Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển KT-XH của các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

1.2. Cơ sở lý luận chung về ODA Nhật Bản vào thành phố Hà Nội

1.2.3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển KT-XH của các nước

đang phát triển

Nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của các nƣớc đang và chậm phát triển, điều đó thể hiện rõ nét ở khía cạnh sau:

Thứ nhất, ODA có vai trò bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Đối với các nƣớc đang phát triển các khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho quá trình phát triển.

Chẳng hạn, trong thời kỳ đầu của các nƣớc NICs, ASEAN viện trợ nƣớc ngoài có một tầm quan trọng đáng kể

Đài Loan: trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa đã dùng viện trợ và nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để thỏa mãn gần 50% tổng khối lƣợng vốn đầu tƣ trong nƣớc. sau khi nguồn tiết kiệm trong nƣớc tăng lên, Đài Loan mới giảm sự lệ thuộc vào viện trợ.

Hàn Quốc: có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ nên có đƣợc nguồn viện trợ rất lớn chiếm 81,2% tổng viện trợ của nƣớc này trong những năm 70-72 nhờ đó mà giảm đƣợc sự căng thẳng về nhu cầu đầu tƣ và có điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kinh tế.

Còn ở hầu hết các nƣớc Đông Nam Á sau khi giành đƣợc độc lập, đất nƣớc ở trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, để phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có nhiều vốn và khả năng thu hồi vốn chậm. Giải quyết vấn đề này các nƣớc đang phát triển nói chung và các nƣớc Đông Nam Á nói riêng đã sử dụng nguồn vốn ODA.

Ở Việt Nam ODA đóng vai trò rất quan trọng trong chƣơng trình đầu tƣ công cộng, làm nền tảng cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gần đây của Việt Nam. Đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội đã phát triển mạnh ở Việt Nam trong thập kỷ qua nhờ công cuộc đổi mới với tỷ lệ giảm nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống 17% năm 2013 (theo tiêu chuẩn của WB). Đầu tƣ của chính phủ và nguồn vốn nƣớc ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng. Tổng cam kết các nguồn vốn ODA đạt mức tƣơng đƣơng khoảng 81,3 tỷ USD. Do đó ODA ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ các chi tiêu phát triển của Chính phủ. Kể từ khi cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại sự giúp đỡ của mình cho Việt Nam, mức giải ngân ODA hàng năm đã tăng một cách vững chắc từ 272 triệu USD vào năm 1994 (khoảng 26% chi tiêu xây dựng cơ bản của Chinh phủ) lên khoảng 1.120 triệu USD vào năm 1998 (xấp xỉ 80%)

Thứ hai, ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển

nguồn nhân lực. Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nƣớc nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến.

Thứ ba, ODA giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Đối với các nƣớc đang phát triển khó khăn kinh tế là điều kiện không tránh khỏi.Trong đó nợ nƣớc ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày một gia tăng là tình trạng phổ biến. Để giải quyết vấn đề này các quốc gia cần phải cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chính sách này dự định chuyển chính sách kinh tế Nhà nƣớc đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hƣớng phát triển kinh tế khu vực tƣ nhân. Nhƣng muốn thực hiện đƣợc việc điều chỉnh này cần phải có một lƣợng vốn cho vay mà các chính phủ nên tìm đến nguồn vốn ODA, nguồn vốn có những ƣu đãi nhất định, do vậy trong giai đoạn đầu của công cuộc hoàn thiện cơ cấu kinh tế coi ODA nhƣ là giải pháp cứu cánh để khắc phục tình trạng thiếu vốn.

Thứ 4, ODA tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò nhƣ nam châm “hút” đầu tƣ tƣ nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)