1.2. Cơ sở lý luận chung về ODA Nhật Bản vào thành phố Hà Nội
1.2.5. Xu hướng ODA trên thế giới
Quá trình phát triển ODA trên thế giới hiện nay có các khuynh hƣớng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, trong cơ cấu tổng thể ODA của thế giới tỷ trọng ODA song phương có xu hướng tăng lên, ODA đa phương có xu thế giảm đi. Xu thế này hình thành dƣới tác động của hai nhân tố chủ yếu sau: (i) Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho quan hệ về ODA trực tiếp giữa các quốc gia. (ii)Hiệu quả hoạt động của các tổ chức đa phƣơng tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho tổ chức này.
Thứ hai, mức độ cạnh tranh thu hút ODA đã tăng lên giữa các nước đang phát triển. Trên thế giới các quốc gia giành đƣợc độc lập, bắt đầu xây dựng kinh tế phát triển xã hội tăng lên đáng kể và có nhu cầu lớn về ODA. Ở Đông Nam Á mặc dù một số nƣớc nhƣ Malaixia, Thái Lan, đã giảm dần
nguồn tiếp nhận song các quốc gia khác có nhu cầu lớn hơn nhƣ các nƣớc Đông Dƣơng, Myanma…
Thứ ba, triển vọng gia tăng nguồn ODA ít lạc quan. Mặc dù Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã khuyến nghị dành 1% GDP của các nƣớc phát triển để cung cấp ODA cho các nƣớc đang phát triển song khả năng này rất it thành hiện thực (theo các số liệu mới nhất thì tỉ lệ này hiện nay chỉ đạt mức trung bình 0,7%). Thực tế cho thấy các nƣớc có khối lƣợng ODA lớn nhất nhƣ Mỹ, Nhật Bản… thì tỉ lệ này chỉ đạt dƣới 0,3% trong nhiều năm qua. Tuy có một số nƣớc nhƣ Thủy Điển, Nauy, Phần Lan, Đan Mạch.. đã có tỷ lệ ODA hơn 1% song khối lƣợng khối lƣợng ODA tuyệt đối của các nƣớc này không lớn. Thêm vào đó tình hình phục hồi kinh tế chậm ở các nƣớc phát triển cũng là một trở ngại gia tăng ODA.