Đóng góp của các dự án ODA của Nhật Bản và các nhà tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 69 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.1. Đánh giá về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của thành phố Hà Nội từ

3.1.2. Đóng góp của các dự án ODA của Nhật Bản và các nhà tài trợ

trong quá trình phát triển của thành phố Hà Nội

Nhật Bản, thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), hiện đang là nhà tài trợ song phƣơng lớn nhất cho Việt Nam cũng nhƣ Hà Nội trong giai đoạn 1993 - 2012 (khoảng 19,81 tỷ USD cho Việt Nam và 2,38 tỷ USD cho Hà Nội), đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân Việt Nam. Định hƣớng cung cấp ODA của Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực sau đây:

(1). Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tăng năng lực cạnh tranh

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Tăng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp - Cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc và khu vực tài chính

(2). Tăng cƣờng quản trị Nhà nƣớc

- Cải cách pháp luật và Hệ thống tƣ pháp

- Cải cách dịch vụ công và phát triển nguồn nhân lực - Tăng cƣờng chức năng lập pháp

(3). Hỗ trợ các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng

- Xóa đói giảm nghèo - Thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn - Bảo vệ môi trƣờng

- Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Hầu hết các dự án ODA lớn đƣợc đầu tƣ cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng và ít có khả năng sinh lời trực tiếp nhƣ: Hệ thống giao thông đô thị, môi trƣờng, cấp nƣớc, thoát nƣớc... nhƣng đã có đóng góp đáng kể cho việc tăng trƣởng GDP của Thủ đô, tạo tiền đề cho phát triển KT- XH, góp phần quan trọng thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; quan hệ hợp tác phát triển giữa thành phố Hà Nội và các nhà tài trợ tiếp tục đƣợc tăng cƣờng và củng cố.

Đánh giá hiệu quả các dự án ODA đã đƣợc đƣa vào sử dụng trong từng lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:

- Về cấp nước: Đây là lĩnh vực đƣợc đầu tƣ sớm nhất, đó là các dự án: Cấp nƣớc Phần Lan - ODA Phần Lan (từ năm 1985-1990), Cấp nƣớc Gia Lâm (1993-1997) - ODA Nhật Bản, Cấp nƣớc 1A (1999 - 2004) - vay tín dụng WB, Nhà máy nƣớc Bắc Thăng Long - Vân Trì - vốn vay ODA của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), đã góp phần nâng công suất từ 200.000m3/ngày lên trên 500.000 m3/ngày đêm (năm 2005) và đƣa tiêu chuẩn

cấp nƣớc sinh hoạt đạt trung bình khoảng 120 - 130 lít/ngƣời/ngày, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nƣớc sạch xuống còn dƣới 35%.

- Về thoát nước: Dự án Thoát nƣớc Hà Nội giai đoạn I (1996-2005) - vốn vay ODA của Nhật Bản đƣợc triển khai thực hiện đã góp phần hạn chế tình trạng úng ngập khu vực nội thành từ mùa mƣa năm 2000 (với vũ lƣợng dƣới 172mm trong 02 ngày). Qua đó, hệ thống các trạm bơm, hệ thống kênh mƣơng, hồ điều hòa đƣợc xây dựng và nâng cấp cải tạo góp phần giảm đáng kể tình trạng úng ngập và cải thiện môi trƣờng đô thị. Hiện nay dự án Thoát nƣớc Hà Nội giai đoạn II - cũng sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản đang tiếp tục đƣợc triển khai và đã hoàn thành vào năm 2015.

- Về hạ tầng đô thị: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I (1999 - 2010) - vốn vay JICA, tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển giao thông công cộng, từng bƣớc giải quyết ách tắc giao thông tại các nút giao thông trọng điểm của Thành phố (Ngã Tƣ Vọng, Ngã Tƣ Sở, Kim Liên, ...) và an toàn cho ngƣời đi bộ thông qua xây dựng các cầu vƣợt bộ hành, tạo quỹ nhà, khu đô thị cho di dân giải phóng mặt bằng, cải thiện bộ mặt đô thị; phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì Hà Nội (1999 - 2008) - vốn vay JICA đã xây dựng đƣợc cơ sở hạ tầng kỹ thuật đi trƣớc một bƣớc tạo điều kiện phát triển một khu đô thị mới tại Bắc Thăng Long - Vân Trì đồng bộ và thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp ở phía Bắc sông Hồng.

