Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 56 - 66)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

Trong những năm qua, nhằm đạt đƣợc mục đích kinh doạnh, Công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng tài sản và cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Đối với các khoản nợ phải thu công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi các đối tƣợng công nợ phải thu bao gồm: chính sách đàm phán thƣơng lƣợng chiết khấu thanh toán, thuê đơn vị thứ 3 thu hồi công nợ, khởi kiện lên tòa án.

Đối với hàng tồn kho lƣợng hàng tồn kho trong những năm qua tăng cao điều này tác động của sự suy thoái toàn ngành xây dựng làm cho công tác thanh quyết toán với Chủ đầu tƣ gặp nhiều khó khăn dẫn tới giá trị sản lƣợng dở dang tăng. Đồng thời sự đóng băng của thị trƣờng BĐS làm cho tính thanh khoản của công ty trong việc bán nhà bị giảm sút nghiêm trọng. Việc giá trị hàng tồn kho tăng cao một phần do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí lãi vay tăng trong những năm 2012 và năm 2013 vẫn còn đang vốn hóa vào giá trị công trình dở dang

Đối với TSCĐ công ty chƣa có sự chú trọng trong việc đổi mới, dẫn đến năng suất lao động không cao, làm tăng chi phí lao động dẫn tới lợi nhuận công ty bị giảm sút. Điều này dẫn tới hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chƣa cao.

Việc phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai sẽ cho thấy tình hình sử dụng tài sản tại công ty, những thành tựu đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, những giải pháp thích hợp sẽ đƣợc đƣa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty.

3.2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Bảng 3.9 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu ÐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu thuần Tr.

Đồng 1.043.456 1.321.219 1.317.142 714.289 1.315.615 Lợi nhuận trƣớc thuế Tr. Đồng 63.408 62.720 (22.447) (32.739) 102.202 Tổng tài sản bình quân Tr. Đồng 1.118.223 1.255.938 1.526.071 1.630.242 1.727.396 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Ðơn vị 0,93 1,05 0,86 0,44 0,76 Hệ số sinh lợi tổng

tài sản (ROA) Ðơn vị 0,06 0,05 (0,01) (0,02) 0,06

Lợi nhuận ròng Tr. Ðồng 49.043 11.111 (27.969) (34.894) 88.909 Vốn cổ phần thƣờng Tr. Ðồng 151.745 199.982 199.982 199.982 199.982 ROE Ðơn vị 0,32 0,06 (0,14) (0,17) 0,44

(Nguồn báo cáo tài chính các năm 2010-2014 Công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)

Qua bảng trên cho thấy sự sụt giảm đáng báo động của các hệ số sử dụng tổng tài sản trong giai đoạn 2010-2013. Nếu nhƣ hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng từ 0.93% năm 2010 lên 1.05 năm 2011 thì đến năm 2012 và năm 2013 các hệ số này giảm mạnh chỉ còn 0.86 và 0.44 trong hai năm 2012 và 2013. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản giảm sút trong 2 năm gần nhất đƣợc phản ánh bởi sự chững lại của doanh thu năm 2012 là 1,317 tỷ đồng, sụt giảm mạnh vào năm 2013 là 714 tỷ đồng. Trong khi đó tổng tài sản bình quân vẫn liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2013.

Cùng với đó là hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) năm 2012 là -0.01, năm 2013 là -0.02 và hệ số lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) năm 2012 là -0.14, năm 2013 là -0.17. Các hệ số sinh lợi này sụt giảm và mang dấu âm đƣợc phản ánh bởi lợi nhuận

trƣớc thuế và lãi vay liên tục giảm qua các năm 2010, 2011; hoạt động thua lỗ 22 tỷ đồng năm 2012, năm 2013 lỗ 32 tỷ đồng.

Sự sụt giảm của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay là do sụt giảm của doanh thu qua các năm (năm 2011 là 1.321 tỷ đồng, năm 2012 là 1.137 tỷ đồng, giảm mạnh năm 2013 là 714 tỷ đồng). Trong đó nguyên nhân của việc giảm doanh thu bắt nguồn từ giá trị hàng tồn kho tăng mạnh. Một phần do nhu cầu về thị trƣờng nhà đất sụt giảm, và những vƣớng mắc trong công tác thanh quyết toán với chủ đầu tƣ làm tăng giá trị dở dang. Công tác thẩm định dự án chƣa hiệu quả, không đánh giá đƣợc rủi ro của dự án công ty làm chủ đầu tƣ nhƣ giá thành nguyên vật liệu tăng cao, tiến độ thi công thực tế bị kéo dài, khối lƣợng phát sinh nhiều… làm tăng chi phí thực hiện dự án và các chi phí khác có liên quan tới dự án làm giảm lợi nhuận dự án đầu tƣ.

