Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 68 - 77)

6. Kết cấu luận văn

3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CP Bê tông & Xây dựng

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Qua việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản tại công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai trong thời gian 2010-2013 có thể thấy các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản tăng trong các năm 2011 đến hết năm 2012 và giảm trong năm 2013. Tuy nhiên doanh thu chỉ tăng trong năm 2011, bắt đầu giảm năm 2012 và giảm mạnh năm 2013 (47%). Đồng thời lợi nhuận sau thuế của Công ty lại liên tục giảm từ mức lợi nhuận 49 tỷ năm 2011 đến năm 2013 con số này là lỗ sấp sỉ 35 tỷ đồng. Mọi chỉ số này đƣợc phục hồi và tăng mạnh vào năm 2014 để đánh dấu một chu kỳ phát triển mới của Công ty XMC. Tuy nhiên vẫn còn đó những tồn tại những hạn chế trong việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp cụ thể:

 Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn quá lớn: giá trị này hàng năm luôn giữ ở mức cao và tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn qua các năm có xu hƣớng tăng. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tài sản ngắn hạn tăng từ 35% trong năm 2013 lên hơn 60% năm 2014. Đồng thời giá trị các khoản phải thu này trong năm 2014 đã tăng 84,6% so với năm 2013 (từ 424 tỷ trong năm 2013 lên 783 tỷ trong năm 2014), trong khi mức tăng doanh thu năm 2014 so với năm 2013 là 84,2% (từ 714 tỷ năm 2013 lên 1.315 tỷ năm 2014). Tỷ lệ tăng các khoản phải thu tƣơng ứng với tỷ lệ tăng doanh thu chứng tỏ chính sách bán hàng của công ty chủ yếu là thanh toán sau. Điều này chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn quá lớn, dẫn tới những khó khăn trong việc huy động vốn SXKD sau này của Công ty. Đối với các khoản phải thu ngắn hạn này, trong những năm qua đã xuất hiện khá nhiều các khoản nợ khó đòi. Tính đến năm 2014 tỷ lệ các khoản phải thu phải trích lập dự phòng chiếm 3% trên tổng giá trị các khoản phải thu, trong đó tất cả các khoản

nợ phải trích lập dự phòng đều có tuổi nợ trên 3 năm. Vì vậy, công ty đã phải trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi này với tỷ lệ trích lập 100% tƣơng đƣơng 12,6 tỷ đồng năm 2014 (Thông tƣ số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013, Bộ Tài chính). Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều các khoản phải thu có tuổi nợ trên 1 năm nhƣng không trích lập dự phòng do đây là các khách hàng thƣờng xuyên có uy tín đối với công ty XMC, chính vì vậy Ban lãnh đạo vẫn đảm bảo khả năng thu hồi các khoản công nợ này.

 Đối với hàng tồn kho, trong năm 2014 công ty XMC đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý. Tuy nhiên lƣợng hàng tồn kho này vẫn còn khá lớn chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là những hạng mục công trình đang trong quá trình thi công nhƣng chƣa đƣợc ghi nhận doanh thu, các công trình công ty làm chủ đầu tƣ nhƣng phải tạm dừng do chƣa có phƣơng án thực hiện trong tƣơng lai. Khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang này chiếm trên 90% trên tổng giá trị hàng tồn kho tƣơng đƣơng 450 tỷ đồng. Đồng thời chỉ tiêu về vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2014 là 2,1 đơn vị so với tổng công ty Vinaconex năm 2014 là 4,9 đơn vị có nghĩa là tỷ chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của công ty XMC vẫn còn ở mức thấp. Do đó để quản lý có hiệu quả tải sản hơn nữa thì công ty XMC vẫn cần có những chính sách kiểm soát lƣợng hàng tồn kho hợp lý hơn nữa.

