Thực trạng tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 42 - 56)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2 Thực trạng tài sản của Công ty

Để đánh giá đƣợc thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, trƣớc hết cần tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Trong quá trình kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và đƣợc thể hiện bằng số liệu sau:

Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản qua các năm

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (tỷ) Tỷ trọng % Giá trị (tỷ) Tỷ trọng % Giá trị (tỷ) Tỷ trọng % Giá trị (tỷ) Tỷ trọn g % Giá trị (tỷ) Tỷ trọng % Tài sản ngắn hạn 859 76 942 69 1.24 6 74 1.21 7 77 1.29 1 69 Tài sản dài hạn 277 24 433 31 431 26 366 23 580 31 Tổng tài sản 1.136 100 1.376 100 1.677 100 1.584 100 1.871 100

(Nguồn báo cáo tài chính các năm 2010-2014 Công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)

Qua bảng cơ cấu tài sản, cho thấy tổng tài sản qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu (2010-2014) về cơ bản liên tục tăng qua các năm (từ 1.136 tỷ đồng năm 2010 lên 1.871 trong năm 2014), và duy trì một mức tỷ trọng khá ổn định của TSNH và TSDH (dao động trong khoảng 70% và 30% trên tổng TS). Duy nhất năm

2013 có có sự giảm nhẹ trong cả TSNH và TSDH dẫn tới tổng TS của Công ty XMC giảm trong năm 2013. Tuy nhiên năm 2014 tổng tài sản Công ty có sự tăng mạnh. Việc tăng giá trị tài sản năm 2014 chủ yếu tập trung ở mức tăng tài sản dài hạn.

Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng nhƣ tài sản dài hạn. Qua việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đƣa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ.

3.2.2.1 Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.

Đối với công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai, trong những năm qua, quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó phụ thuộc vào chiến lƣợc phát triển của công ty và sự tác động của môi trƣờng kinh doanh.

Bảng 3.3 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Chỉ tiêu Nãm 2010 Nãm 2011 Nãm 2012 Nãm 2013 Nãm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (Tr. đồng) (%) (Tr. đồng) (%) (Tr. đồng) (%) (Tr. đồng) (%) (Tr. đồng) (%) I.Tiền và các khoản tƣơng

đƣơng tiền

95.644 11,1 40.315 4,3 9.921 0,8 55.275 4,5 21.375 1,7

1.Tiền 95.644 40.315 9.921 55.275 21.375

II. Các khoản đầu tý tài chính ngắn hạn

2.351 0,3 4.000 0,4 20.742 1,7 18.410 1,5 13.809 1,1

1. Ðầu tý ngắn hạn 2.351 4.000 20.742 25.239 20.639

2. DP giảm giá CK đầu tƣ ngắn

hạn (6.829) (6.829)

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 412.550 48,0 488.449 51,8 519.890 41,7 424.372 34,9 783.254 60,7

1. Phải thu khách hàng 267.743 328.067 427.027 291.186 527.470 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 151.102 77.402 16.478 66.523 187.979 3. Các khoản phải thu khác 1.807 92.682 86.753 78.685 80.428 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn (8.101) (9.701) (10.369 (12.023 (12.623)

khó đòi ) ) IV. Hàng tồn kho 292.295 34,0 373.826 39,7 646.392 51,9 668.047 54,9 450.986 34,9 1. Hàng tồn kho 294.177 375.626 648.183 669.838 450.986 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1.882) (1.800) (1.791) (1.791) V. Tài sản ngắn hạn khác 56.450 6,6 35.908 3,8 48.893 3,9 51.355 4,2 21.709 1,7 1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 266 266 8.960 5.366 932 2. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 3.950 3.910 24.807 28.253 7.775 3.Thuế và các khoản khác phải

thu 9.062 9.163 4.108 320 1.272 4. Tài sản ngắn hạn khác 43.172 22.569 11.018 17.416 11.730 Tổng tài sản ngắn hạn 859.290 100 942.498 100 1.245.8 40 100 1.217.4 58 100 1.291.134 100

Nhận thấy trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty trong 4 năm các khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSNH của Công ty.