Tất cả các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản giảm mạnh năm 2013 báo hiệu cho một thời kỳ phát triển mới của công ty XMC. Thời kỳ phát triển mới đƣợc đánh dấu trong năm 2014 đó là việc tăng gấp đôi của sản lƣợng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đã xác nhận mức lợi nhuận kỷ lục trong cả giai đoạn 2010-2013 trong khi tổng TS (năm 2012-2014) và vốn cổ phần thƣờng không biến đổi nhiều. Chính điều này tác động đến hiệu suất sử dụng tài sản, hệ số sinh lợi tổng tài sản ROA, và hệ số ROE có mức tăng đột biến trong năm 2014. Nguyên nhân của việc tăng mạnh doanh thu bắt nguồn từ những tín hiệu tích cực trong ngành xây dựng và kinh doanh BĐS từ đầu năm 2014 công ty XMC tiếp tục cho tái triển khai một số dự án bị tạm dừng các năm trƣớc làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thúc đẩy công tác thanh quyết toán đối với các dự án nhận thầu thu lại hoàn toàn đƣợc lƣợng thành phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu cấu thành lƣợng hàng tồn kho năm 2013.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2010 đến 2013 đây là giai đoạn công ty XMC có xu hƣớng hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm dần. Giai đoạn 2 là năm 2014 là giai đoạn bƣớc đầu đánh dấu sự phục hồi của công ty XMC và những tín hiệu khả quan hơn trong toàn ngành kinh tế. Để phân tích một cách toàn diện hơn về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty XMC, đề tài so sánh với các công ty cùng ngành và trung bình ngành trong hai năm 2013 và năm 2014 đại diện cho hai giai đoạn đã nêu.

Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phản ánh HQSD tổng TS các công ty trong cùng ngành năm 2013 và 2014 Chỉ tiêu ÐVT Nãm 2013 2014 Tổng Vinaconex Vinaconex 2 XMC Toàn ngành Tổng

Vinaconex Vinaconex 2 XMC Toàn ngành

Doanh thu thuần Tr. Đồng

4.320.901 581.751 714.289 3.195.779 588.866 1.315.615

Lợi nhuận trƣớc thuế Tr. Đồng

302.606 15.252 (32.739) 316.629 22.544 102.202 Tổng tài sản bình quân Tr. Đồng 12.663.259 1.526.063 1.630.242 11.074.498 1.526.063 1.727.396

Hiệu suất sử dụng tổng tài

sản Ðơn vị 0,341 0,381 0,438

0,289 0,386 0,762

Hệ số sinh lợi tổng tài sản

(ROA) Ðơn vị 0,024 0,010 (0,020) (0,01) 0,029 0,015 0,059 0,02 Lợi nhuận ròng Tr. Đồng 284.574 10.472 (34.894) 316.629 16.562 88.909 Vốn cổ phần thƣờng Tr. Đồng 4.417.107 120.000 199.982 4.417.107 120.000 199.982 ROE Ðơn vị 0,064 0,087 (0,174) (0,04) 0,072 0,138 0,445 0,09

Trong giai đoạn trƣớc năm 2013 các chỉ số ROA, ROE của công ty XMC luôn thấp hơn so với tổng công ty Vinaconex, Vinaconex 2 và cả trung bình ngành. Tuy nhiên bƣớc sang giai đoạn 2014, công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai có sự tiến bộ rõ rệt. Các chỉ số về hiệu suất sử dụng tổng TS, ROA, ROE đều cao hơn hai đơn vị tổng Vinaconex, Vinaconex 2 và so với trung bình của toàn ngành xây dựng, công ty XMC cũng có những chỉ số cao gấp nhiều lần chỉ số toàn ngành. Tuy đơn vị XMC có bƣớc nhảy vọt trong năm 2014 nhƣng để đánh giá đƣợc toàn diện hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty XMC ta cần đi sâu hơn phân tích hơn nữa để tìm hiểu những những mặt hạn chế vẫn tồn tại trong sử dụng tài sản của Công ty.