 Trong giai đoạn nghiên cứu, hệ số hao mòn TSCĐHH có xu hƣớng tăng từ 0,43 đơn vị năm 2010 lên 0,5 đơn vị năm 2013. Hệ số hao mòn này có xu hƣớng tăng và có giá trị khá cao chứng tỏ công ty chƣa có chính sách đầu tƣ đổi mới tài sản cố định, và các loại TSCĐ đang trong tình trạng lỗi thời. Mặc dù đến năm 2014 giá trị TSCĐ này đã giảm tuy nhiên giá trị này giảm chủ yếu là do việc Công ty đã chuyển nhƣợng một lƣợng lớn TSCĐHH vào công ty TNHH MTV Bê tông Xuân Mai dƣới hình thực góp vốn là 39,8 tỷ đồng trong khi thanh lý nhƣợng bán có giá trị 4,2 tỷ đồng. Về bản chất việc chuyển nhƣợng TSCĐ sang hình thức góp vốn này không làm thay đổi tổng tài sản dài hạn vì vậy không làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty.

 Bất động sản đầu tƣ là các lô từ tầng 1 đến tầng 3 nhà CT1 Ngô Thì Nhậm và các lô tầng 1 nhà 19T3 Kiến Hƣng mà công ty đang nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê. Thực chất đây là các sàn dịch vụ của mỗi tòa nhà công ty làm chủ đầu tƣ, với mục đích để bán có giá trị trong 50 năm. Tuy nhiên, công ty đến nay vẫn chƣa bán đƣợc, hiện tại công ty phải chuyển đổi phƣơng án kinh doanh là cho thuê trong trung hạn. Việc chƣa bán đƣợc các khoản đầu tƣ BĐS này đã làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tƣ, mặc dù đã chuyển sang mục đích cho thuê trong trung hạn nhƣng khả năng thu hồi vốn là rất chậm so với việc bán BĐS đầu tƣ. Nguyên nhân dẫn tới việc chƣa bán đƣợc khoản mục BĐS đầu tƣ này là do trong giai đoạn hiện tại, thị trƣờng mặt bằng cho thuê văn phòng đã đạt tới mức bão hòa, nhu cầu về thuê mặt bằng bị giảm sút do sự suy thoái của toàn nền kinh tế nói chung. Đồng thời vị trí các địa lý các lô này không phải là những vị trí đặc địa, nên việc bán và cho thuê mặt bằng dịch vụ là khá hạn chế.

 Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng giá trị TSDH đặc biệt năm 2014 giá trị các khoản này chiếm tỷ trong 78,9%. Giá trị và tỷ trọng các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn tăng mạnh trong năm 2014 xuất phát từ những tín hiệu khá tốt về ngành xây dựng và kinh doanh BĐS trong năm 2014. Công ty XMC đầu tƣ góp vốn thành lập hai đơn vị thành viên mới là Công ty TNHH MTV Bê tông Xuân Mai và Công ty CP Cơ điện Xuân Mai. Việc đầu tƣ vào công ty MTV Bê tông Xuân Mai nhằm thực hiện rõ tham vọng của đơn vị XMC là nâng cao năng lực sản xuất các loại cấu kiện BTCT DƢL và mới nhất là nghiên cứu phát triển hoàn toàn mới công nghệ tấm tƣờng bê tông rỗng tiền chế. Đối với công ty Cơ điện Xuân Mai, hoạt động đầu tƣ này nhằm mở rộng lĩnh vực xây dựng là cung cấp, lắp đặt các loại thiết bị và hệ thống điện nƣớc để thực hiện tham vọng trong chính sách phát triển tổng thầu của Công ty. Tuy nhiên những tín hiệu khởi sắc từ ngành xây dựng và BĐS chƣa phải là hoàn toàn thuận lợi để đẩy mạnh quy mô phát triển. Có thể nói việc thực hiện chiến lƣợc tấn công và tập trung hóa trong ngành Xây dựng

trong giai đoạn này là khá mạo hiểm, làm tăng nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, các khoản đầu tƣ tài chính vào các đơn vị thành viên trong những năm 2010-2013 vẫn chƣa đem lại hiệu quả cho công ty XMC đã đƣợc thể hiện trong khoản dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn. Trong khi đó Công ty vẫn chƣa có động thái giảm bớt, hoặc rút hẳn đầu tƣ vào những đơn vị này thì đến nay lại tiếp tục đầu tƣ vào đơn vị thành viên khác. Chính vì vậy gánh nặng trong công tác tài chính của công ty XMC sẽ còn tiếp tục trong năm 2015.

