Công tác quản lý và thực hiện các dự án ODA ở thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 90 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.2. Đánh giá về công tác quản lý và thực hiện các dự án ODA của Nhật Bản

3.2.3. Công tác quản lý và thực hiện các dự án ODA ở thành phố Hà Nội

3.2.3.1. Những mặt đã đạt được

Ở cấp cơ quan quản lý

- Để kịp thời đề xuất các chính sách, định hƣớng thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ cũng nhƣ phối hợp liên ngành trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng.

- Kịp thời giải quyết những khó khăn vƣớng mắc và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án.

- Hiện nay, UBND Thành phố đã thống nhất đƣợc với hai nhà tài trợ lớn là Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới về lịch họp định kỳ kiểm điểm 06 tháng một lần đối với các dự án ODA của thành phố Hà Nội sử dụng vốn của những nhà tài trợ này. Nhƣ vậy, việc phối hợp chặt chẽ thƣờng xuyên giữa cơ quan chủ quản và nhà tài trợ sẽ sớm giải quyết đƣợc các khó khăn vƣớng mắc và cùng đồng thuận về các cơ chế, chính sách có liên quan.

Ở cấp Ban quản lý dự án

- Nhìn chung các mô hình tổ chức BQLDA ODA trên địa bàn Hà Nội cơ bản phù hợp với quy định của Chính phủ về quản lý dự án ODA. Đối với những BQLDA thực hiện nhiều dự án ODA hoặc một dự án ODA nhƣng trong thời gian dài, năng lực của các cán bộ đã đƣợc tăng cƣờng đáng kể.

- Công tác đào tạo cán bộ cho các BQLDA ODA đã đƣợc quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn, trong đó Nhà tài trợ đã tham gia đáng kể trong việc chủ động tài trợ cho các chƣơng trình đào tạo trong và ngoài nƣớc hoặc thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

3.2.3.2. Những mặt còn tồn tại, hạn chế

Ở cấp cơ quan quản lý

- Công tác chỉ đạo, quản lý còn chƣa tập trung, sát sao. Công tác kiểm tra, giám sát chƣa thƣờng xuyên. Việc phối hợp với các đơn vị liên quan còn bị động, chƣa đạt hiệu quả mong muốn.

- Công tác theo dõi, đánh giá tình hình triển khai các dự án ODA ở cấp quản lý chƣa đầy đủ, nhất là công tác đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tƣ, rút ra những bài học kinh nghiệm cho những dự án ODA tiếp theo.

- Do có nhiều cấp, nhiều ngành tham gia vào quá trình vận động, thu hút ODA nên nhiều hạng mục dự án trùng lắp. Một trong những hạng mục thƣờng xuyên bị trùng lắp là tăng cƣờng thể chế, hầu hết các dự án đều có hạng mục này nhƣng thiếu một cơ quan đứng ra điều phối chung cấp Thành phố.

Ở cấp Ban quản lý dự án

- Nhìn chung, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ODA còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ODA chƣa đƣợc chuyên môn hóa, ít đƣợc bồi dƣỡng, thƣờng xuyên thay đổi và ít có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin. Trình độ của cán bộ không đồng đều nên gặp khá nhiều khó khăn trong công tác triển khai các dự án ODA.

- Một số BQLDA chƣa đƣợc kiện toàn lại và phân công nhiệm vụ chƣa hợp lý. Các cán hộ còn chƣa làm hết trách nhiệm, chƣa thể hiện đúng đại diện của chủ đầu tƣ. Năng lực cán bộ chƣa đáp ứng yêu cầu công việc (kể cả chuyên môn và kinh nghiệm). Còn dựa chủ yếu vào tƣ vấn dự án.

- Công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn của BQLDA còn yếu, lúng túng, chƣa thực thể hiện là cơ quan hƣớng dẫn để hoàn thành công việc theo tiến độ chung.

- Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tƣ ODA mới chỉ thực hiện một cách hình thức cho đủ thủ tục mà chƣa thật sự làm đúng quy định để phát huy đầy đủ vai trò của công tác theo dõi đánh giá.

- Một số BQLDA “ô” chƣa có kinh nghiệm nên triển khai dự án chƣa tuân thủ quy định về quản lý nguồn vốn ODA.

- Một số gói thầu đƣợc chia nhỏ cho các đơn vị trực thuộc dẫn đến việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và tài chính, dẫn đến đầu tƣ không hiệu quả.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƢỚNG TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA CỦA NHẬT BẢN TRÊN

ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 90 - 93)