3.2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, có ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản.

Bảng 3.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH

Chỉ tiêu ÐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh thu thuần Tr. Đồng 1.043.456 1.321.219 1.317.142 714.289 1.315.615

Lợi nhuận sau thuế Tr. Đồng 49.043 11.111 (27.969) (34.894) 88.909 TSNH bình quân trong kỳ Tr. Đồng 847.395 900.894 1.094.169 1.231.649 1.254.296 Hiệu suất sử dụng TSNH Ðơn vị 1,23 1,47 1,20 0,58 1,05 Hệ số sinh lợi TSNH Ðơn vị 0,06 0,01 -0,03 -0,03 0,07

(Nguồn báo cáo tài chính các năm 2010-2014 Công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSNH đƣợc sử dụng trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TSNH tăng từ 1.23 năm 2010 lên 1,47 năm 2011 và bắt đầu giảm vào các năm 2012 và 2013 với hiệu suất lần lƣợt là 1,2 và 0,58. Nguyên nhân của tình trạng trên vẫn là do biến động giảm trong 2 năm gần nhất của doanh thu nhƣng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ vẫn tăng đều qua các năm. Việc doanh thu trong các năm gần đây sụt giảm là do nhu cầu về thị trƣờng nhà đất sụt giảm, và những vƣớng mắc trong công tác thanh quyết toán với chủ đầu tƣ làm tăng giá trị dở dang. Trong đó tài sản ngắn hạn bình quân các năm tăng lên là do sản lƣợng thực hiện chƣa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu dẫn tới lƣợng hàng tồn kho (ở đây là các công trình dở dang) tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2014 do công ty giải phóng đƣợc lƣợng nguyên nhiên vật liệu, cắt bỏ hoàn toàn các loại hàng hóa và thành phẩm còn lại trong năm 2013, giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Lƣợng hàng tồn kho này đã đƣợc ghi nhận trong tổng doanh thu tăng đột biến năm 2014 trong đó TSNH bình quân trong kỳ không thay đổi. Chính vì vậy hiệu suất sử dụng TSNH đã đƣợc đẩy mạnh trong năm 2014.

* Hệ số sinh lợi TSNH

Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn liên tục giảm đều trong các năm nghiên cứu. Nếu nhƣ năm 2010 là 0,06 thì đến năm 2012 và 2013 chỉ còn là -0,03. Điều này chứng tỏ một đồng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ ngày càng tạo ra ít lợi nhuận hơn trƣớc thậm chí là lỗ.

Nguyên nhân là do sự sụt giảm doanh thu trong 2 năm gần nhất dẫn tới lợi nhuận gộp sụt giảm. Đồng thời chi phí lãi vay qua các năm đều tăng, các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp cũng tăng. Hơn nữa việc đầu tƣ vào các công ty con chƣa mang lại hiệu quả dẫn tới việc trích lập dự phòng ngày càng cao. Những điều này làm cho lợi nhuận của công ty những năm gần đây có xu hƣớng giảm dần. Mặt khác tài sản ngắn hạn của công ty qua các năm đều có sự tăng dần, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản do hàng tồn kho tăng

cao, các khoản phải thu chƣa thu đƣợc vẫn chiếm tỷ trọng cao trong các năm giai đoạn 2010-2013.

Qua việc phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSNH tại công ty trong năm năm giai đoạn 2010-2014 cho thấy cả hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH và hệ số sinh lợi TSNH đều có xu hƣớng giảm từ năm 2010 đến 2013. Tuy nhiên do việc giải phóng đƣợc lƣợng hàng tồn kho rất lớn của năm 2013 để lại, năm 2014 đã có những thành tựu vƣợt bậc trong các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, các chỉ số về hiệu suất và hiệu quả sử dụng TS cũng tăng mạnh. Điều này chứng tỏ công ty XMC có những bƣớc tiến rất quan trọng trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp mình.