3.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực quản lý tài sản còn chưa tốt

Trƣớc những tín hiệu rất khả quan trong BCTC năm 2014 có thể thấy đƣợc những chuyển biến tích cực trong các chính sách quản lý và sử dụng tài sản của Công ty. Tuy nhiên các chính sách này ít nhiều cũng thể hiện những hạn chế nhất định cụ thể:

+ Công tác thu hồi công nợ chƣa tốt:

Trong năm 2014 các khoản phải thu khách hàng trong TSNH tăng rất mạnh (84,6% so với năm 2013). Tốc độ tăng của các khoản phải thu này cũng tƣơng đƣơng với tốc độ tăng của doanh thu 84,2% , đồng thời chỉ tiêu về kỳ thu tiền bình quân vẫn ở mức cao có nghĩa công ty vẫn chƣa có những biện pháp tích cực nào trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu. Trong khi đó việc trích dự phòng lại luôn có xu hƣớng tăng qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Các khoản nợ quá hạn phải trích lập dự phòng chủ yếu là các khoản nợ có tuổi nợ trên 3 năm nên phải trích lập với tỷ lệ 100% ngoài ra một số các khoản nợ quá hạn khác không đƣợc trích lập theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty. Công tác thu hồi công nợ này thể hiện đƣợc những hạn chế còn tồn tại trong công ty nhƣ: việc xếp hạng tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá rủi ro thanh toán. Vì vậy, công ty vẫn chƣa có những đánh giá tốt nhất về khả năng thanh toán của các khách hàng, đồng thời có kế hoạch và biện pháp cụ thể đối với từng khoản nợ của công ty.

+ Kiểm soát và quản lý hàng tồn kho chƣa tốt:

Lƣợng hàng tồn kho trong giai đoạn nghiên cứu có xu hƣớng tăng từ 2010 đến 2013 và chỉ tiêu về vòng quay có xu hƣớng giảm qua các năm 2010 đến 2013. Việc giảm giá trị khoản mục hàng tồn kho và chỉ tiêu về vòng quay hàng tồn kho điều chỉnh tăng trong năm 2014 có thể xem chỉ là hiện tƣợng nhất thời trong cả giai đoạn nghiên cứu từ 2010 đến 2014. Vì vậy có thể đánh giá công ty vẫn chƣa có mô hình quản lý hàng tồn kho vẫn chƣa khoa học, bài bản. Việc quản lý này vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của lãnh đạo công ty.

+ Chƣa có kế hoạch thay thế, đổi mới TSCĐHH:

Trong giai đoạn nghiên cứu giá trị TSCĐHH đầu tƣ mới là rất thấp. Các TSCĐHH chỉ đƣợc thay thế đổi mới khi những tài sản cũ đã quá lỗi thời và không còn giá trị sử dụng. Điều này ảnh hƣởng khá nhiều đến năng suất lao động và chi phí vận hành sử dụng TSCĐ của công ty. Tuy nhiên, kế hoạch thay thế đổi mới TSCĐHH còn phụ thuộc vào yếu tố vốn đầu tƣ của doanh nghiệp. Việc thiếu vốn và chƣa có các kế hoạch tài chính khoa học cũng dẫn tới tình trạng chậm trễ trong việc thay thế đổi mới TSCĐHH.

+ Phƣơng án kinh doanh của công ty chƣa linh hoạt:

Các loại BĐS đầu tƣ nhƣ đã phân tích trong phần thực trạng chƣa bán đƣợc, công ty phải chuyển đổi sang hình thức cho thuê trong trung hạn. tuy nhiên các lô dịch vụ này vẫn trong tình trạng vắng chủ. Để thu hồi vốn các sàn dịch vụ này, công ty cần có phƣơng án kinh doanh linh hoạt, đột phá hơn với mục đích cuối cùng là hạn chế rủi ro và tạo lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp mình.

