1.3. Những nhân tố thúc đẩy Nhật Bản tăng cƣờng cung cấp ODA cho Việt Nam
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc cung cấp ODA của Nhật Bản
1.3.1.1. Mục tiêu cung cấp ODA của Nhật bản
Mục tiêu kinh tế
Các quốc gia muốn bành trƣớng ảnh hƣởng và giành lợi thế về kinh tế. ODA là nguồn vốn có tính chất 2 mặt. Một mặt là do các nƣớc phát triển đã và đang nắm trong tay những tiềm lực kinh tế khổng lồ của thế giới, song họ vẫn muốn làm gia tăng khối lƣợng của cải đó.
Các quốc gia tài trợ muốn mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa nên đã tài trợ để các nƣớc đang và chậm phát triển có thể xây dựng đƣợc các cơ sở hạ tầng cần thiết tối thiểu cho việc phát triển kinh tế và sử dụng hàng hóa của nhà tài trợ.
Mở rộng thị trƣờng đầu tƣ: Các khoản tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển môi trƣờng thể chế, môi trƣờng đầu tƣ tạo những điều kiện
thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ của khu vực các doanh nghiệp các nƣớc tài trợ. Thêm nữa, các nƣớc tài trợ còn có thể đề ra các yêu cầu về mở cửa thị trƣờng hàng hóa, đầu tƣ và cung cấp các nguyên vật liệu quý hiếm cho sản xuất.
Góp phần tiêu thụ hàng hóa ế thừa của các nƣớc tài trợ: Do đƣợc tài trợ bằng ngoại tệ, nhu cầu hàng hóa của các nƣớc đang và chậm phát triển, đặc biệt là những hang hóa nhập khẩu tăng lên. Các nƣớc tài trợ có thể bán nhiều hàng hóa hơn, giảm kho hàng ế thừa.
Các quốc gia tài trợ cố gắng để tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hóa của mình, thu lợi từ nhà tài trợ nhƣ: đặt điều kiện để các nƣớc nhận tài trợ mua hàng hóa, thiết bị, thuê chuyên gia, thuê dịch vụ… với mức giá cao của nhà tài trợ.
Một số nƣớc có mong muốn quốc tế hóa đồng tiền nƣớc mình nhƣ Nhật Bản thì yêu cầu nƣớc nhận tài trợ nhận khoản tài trợ bằng đồng tiền quốc gia mình.
Mục tiêu chính trị
Do động cơ bành trƣớng ảnh hƣởng về chính trị của các quốc gia tài trợ. Đặc biệt, khi tồn tại các hệ thống chính trị khác nhau, khi tồn tại chiến tranh lạnh trên thế giới thì đây là lý do quan trọng. Tháng 10/1996, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã khẳng định viện trợ là một bộ phận quan trọng của vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Trên thực tế, trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Mỹ tiếp tục là nguồn cung cấp vũ khí hàng đầu cho các nƣớc đang phát triển thông qua con đƣờng viện trợ và thƣơng mại. Ở một số nƣớc Châu phi, ODA đang có nhiều tác động rất rõ nét về mặt chính trị, nhiều cơ chế chính sách, thậm chí cả chiến lƣợc phát triển kinh tế của một số quốc gia cũng bị thay đổi bởi những điều kiện mà các nhà tài trợ đƣa ra. Bởi vậy, việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả ODA là một vấn đề phức tạp, đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo của các nƣớc tiếp nhận ODA trong đó có Việt Nam
Mục tiêu nhân đạo
Trong các mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ, có mục tiêu giúp đỡ các quốc gia khác phát triển để xây dựng trật tự kinh tế và thƣơng mại
quốc tế ổn định, bình đẳng có lợi cho các quốc gia đang và chậm phát triển. Chính vì thế nguồn vốn ODA đƣợc dành cho các chƣơng trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo đảm bền vững về môi trƣờng.
Tóm lại, mục tiêu ODA của các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các nhà tài trợ ở một khía cạnh nhất định đều nhằm tạo điều kiện tăng trƣởng và phát triển ở các nƣớc nhận viện trợ. Tuy nhiên mỗi tổ chức mỗi nhà tài trợ có những mục tiêu chiến lƣợc riêng cho từng giai đoạn nhất định. Bởi vậy, việc nắm bắt đƣợc các mục tiêu khác nhau của từng nhà tài trợ là một trong những điều kiện để vừa làm tăng khả năng thu hút nguồn vốn ODA phục vụ sự nghiệp phát triển đất nƣớc, vừa làm cho các chƣơng trình, dự án đƣợc thực hiện có hiệu quả cao hơn cả về mặt kinh tế - kỹ thuật, lẫn mặt kinh tế - xã hội của dự án đối với những nƣớc tiếp nhận.
1.3.1.2. Thay đổi trong chương trình nghị sự và những cải cách trong chính sách cung cấp ODA của các nhà tài trợ
Cung cấp ODA sẽ đƣợc tiến hành dựa trên những tiêu thức sau:
Thứ nhất, viện trợ tài chính sẽ được chú trọng một cách rõ rệt hơn tới những nước có thu nhập thấp mà có cơ chế quản lý tốt. Trong môi trƣờng quản lý tốt, viện trợ tài chính là chất xúc tác để tăng trƣởng nhanh, đạt đƣợc các chỉ tiêu xã hội nhanh hơn và đầu tƣ tƣ nhân cao hơn. Những nƣớc nghèo có chính sách tốt cần phải nhận đƣợc nhiều tài trợ hơn so với những nƣớc cũng nghèo nhƣ vậy nhƣng có cơ chế quản lý yếu kém.
