Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.1. Đánh giá về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của thành phố Hà Nội từ

3.1.3. Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án ODA

Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bên cạnh những tác động tích cực của ODA đối với quá trình phát triển KTXH của Thủ đô nhƣ đã nêu trên, việc sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này.

3.1.3.1. Tiến độ thực hiện các dự án ODA chậm

Hầu hết các dự án ODA đều thực hiện chậm so với tiến độ đề ra. Thời gian chuẩn bị dự án, bao gồm khâu lập danh mục yêu cầu tài trợ đến khi dự án đƣợc ký kết với nhà tài trợ thƣờng kéo dài, bình quân 2-3 năm, nhiều trƣờng hợp đến 4-5 năm. Các nguyên nhân bao gồm:

- Do tính phức tạp và ảnh hƣởng của tiến độ GPMB chậm, tình hình biến động giá cả thị trƣờng tại một số thời điểm phức tạp. Hầu hết các dự án ODA trọng điểm có khối lƣợng GPMB lớn, trải dài trên nhiều địa bàn dân cƣ phức tạp, nên quá trình điều tra, lập phƣơng án mất nhiều thời gian, trong khi các chế độ chính sách, quy trình thực hiện công tác GPMB có nhiều thay đổi làm gián đoạn và kéo dài thời gian bàn giao mặt bằng so với dự kiến, việc này đã ảnh hƣởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng, cũng nhƣ làm phát sinh tăng kinh phí GPMB so với dự kiến ban đầu đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ chung của dự án.

- Năng lực của một số Ban quản lý dự án (BQLDA) còn hạn chế, việc tổ chức thực hiện dự án còn thiếu tính chuyên nghiệp; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án còn chƣa kịp thời và hiệu quả,

- Một số dự án trong lĩnh vực hạ tầng đô thị nhƣ xây dựng các tuyến đƣờng sắt đô thị có quy mô lớn, lần đầu tiến triển khai thực hiện ở Việt Nam nói riêng và Hà Nội nói chung nên trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đƣờng sắt đô thị,

các hƣớng dẫn liên quan đến chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ các chủ sở hữu công trình trên mặt đất khi có công trình ngầm xây dựng đi qua đều chƣa đƣợc các bộ, ngành liên quan hƣớng dẫn, ban hành.

- Khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA mặc dù đã đƣợc cải thiện đáng kể trong thời gian qua, nhƣng vẫn chƣa nắm bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của bối cảnh viện trợ quốc tế hiện nay và đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Một số dự án phải điều chỉnh, khớp nối cho phù hợp cũng nhƣ để tránh trùng lắp với các dự án khác đang triển khai trên cùng địa bàn sau khi mở rộng địa giới hành chính của thành phố Hà Nội.

- Thời gian hoàn tất các thủ tục theo quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ xây dựng nhƣ: Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, đấu thầu,... để triển khai dự án kéo dài làm phát sinh tăng các chi phí, đặc biệt là tăng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và phải làm các thủ tục điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ dự án; quỹ nhà tái định cƣ ở một số dự án còn chƣa đáp ứng kịp thời.

- Sự chỉ đạo của các cấp chƣa quyết liệt và linh hoạt, trong khi việc triển khai một dự án ODA đòi hỏi sự tuân thủ quy định của cả Việt Nam và Nhà tài trợ, đặc biệt trong chính sách đền bù GPMB, tái định cƣ, đấu thầu,... của WB, ADB có quy định riêng. Do vậy, trong xử lý công việc, tình huống cần hài hòa các thủ tục để tránh tình trạng phải xin ý kiến của nhiều ngành, nhiều cấp và nhà tài trợ làm kéo dài thời gian dự án và làm phát sinh chi phí.

3.1.3.2. Tỷ lệ giải ngân các dự án ODA tương đối thấp

Theo đánh giá của các nhà tài trợ, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới, mức độ giải ngân vốn ODA của thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là thấp so với mức bình quân của khu vực và quốc tế. Mặc dù mức độ giải ngân vốn ODA đã có những cải thiện nhất định trong những năm gần đây, song nhìn chung, công tác giải ngân các dự án ODA của thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua

còn chƣa đạt đƣợc yêu cầu, tỉ lệ giải ngân trung bình chỉ đạt khoảng 20% so với tổng mức vốn ODA đã cam kết và ký kết theo Hiệp định.

Một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị có tiến độ thực hiện rất chậm, đặc biệt là các dự án: Phát triển giao thông đô thị Hà Nội đƣợc phê duyệt từ tháng 5/2007, Hiệp định vốn vay ODA có hiệu lực từ tháng 4/2008, đến nay đã triển khai đƣợc hơn 04 năm/05năm (thời gian kết thúc giải ngân theo Hiệp định là 31/12/2013) nhƣng mới giải ngân vốn ODA đƣợc khoảng 37,3 triệu USD/155 triệu USD (đạt khoảng 24%) hiện dự án đã đƣợc xem xét gia hạn hiệp định thêm 18 tháng đến tháng 6/2015; Dự án Tuyến đƣờng sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội: Tính từ thời điểm phê duyệt dự án lần đầu vào tháng 4/2009 đến nay đã hơn 3 năm (dự kiến hoàn thành năm 2016) mới giải ngân vốn ODA đƣợc khoảng 25,6 triệu Euro/653 triệu Euro theo các Hiệp định đã ký kết (đạt 4%).

3.1.3.3. Phát sinh chi phí

Một vấn đề rất phổ biến đối với các dự án ODA là phát sinh chi phí. - Do thời gian thực hiện dự án kéo dài, giá cả thƣờng xuyên biến động tăng ngoài dự kiến, hơn nữa một số nguyên tắc cách áp dụng đơn giá định mức giữa quy định của phía Việt Nam và Nhà tài trợ chƣa thống nhất nên thƣờng xuyên dẫn đến tình trạng làm phát sinh chi phí thực hiện dự án.

- Chất lƣợng đề cƣơng chi tiết, văn kiện dự án ODA chƣa tốt, chƣa sát với thực tế, do vậy khi triển khai thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, do đó cũng làm phát sinh chi phí đáng kể.

- Việc đề xuất và lựa chọn các dự án sử dụng ODA chƣa thực sự có căn cứ vững chắc. Một số dự án xuất phát từ các ý tƣởng hoặc đề xuất của nhà tài trợ mà chƣa hoàn toàn phù hợp với thực tế. Điều này đôi khi làm cho dự án vừa ký kết xong đã lạc hậu bởi tác động của biến động về giá cả, chi phí giải phóng mặt bằng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)