Đối với các khoản phải thu ngắn hạn, trong giai đoạn 2010-2013 có xu hƣớng giảm về tỷ trọng với 48% trong năm 2010 xuống còn 34,9% năm 2013. Tuy nhiên đến năm 2014 các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh cả về giá trị lẫn tỷ trọng, dẫn tới vốn của công ty chiếm dụng một lƣợng lớn. Đồng thời Công ty phải trích lập một phần dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi. Hầu hết các đối tƣợng phải trích lập dự phòng có tuổi nợ trên 3 năm nên phải trích lập 100%.Ví dụ nhƣ công ty Thủy điện Sơn La có số dƣ công nợ đến hết 31/12/2014 là 964 triệu đồng với tuổi nợ là 5 năm, công ty cổ phần du lịch thƣơng mại Tân Sáng có số dƣ công nợ đến hết 31/12/2014 là 1,1 tỷ đồng với tuổi nợ 5 năm. Vì vậy theo quy định (Thông tƣ số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính về việc trích lập dự phòng) công ty phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi với tỷ lệ là 100%. Tỷ lệ các khoản nợ phải thu phải trích lập dự phòng chiếm 3% so với khoản mục nợ phải thu trên BCTC năm 2014. Việc trích lập khoản dự phòng này sẽ làm cho công ty bị mất vốn để huy động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản chung của Công ty, phải có những bƣớc đi phù hợp để quản lý tốt hơn khoản mục phải thu ngắn hạn này.

Với khoản mục hàng tồn kho trong giai đoạn từ 2010 đến 2013 các năm gần đây có dấu hiệu tăng dần qua các năm với giá trị và tỷ trọng khá cao. Đỉnh điểm là các năm 2012 và năm 2013 giá trị hàng tồn kho chiếm tới hơn 50% tổng tài sản ngắn hạn với giá trị lên tới 668 tỷ đồng trong năm 2013. Điều này là do sự chậm trễ trong việc ghi nhận giá trị sản lƣợng với khách hàng, những khó khăn trong trong việc nghiệm thu trong quá trình xây dựng và sản xuất, kinh doanh của Công ty. Việc này thể hiện qua chi phí sản xuất kinh doanh dở dang luôn ở mức cao đối với năm 2012 là 619 tỷ và năm 2013 là 572 tỷ đồng (chi tiết bảng 3.4: Chi tiết hàng tồn kho). Đối với các dự án đầu tƣ công tác thẩm định dự án chƣa hiệu quả, không đánh giá đƣợc rủi ro trong quá trình thực hiện dự án nhƣ nhu cầu thị trƣờng nhà ở giảm

sút gây khó khăn cho công tác bán hàng, những thủ tục phát sinh khi thực hiện dự án vì vậy làm tăng lƣợng hàng hóa tồn kho của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2014 Công ty đã có những bƣớc tích cực trong việc quản lý hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho trong năm 2014 giảm xuống chỉ còn 451 tỷ tƣơng đƣơng với 34% trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Thành tựu này đƣợc ghi nhận bằng sự quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty trong việc thúc đẩy công tác bán hàng và đẩy mạnh công tác ghi nhận doanh thu đối với các dự án đã thi công.

Bảng 3.4 Chi tiết hàng tồn kho qua các năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Nguyên liệu, vật liệu 51.712 30.551 17.249 15.112 22

Công cụ, dụng cụ 478 572 817 667 24

Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang 191.377 332.813 619.267 572.148 450.940 Thành phẩm 50.600 18.524 10.848 12.249

Hàng hóa 86 69.660

(Nguồn báo cáo tài chính các năm 2010-2014 Công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)

Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2012 giá trị hàng hóa trong hàng tồn kho của công ty gần nhƣ không có, đến năm 2013 giá trị này lên tới gần 70 tỷ đồng và cắt giảm một cách triệt để trong năm 2014 đó là các dự án xây dựng để bán, tuy nhiên vẫn chƣa thu hồi đƣợc trong năm 2013 nhƣng đến năm 2014 lƣợng căn hộ và sàn dịch vụ đã đƣợc bán hết. Đồng thời đối với các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có giá trị rất lớn trong năm 2012 và 2013 (572 tỷ đồng) chỉ có dấu hiệu giảm xuống còn 450,9 tỷ đồng năm 2014 do một số công trình công ty làm nhà thầu thi công dở dang năm 2013 đã hoàn thành trong việc ghi nhận doanh thu trong năm 2014. Giá trị chi phí SXKD dở dang còn bao gồm một số dự án BĐS công ty làm chủ đầu tƣ

đang tạm dừng thực hiện và chƣa có phƣơng án rõ ràng về việc tiếp tục thực hiện trong tƣơng lai nhƣ:

 Công trình tòa nhà 11T2 khu Chung cƣ Vinaconex Xuân Mai đã hoàn thiện xong phần móng năm 2012 nhƣng đã tạm dừng thực hiện do lƣợng đặt cọc mua căn hộ thấp. Khả năng tiếp tục thực hiện dự án còn bỏ ngỏ. Chi phí phát sinh của dự án đƣợc ghi nhận đến 31/12/2014 là 19,5 tỷ đồng.

 Công trình chung cƣ thu nhập thấp 19T2 Vĩnh Phúc cũng đang tạm dừng thực hiện. Chi phí đƣợc ghi nhận đến 31/12/2014 là 6,3 tỷ đồng.

 Dự án nhà tạm cƣ Bửu Long đang xin chuyển đổi mục đích từ nhà ở tạm cƣ sang nhà ở Xã hội. Chi phí đƣợc ghi nhận là: 39 tỷ đồng.

 Một số dự án phía Nam khác đang tạm dừng thực hiện do chƣa hoàn thiện đƣợc thủ tục pháp lý và đƣợc ghi nhận trong khoản mục hàng hóa tồn kho là 3,9 tỷ đồng.

3.2.2.2 Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty

Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp còn tập trung đầu tƣ TSDH bởi TSDH luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nó thể hiện quy mô năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của TSDH trong tổng số tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ trọng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tƣ, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Bảng 3.5 Cơ cấu tài sản dài hạn

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. Đồng) (%)

I. Các khoản phải thu dài

hạn 1.130 0,4 3.855 0,9 - - - - -

-

1. Các khoản phải thu dài

hạn của khách hàng 1.130 381

2. Phải thu dài hạn khác 3.474

II. Tài sản cố định 96.182 34,7 115.761 26,7 105.266 24,4 83.283 22,7 44.166 7,62

1. Tài sản cố định hữu hình 85.256 84.379 96.298 83.012 38.590

- Nguyên giá 150.687 159.936 178.256 165.862 52.223

- Giá trị hao mòn lũy kế (65.431) (75.557) (81.959) (82.850) (13.633)

2. Tài sản cố định vô hình 376 325 311 271 11

- Nguyên giá 583 583 559 562 62

3. Chi phí xây dựng cơ bản

dở dang 10.550 31.057 8.657 5.565

III. Bất động sản đầu tƣ - 0,0 - 0,0 43.592 10,1 49.319 13,5 51.499 8,9

- Nguyên giá 46.374 53.091 56.381

- Giá trị hao mòn luỹ kế (2.782) (3.772) (4.882)

IV.Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn 178.959 64,6 307.749 71,1 271.151 62,9 225.165 61,4 457.356 78,9

1. Ðầu tƣ vào công ty con 144.159 208.169 208.169 208.169 253.954 2. Ðầu tƣ vào công ty liên

kết, liên doanh 94.901

2. Ðầu tƣ dài hạn khác 54.334 147.949 163.280 144.324 170.822 3. Dự phòng giảm giá đầu tƣ

tài chính dài hạn (19.534) (48.369) (100.298) (127.327) (62.320)

V.Tài sản dài hạn khác 782 0,3 5.669 1,3 10.762 2,5 8.678 2,4 26.763 4,6

1. Chi phí trả trƣớc dài hạn 782 5.669 10.762 8.678 4.763

2. Tài sản dài hạn khác 22.000

Tổng tài sản dài hạn 277.054 100 433.035 100 430.770 100 366.446 100 579.784 100

Qua bảng trên, tỷ trọng các loại tài sản dài hạn thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nếu nhƣ các khoản khoản đầu tƣ tài chính dài hạn có xu hƣớng tăng từ 2010 đến 2014 thì đối với tài sản cố định giá trị này có xu hƣớng giảm cả về giá trị lẫn tỷ lệ trong tổng tài sản dài hạn. Các khoản phải thu dài hạn và đầu tƣ dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản dài hạn của công ty.