Tại hội nghị nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ diễn ra vào cuối năm 201, các nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng đã cam kết tiếp tục tài trợ ODA cho Việt Nam với số tiền khoảng 6,5 tỷ USD trong tài khóa năm 2013. Trong đó, rieeng Nhật Bản đã cam kết tài trợ cho Việt Nam khoảng 2,6 tỷ USD, tập trung cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Điển hình cho vấn đề này là việc Hà Nội đang tập trung cho hai công trình trọng điểm đƣợc xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, đó là công

trình cầu Nhật Tân và Nhà ga hành khách T2 của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Công trình cầu Nhật Tân đƣợc chính phủ xác định là công trình trọng điểm quốc gia. Trên thiết kế, đây là cây cầu dây văng liên tục 6 nhịp với tổng chiều dài 1.500m, trong đó có 5 trụ tháp khổng lồ cao 110m, tƣợng trƣng cho 5 cửa ô của Hà Nội chào đón bạn bè quốc tế. Cầu đƣợc thiết kế dạng dây văng đa nhịp hết sức độc đâó và sẽ trở thành kết cấu nổi bật trong lịch sử cầu thế giới. Ông Kenji Matsuno, phó giám đốc điều hành liên doanh nhà thầu IHI – Sumitomo Mitsui ( Nhật Bản) cho biết: “Nhật Tân là cây cầu có tính thẩm mỹ cao nên trong suốt thời gian qua các đơn vị thi công rất nỗ lực để đảm bảo tiến độ chất lƣợng dự án.” Cầu Nhật Tân sau khi hoàn thành sẽ kết nối trung tâm thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và các Khu công nghiệp Bắc Thắc Long, Đông Anh, Cổ Loa, Gia Lâm, Yên Viên. Cây cầu này còn có sứ mệnh hoàn thiện tuyến đƣờng vành đai 2, rút ngắn tuyến đƣờng từ trung tâm Thủ đô đến sân bay Nội Bài.

Công trình nhà ga hành khách T2 của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tổng đầu tƣ gần 900 triệu USD, trong đó có gần 700 triệu USD là từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Nhà ga T2 đƣợc thết kế gồm 4 tầng, diện tích mặt bằng hơn 139.000m2, công suất dự kiến sẽ đƣa đón 10 triệu hành khách/ năm. Theo cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản vào Việt Nam cho biết, Chính phủ Nhật Bản xác định song hành với các khoản viện trợ ODA là sự hỗ trợ, bàn giao cho Việt Nam về công nghệ xây dựng các công trình lớn. Điều này đã đƣợc thể hiện rõ nhất trên công trƣờng cầu Nhật Tân và Nhà ga T2 khi liên doanh các nhà thầu Việt Nam – Nhật Bản phối hợp xây dựng hiệu quả những công nghệ thi công giao thông tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Có ngƣời ví rằng, nếu việc xây dựng hạ tầng giao thông Hà Nội giống nhƣ xây một “ngôi nhà” thì ODA chính là nguồn vốn giúp Hà Nội hoàn thiện

các „mặt tiền” và “nội thất” của ngôi nhà. Trong đó, mặt tiền phía Nam chính là các công trình đã đƣợc đƣa vào sử dụng hiệu quả nhƣ đƣờng vành đai 3, mặt tiền phía Bắc là những công trình trọng điểm nhƣ cầu Nhật Tân, Nhà ga T2, và “nội thất” của ngôi nhà chính là hệ thống cầu vƣợt nội đô cùng với các dự án hỗ trợ kỹ năng mềm giao thông. “Ngôi nhà giao thông” Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện, trong đó có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn ODA, đặc biệt là nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình giao thông hiện đại ở Thủ đô không chỉ khẳng định rằng Việt Nam đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA mà nó còn thể hiện tình hữu nghị giữa hai nƣớc đối tác chiến lƣợc Việt Nam – Nhật Bản, là điểm nhấn quan trọng chào mừng kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc (1973 – 2013).

- Về môi trường đô thị: Hiện tƣợng rác thải sinh hoạt ùn tắc lƣu cữu đã giảm đáng kể, môi trƣờng ngày càng đƣợc cải thiện và ý thức của ngƣời dân trong công tác vệ sinh môi trƣờng đƣợc nâng cao thông qua việc tiếp cận chƣơng trình 3R (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế) của JICA, cũng nhƣ tiếp nhận các trang thiết bị vận chuyển, xử lý rác thải của các Nhà tài trợ Nhật Bản, Đức.

Ngoài ra các dự án khác về lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục... cũng góp phần giải quyết một phần những khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ ngƣời dân Thủ đô.

- Về năng lực quản lý: Thông qua các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ODA năng lực của các cơ quan quản lý đã đƣợc tăng cƣờng, nhiều lớp cán bộ nghiên cứu và quản lý đã đƣợc đào tạo, học tập góp phần nâng cao kiến thức có hệ thống ở nƣớc ngoài trong việc quản lý, điều hành các dự án đầu tƣ...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 69 - 74)