Thứ hai, viện trợ được dành cho những nước có chiến lược cải cách cụ thể và có tính thuyết phục. Kinh nghiệm cho thấy rằng nguồn viện trợ đƣợc cung cấp với những điều kiện nghiêm ngặt, song nếu nó không đƣợc chính phủ tiếp nhận ủng hộ mạnh mẽ thì sẽ không tạo ra đƣợc sự thay đổi bền vững.
Thứ ba, hoạt động viện trợ sẽ được thiết kế trên cơ sở các điều kiện của các quốc gia và ngành. Điều này có nghĩa là viện trợ sẽ đƣợc cung cấp theo
những hình thức thích hợp trên cơ sở các điều kiện cụ thể của từng quốc gia hoặc từng ngành bởi mức độ hiệu quả của viện trợ phụ thuộc vào việc phân bổ và hiệu quả của chi tiêu công cộng. Ở những nƣớc có chính sách nói chung tốt nhƣng khả năng cung cấp dịch vụ công cộng yếu, viện trợ dự án phải là chất xúc tác nâng cao tính hiệu quả của các chi tiêu công cộng. Còn với những nƣớc không có chính sách tốt hoặc không phân bổ chi tiêu hợp lý sẽ không có lợi nhiều từ viện trợ, và viện trợ trƣớc hết phải tập trung vào cải thiện cả ba lĩnh vực này.
Thứ tư, các dự án tập trung vào việc tạo ra và chuyển giao kiến thức, năng lực.Trong thực tế có những nơi tiền không giải quyết đƣợc vấn đề nhƣng kiến thức và năng lực thể chế của địa phƣơng do viện trợ làm chất xúc tác tạo ra lại có thể giải quyết đƣợc. Đối với những dự án mang tính đổi mới thì việc đề ra mục tiêu, tiến hành đánh giá nghiêm túc kết quả và phổ biến thông tin mới là cần thiết.
Thứ năm, do các phương pháp truyền thống đã trở nên bất lực nên các cơ quan viện trợ phải tìm ra những phương thức thay thế để hỗ trợ cho những quốc gia có nền kinh tế bóp méo nghiêm trọng bởi thể chế và chính sách yếu kém. Trƣớc đây các cơ quan thƣờng chú trọng vào tiến độ giải ngân và vào các biện pháp thực hiện mang nhỏ hẹp của các dự án “thành công” mà họ tài trợ, nhƣng chẳng có biện pháp nào trong số đó cho biết đƣợc nhiều về mức độ hiệu quả của viện trợ. Do đó, hiện nay các nhà tài trợ cho rằng đánh giá về viện trợ phát triển cần tập trung vào mức độ mà các nguồn tài chính đã đóng góp để cải thiện môi trƣờng chính sách. Thay đổi thể chế và tạo ra những kết quả tốt hơn.
Tóm lại sự vận động của dòng vốn ODA trong giai đoạn hiện nay có xu hƣớng giảm về lƣợng, song các nhà tài trợ lại quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của lƣợng vốn ODA đƣợc tài trợ thông qua việc tiến hành hàng loạt cải
cách trong việc cung cấp viện trợ. Bởi vậy, là nƣớc tiếp nhận nếu nắm bắt đƣợc những thay đổi này để có những điều chỉnh chiến lƣợc phát triển, thể chế sao cho phù hợp với xu hƣớng phát triển chung của thế giới.
1.3.1.3. Vấn đề tổ chức, quản lý, giám sát nguồn vốn ODA của Nhật Bản- nước cung cấp ODA.
Đại diện Nhật Bản, ông Fujita Yasuo - Trƣởng đại diện JICA Việt Nam nhận định: Để nguồn vay ODA phát huy tối đa hiệu quả, Việt Nam cần thực hiện 4 thay đổi. Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động đền bù nhƣ giám sát chặt chẽ quá trình, minh bạch trong xây dựng các kế hoạch đền bù GPMB. Thứ hai, rút ngắn thời gian triển khai hoạt động mua sắm, đấu thầu dự án. Hiện tại các quy định trong mua sắm chính phủ, quy định về đấu thầu của Việt Nam và quốc tế còn có nhiều điểm khác biệt, dẫn tới việc triển khai các thủ tục về mua sắm, đấu thầu bị chậm trễ, ảnh hƣởng đến tiến độ chung của các dự án sử dụng vốn vay ODA. Thứ ba, đảm bảo ngân sách cho triển khai các hợp đồng vay vốn ODA, cần cho phép hệ thống ngân sách đƣợc linh hoạt trong tái phân bổ ngân sách đối với các dự án cần vốn bổ sung. Thứ tƣ, đẩy nhanh quá trình ra quyết định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến các dự án sử dụng nguồn vay ODA, thông qua việc định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý; tăng cƣờng cơ chế điều phối thông qua giảm thiểu việc trùng lắp và thiếu nhất quán của các quy định liên quan...
Hiện JICA đang chuẩn bị công khai các bƣớc thực hiện dự án áp dụng với tất cả dự án vốn vay thông qua một trang web, qua đó giúp giám sát và minh bạch quá trình mua sắm của các gói thầu và quá trình triển khai tất cả các dự án. Tiếp theo, JICA sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ nâng cấp hệ thống này để có thể giám sát tất cả các dự án đầu tƣ công ở Việt Nam nhằm tăng cƣờng tính hiệu quả và minh bạch của dự án. JICA kỳ
vọng trang web sẽ giúp xác định các nguyên nhân, các tổ chức gây chậm trễ cho dự án, đồng thời cũng sẽ góp phần ngăn chặn tham nhũng.