Thứ nhất, về các khoản phải thu dài hạn:

Trong năm 2010 các khoản phải thu dài hạn của khách hàng là 1,13 tỷ và năm 2011 tăng lên 3,855 tỷ đồng. Các khoản phải thu này của công ty chỉ bao gồm: phải thu dài hạn của khách hàng và phải thu dài hạn khác. Đứng trƣớc áp lực về những khó khăn của toàn ngành bắt đầu từ cuối năm 2011 Công ty đã cố gắng trong việc thu hồi nợ và đến năm 2012, 2013, 2014 Công ty đã thu hồi hoàn toàn các khoản phải thu này.

Thứ hai, về tài sản cố định:

Tài sản cố định có sự thay đổi cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2010, giá trị tài sản cố định ở mức hơn 96 tỷ đồng, tƣơng ứng 34.7% tổng giá trị tài sản dài hạn. Trƣớc những kết quả sản xuất kinh doanh tƣơng đối khả quan của năm 2010 Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất bằng việc tăng giá trị tài sản cố định năm 2011 lên hơn 115 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2012 - 2014 sự khó khăn trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh khiến Công ty thực hiện việc rút gọn quy mô năng lực sản xuất, giảm đầu tƣ vào tài sản cố định. Cụ thể năm 2014 giá trị TSCĐ chỉ bằng ½ giá trị TSCĐ năm 2010 tƣơng đƣơng 44,1 tỷ đồng chiếm vẻn vẹn 7,62% tổng giá trị TS dài hạn.

Trong cơ cấu TSCĐ, TSCĐ hữu hình luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó, cơ cấu TSCĐ hữu hình là một yếu tố hết sức quan trọng cần đƣợc xem xét trong việc đánh giá tình trạng tài sản của Công ty.

Bảng 3.6 Bảng cơ cấu tài sản cố định hữu hình

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) (tr. đồng) (%) Nhà cửa, vật kiến trúc 47.047 31,2 50.077 31,3 67.819 38,0 75.623 45,6 31.410 60,1 Máy móc, trang thiết bị 78.394 52,0 84.933 53,1 82.641 46,4 78.086 47,1 12.069 23,1 Phƣơng tiện vận tải 20.134 13,4 19.696 12,3 19.750 11,1 8.342 5,0 5.003 9,6 Thiết bị văn phòng 5.111 3,4 5.230 3,3 8.047 4,5 3.811 2,3 3.741 7,2 Tổng TSCÐ hữu hình 150.687 100 159.936 100 178.25 6 100 165.86 2 100 52.223 100

(Nguồn báo cáo tài chính các năm 2010-2014 Công ty CP Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)

Là một đơn vị hoạt động trong ngành Xây dựng và kinh doanh BĐS vì thế giá trị nhà cửa vật kiến trúc và máy móc trang thiết bị luôn chiếm một tỷ trong rất lớn trong tổng tài sản cố định hữu hình. Nó thể hiện qua hệ thống nhà xƣởng phục vụ cho công tác gia công sản xuất cấu kiện xây dựng và các loại máy móc trang thiết bị phục vụ cho quá trình thi công tại công trƣờng và sản xuất trong nhà xƣởng. Giá trị tài sản cố định tăng dần qua các năm 2011 và 2012 do công ty đầu tƣ thêm tài sản mới và điều chỉnh giảm trong năm 2013 và 2014 còn lại là do công ty thanh lý và nhƣợng bán tài sản đã lỗi thời hoặc đã khấu hao hết giá trị, và một phần chuyển các tài sản có nguyên giá dƣới 30 triệu sang tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)