣợc 9 Công ty con với ngành nghề đa dạng và hoạt động trên khắp cả nƣớc.

Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trƣởng thành với những thay đổi thăng trầm qua thời gian, Công ty đã phát triển lớn mạnh toàn diện, ngày càng khẳng định đƣợc năng lực, uy tín, vị thế trên thị trƣờng xây dựng. Với những thành tích đạt đƣợc, Công ty đã đƣợc tặng thƣởng nhiều huân chƣơng và bằng khen của Chính Phủ và Nhà Nƣớc: Bằng khen của Thủ tƣớng chính phủ năm 2010, Huân chƣơng lao động hạng 2 nãm 2009, Huân chƣơng lao động hạng 3 nãm 2001 và đặc biệt là Giải thƣởng Nhà nƣớc về khoa học công nghệ với đề tài: “Ứng dụng công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép dự ứng lực tiền chế bằng phƣơng pháp kéo trƣớc cho các công trình xây dựng ở Việt Nam”....

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty đƣợc quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội cụ thể nhƣ sau:

 Thi công xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp;

 Tƣ vấn thiết kế và quản lý dự án;

 Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng;

 Kinh doanh vận tải; thiết bị và cơ điện.

3.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3.1.4 Đặc điểm của sản phẩm và quy trình công nghệ 3.1.4 Đặc điểm của sản phẩm và quy trình công nghệ

Bê tông cốt thép là một sản phẩm không thể thiếu đƣợc của kỹ thuật xây dựng. Một trong những phát minh lớn trong kỹ thuật xây dựng ở thế kỷ 20 chính là bê tông ứng lực trƣớc. Nó đƣợc ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các nƣớc tiến tiến trên thế giới từ hơn 50 nãm nay.

Ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ bê tông ứng lực trƣớc đã đƣợc thực hiện từ những năm 70, 80. Tuy nhiên phạm vi áp dụng còn hạn hẹp. Chỉ trong những năm gần đây, với chủ trƣơng công nghiệp hoá, hiện đại hoá các doanh nghiệp trong ngành bê tông đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ dự ứng lực trong việc sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực nhƣ: Dầm cầu của Bê tông Châu Thới; cột điện của Bê tông Thịnh Liệt; cọc dự ứng lực của Công ty Phan Vũ; ống cấp nƣớc của Bê tông Tân Bình, Bê tông Chèm; dầm cầu, dầm sàn nhà dân dựng và công nghiệp của Bê tông Xuân Mai...

Nãm 1998, Tổng công ty VINACONEX đã nhập công nghệ bê tông ứng lực trƣớc tiền chế của nƣớc Cộng Hoà Pháp để sản xuất dầm sàn nhẹ cho xây dựng nhà ở (hệ PPB) tại Nhà máy bê tông Xuân Mai. Sản phẩm này hiện nay đã đƣợc áp dụng rộng rãi tại Hà Nội và đặc biệt đã phát triển để xây dựng trên 10.000 cãn nhà sàn vƣợt lũ tại các tỉnh ÐBSCL. Tƣơng lai sẽ phát triển tại dự án nhà ở tái định cƣ công trình Thuỷ điện Sơn La.

Nãm 1999, Liên doanh VINAROSE (hợp tác giữa VINACONEX và Hãng RONVEAUX - Vƣơng quốc Bỉ) đã hợp tác triển khai công nghệ bê tông ứng lực trƣớc tại Nhà máy bê tông và xây dựng Xuân Mai để sản xuất các cấu kiện vƣợt khẩu độ lớn bằng phƣơng pháp căng kéo trƣớc phục vụ cho xây dựng nhà ở dân dụng, nhà công nghiệp, sân vận động và đặc biệt sản xuất dầm cầu phục vụ cho giao

thông.... Phạm vi áp dụng rất rộng rãi, giải quyết hầu hết các phƣơng án xây dựng hiện đại mang tính công nghiệp cao.

Việc liên doanh, liên kết để áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới giúp cho công ty có những bƣớc nhảy vọt trong ngành xây dựng. Ðối với quy trình sản xuất cấu kiện bê tông khép kín giúp cho năng suất lao động của công ty đƣợc nâng cao, hao phí về nguyên, nhiên vật liệu giảm dẫn tới góp phần giảm chi phí lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Ðối với công nghệ lắp dựng cấu kiện đúc sẵn, việc thi công công trình xây dựng đƣợc rút ngắn thời gian đáng kể, góp phần làm giảm chi phí quản lý, tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Công nghệ này đƣợc áp dụng xây dựng các nhà chung cƣ cao tầng tại khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, khu chung cƣ cao cấp Mỹ Ðình - Sông Ðà (Hà Nội), nhà máy xi măng Cẩm Phả - Quảng Ninh, nhà xƣởng Panasonic… đã đem lại hiệu quả to lớn về: Giá thành hạ, thời gian thi công nhanh và chất lƣợng công trình đảm bảo.

Với đặc thù riêng của ngành xây dựng để hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, mỗi đơn vị phải tích trữ lƣợng nguyên, nhiên, vật liệu tƣơng đối lớn. Ðồng thời, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng tồn kho góp phần làm việc luân chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh là không cao làm ảnh hƣởng đến việc quay vòng hàng tồn kho. Việc đầu tƣ và thi công xây dựng công trình đòi hỏi phải có lƣợng máy móc thiết bị tƣơng đối lớn nên giá trị TSCÐ thƣờng khá cao trong tỷ trong cơ cấu TSDH. Ðiều này có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác lập khấu hao TSCÐ và kế hoạch đổi mới, thay thế TSCÐHH của Công ty XMC.

3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2010-2014. 2014.

Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm Năm

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 1.043.456 1.321.219 1.317.142 714.289 1.315.615 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 57.627 7.570 (27.163) (31.689) 49.217 Lợi nhuận khác 5.780 55.150 4.716 (1.051) 52.985 Tổng lợi nhuận kế toán

trƣớc thuế 63.408 62.720 (22.447) (32.739) 102.202 Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 49.043 11.111 (27.969) (34.894) 88.909

(Nguồn báo cáo tài chính các năm 2010-2014 Công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)

Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh có thể nhận thấy lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2010 liên tục giảm dần, đến năm 2012 và 2013 công ty rơi vào tình trạng thua lỗ đến mức báo động. Nguyên nhân của việc kinh doanh thua lỗ trƣớc hết có thể dự đoán đƣợc là do những ảnh hƣởng của tình hình suy thoái chung của toàn ngành xây dựng và sự đóng băng của thị trƣờng Bất động sản trong bắt đầu diễn ra từ nửa cuối năm 2011 đến năm 2013 là xuống tới đáy của sự khủng hoảng. Tuy nhiên đến nãm 2014 công ty đã có dấu hiệu khởi sắc, với mức tăng doanh thu gấp 2 lần và lợi nhuận kỷ lục trong các năm gần đây. Ðiều này là tín hiệu khả quan mở ta thời kỳ phát triển mới của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ðể nghiên cứu chi tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty XMC, đề tài sẽ phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong những chƣơng tiếp theo, qua đó tìm ra các hạn chế, nguyên nhân và các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 36 - 41)