Phân loại ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

1.2. Cơ sở lý luận chung về ODA Nhật Bản vào thành phố Hà Nội

1.2.2. Phân loại ODA

Có nhiều căn cứ để phân loại ODA song trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ tiếp cận 3 cách phân loại:

1.2.2.1. Căn cứ theo nguồn tài trợ

ODA song phương: đó là khoản ODA của một chính phủ tài trợ trực tiếp cho một chính phủ khác hoặc gián tiếp chính phủ với chính phủ thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc tổ chức quốc tế nhƣ WB, IMF, ADB…

ODA đa phương: là khoản ODA của các tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi chính phủ (NGO) tài trợ trực tiếp cho chính phủ.

1.2.2.2 Căn cứ theo tính chất tài trợ

ODA không hoàn lại: là dạng viện trợ mà bên nhận không phải hoàn trả dƣới bất kỳ hình thức nào. ODA không hoàn lại thƣờng ở dƣới dạng hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ nhân đạo…

ODA hoàn lại (vay ưu đãi): là nguồn vốn đƣợc ƣu đãi với mức lãi suất thấp, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ dài đƣợc đảm bảo sao cho yếu tố không hoàn lại ít nhất đạt 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc (Nghị định số 131/2006/NĐ-CP)

ODA hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thƣơng mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.

1.2.2.3 Căn cứ theo phương thức cung cấp

Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA đƣợc cung cấp dƣới dạng tiền mặt hoặc hàng hóa để hỗ trợ ngân sách Chính phủ

Hỗ trợ theo chương trình: gồm các khoản ODA đƣợc cung cấp để thực hiện một chƣơng trình nhằm đạt đƣợc một hoặc nhiều mục tiêu với một tập hợp dự án thực hiện trong một thời gian xác định tại các địa điểm cụ thể.

Chính phủ nƣớc ngoài Chính phủ Việt Nam Các tổ chức quốc tế hoặc NGOs Các tổ chức quốc tế hoặc NGOs Các tổ chức quốc tế hoặc NGOs

Hỗ trợ theo dự án

Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt đƣợc một hoặc một số mục tiêu xác định, đƣợc thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định

Hỗ trợ theo dự án chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện để đƣợc nhận viện trợ dự án là phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA.

Hỗ trợ theo dự án bao gồm: hỗ trợ đầu tƣ và hỗ trợ kỹ thuật

Dự án đầu tư: là dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng hoặc duy trì , cải tiến, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật: là dự án tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố kỹ thuật phần mềm, bao gồm các dự án phát triển năng lực thể chế, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ hoặc chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm, cung cấp các yếu tố đầu vào về kỹ thuật để chuẩn bị thực hiện các chƣơng trình, dự án đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)