* Vòng quay hàng tồn kho

Bảng 3.12 Chỉ số vòng quay hàng tồn kho qua các năm

Chỉ tiêu Ðơn vị 2010 2011 2012 2013 2014

Giá vốn bán hàng Tr.đồng 919.748 1.212.331 1.038.134 646.085 1.176.402 Bình quân hàng tồn kho Tr.đồng 271.148 333.060 510.109 657.220 559.516

Vòng quay hàng tồn kho Lần 3,39 3,64 2,04 0,98 2,10

(Nguồn báo cáo tài chính các năm 2010-2014 Công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)

Nhận thấy giai đoạn 2010-2013 vòng quay hàng tồn kho có xu hƣớng giảm mạnh. Việc giảm tốc độ vòng quay hàng tồn kho bắt nguồn từ việc giá vốn bán hàng liên tục giảm từ năm 2011-2013 trong khi hàng tồn kho lại liên tục tăng. Vì vậy, vòng quay hàng tồn kho năm 2013 đã xác nhận giá trị thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Việc cắt giảm đƣợc một phần hàng tồn kho, trong khi giá vốn tăng gấp đôi trong năm 2014 đã làm cho vòng quay hàng tồn kho điều chỉnh theo xu hƣớng tốt hơn. Điều này thể hiện đƣợc công tác bán hàng của công ty XMC nhanh hơn, giảm thiểu ứ đọng vốn trong SXKD trong năm 2014.

Tuy nhiên chỉ số hàng tồn kho này còn liên quan đến đặc trƣng của ngành xây dựng. Để đánh giá đƣợc khách quan hơn chỉ tiêu này, cần so sánh với các công ty cùng ngành là tổng công ty Vinaconex và Vinaconex 2 trong cùng năm 2014.

Bảng 3.13 Cơ cấu hàng tồn kho của tổng Vinaconex và Vinaconex 2 năm 2014

Chỉ tiêu Ðơn vị Tổng Vinaconex Vinaconex 2 Công ty XMC

Giá vốn bán hàng Tr.đồng 3.037.768 511.036 1.176.402 Bình quân hàng tồn kho Tr.đồng 616.408 781.914 559.516 Vòng quay hàng tồn kho Lần 4,9 0,7 2,10

(Nguồn báo cáo tài chính các năm 2010-2014 Công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)

Mặc dù việc kiểm soát hàng tồn kho của công ty XMC năm 2014 đã có bƣớc chuyển biến tích cực tuy nhiên, so với tổng công ty Vinaconex vòng quay hàng tồn kho của công ty XMC vẫn còn khá hạn chế. Điều này chứng tỏ Công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý hàng tồn kho cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.

* Kỳ thu tiền bình quân

Bảng 3.14 Chỉ số kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu ÐVT 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh thu thuần Tr.đ

1.043.456 1.321.219 1.317.142 714.289 1.315.615 Các khoản phải thu

bình quân Tr.đ 803.050 450.500 504.170 472.131 603.813

Kỳ thu tiền bình

quân Ngày 277 123 138 238 165

So với năm 2013, năm 2014 giá trị kỳ thu tiền bình quân đã giảm đi khá nhiều điều này chứng tỏ trong năm 2014 công ty XMC ít bị ứ đọng vốn hơn. Tuy nhiên so với các năm 2011 và 2012 chỉ số này vẫn còn ở mức cao.

3.2.3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Bảng 3.15 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH

Chỉ tiêu ÐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh thu

thuần

Tr.

Ðồng 1.043.456 1.321.219 1.317.142 714.289 1.315.615

Lợi nhuận sau thuế Tr. Ðồng 49.043 11.111 (27.969) (34.894) 88.909 TSDH bình quân trong kỳ Tr. Ðồng 268.776,83 355.044,30 431.902,54 398.608,16 473.115,16 Hiệu suất sử dụng TSDH Ðơn vị 3,88 3,72 3,05 1,79 2,78 Hệ số sinh lợi TSDH Ðơn vị 0,18 0,03 (0,06) (0,09) 0,19 * Hiệu suất sử dụng TSDH

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH đƣợc sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Trong bốn năm từ 2010 đến 2013, chỉ tiêu này có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân là do doanh thu thuần và tài sản dài hạn bình quân qua các năm đều tăng (từ năm 2010 đến 2012). Tuy nhiên tốc độ tăng của chỉ tiêu doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu tài sản dài hạn bình quân qua các năm. Năm 2013 chứng kiến sự sụt giảm mạnh của hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn từ 3,05 năm 2012 xuống còn 1,79 năm 2013. Nguyên nhân do sự sụt giảm doanh thu và giảm tài sản dài hạn, với tốc độ độ giảm doanh thu lớn hơn tốc độ giảm tài sản dài hạn bình quân. Việc tăng mạnh doanh thu trong năm 2014 đã kéo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 56 - 66)