+ Công tác kiểm soát, giám sát đầu tƣ tài chính dài hạn còn hạn chế:

Đối với đầu tƣ tài chính dài hạn, bằng cách đa dạng hoá hoạt động đầu tƣ nhƣ đầu tƣ vào công ty con; đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh; cho thuê TSCĐ,… Tuy nhiên, các chế tài về kiểm soát, giám sát, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty đối với các đơn vị thành viên vẫn còn hạn chế. Trong những năm qua, hai đơn vị là Công ty 45 và Xuân Mai – Đà Nẵng vẫn luôn hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm. Giá trị vốn góp của công ty vào 2 công ty con này bị

giảm sút khá mạnh, chính vì vậy công ty phải trích các ra khoản dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn. Có thể nói đây là sự đầu tƣ hoạt động dàn trải của công ty mà không đem lại hiệu quả, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của công ty XMC

+ Năng lực và trình độ cán bộ, nhân viên quản lý chƣa cao

Trong cơ cấu hàng tồn kho thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gần nhƣ chiếm toàn bộ. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bao gồm các chi phí cấu thành sản phẩm của công ty. Các sản phẩm này do một lý do nào đó vẫn đang sản xuất dở dang chƣa đƣợc ghi nhận hoàn thành. Sản phẩm này là những hạng mục công trình do thi công chậm nên chƣa đƣợc nghiệm thu theo tiến độ (do năng lực thi công còn hạn chế), các hạng mục công trình đã hoàn thành theo từng giai đoạn nhƣng chƣa đƣợc ghi nhận do công tác nghiệm thu hoàn thành còn nhiều vƣớng mắc mà lỗi xuất phát từ chính bản thân cán bộ quản lý dự án chƣa có năng lực và kinh nghiệm làm công tác thanh quyết toán; hay các công trình Công ty phải tạm dừng do vẫn chƣa có phƣơng án xử lý nhƣ các dự án nhà ở xã hội phƣờng Bửu Long tại Đồng Nai, dự án chung cƣ tại Xuân Mai,…

Thứ hai, công tác thẩm định dự án chưa hiệu quả

Trong những năm qua, công tác thẩm định dự án của Công ty chƣa đạt hiệu quả cao dẫn đến tình trạng đầu tƣ vào một số dự án có giá trị cao nhƣng chƣa thu hồi đƣợc vốn, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, gây ứ đọng vốn và ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Do công tác thẩm định dự án chƣa hiệu quả, không đánh giá đƣợc rủi ro dự án, Công ty đã thực hiện đầu tƣ dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, việc thiếu vốn làm cho công tác thi công bị đình trệ, chậm tiến độ làm giảm doanh thu của công ty. Cùng với đó là những vƣớng mắc trong quá trình thi công dẫn tới công tác thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. Riêng các dự án do công ty làm chủ đầu tƣ giá trị hàng hóa để bán chƣa thu hồi hết lên tới 69 tỷ đồng trong năm 2013. Ngoài ra, có một số công trình khi thực hiện, thời gian và chi phí luôn vƣợt quá dự toán làm giảm lợi nhuận của Công ty so với dự kiến.

Công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty cũng có nguyên nhân khá lớn từ vấn đề bộ máy hoạt động. Việc tái cơ cấu toàn bộ công ty trong năm 2013 và 2014 vẫn còn những bất cập nhất định nhƣ bộ máy hoạt động cồng kềnh dẫn tới quy trình ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải qua quá nhiều khâu, chƣa có sự phối hợp giữa các khâu và không có sự nhất quán trong quy trình. Ví dụ nhƣ: để trình ký một vấn đề thì đơn vị đề xuất phải tuân theo một quy trình trình ký của công ty, quy trình này phải thông qua gần nhƣ toàn bộ các phòng ban trong công ty. Chỉ cần 1 trong các bƣớc này gặp vấn đề thì ngƣời trình ký phải quay lại từ bƣớc đầu tiên gây lãng phí thời gian và công sức của toàn cán bộ có liên quan, thậm chí có thể xuất hiện sự ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm của các cán bộ tham gia quy trình, làm giảm năng suất lao động. Vì vậy trƣớc những công việc đòi hỏi tiến độ gấp thì quy trình này không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Điều này thể hiện qua chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong khoản mục hàng tồn kho rất cao mà nguyên nhân rất lớn là việc chậm trễ trong chỉ đạo thi công dẫn tới chậm tiến độ thi công. Đồng thời đối với các dự án đang tạm dừng đầu tƣ do chƣa có phƣơng án cụ thể cũng bắt nguồn từ việc ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 68 - 77)