Những số liệu tổng quan về nguồn vốn ODA tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 65 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.1. Đánh giá về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của thành phố Hà Nội từ

3.1.1. Những số liệu tổng quan về nguồn vốn ODA tại thành phố Hà Nội

Kể từ khi các nhà tài trợ nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1993, Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng luôn nhận đƣợc sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các tổ chức quốc tế, của nhân dân và Chính phủ các nƣớc phát triển. Nhật Bản là quốc gia có số dự án ODA nhiều nhất và là nhà tài trợ có quy mô vốn lớn nhất cho thành phố Hà Nội với tổng số tiền cam kết khoảng 2.384,76 triệu USD dành cho thành phố Hà Nội, chiếm 58% tổng vốn ODA của Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nƣớc và môi trƣờng.

Tiếp sau Nhật Bản là Pháp với khoảng 621,57 triệu USD (15%), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với khoảng 419,4 triệu USD (10%), Ngân hàng Thế giới (WB) khoảng 232,23 triệu USD (6%) và các nhà tài trợ song phƣơng, đa phƣơng khác (nhƣ Phần Lan, Bỉ, Hàn Quốc, EIB, ,..) 553,99 triệu USD (11%).

58% 15% 11% 10% 6% Nhật Bản Pháp Khác ADB WB

Biểu đồ 3.1. Giá trị vốn ODA phân theo nhà tài trợ

Tính từ 1993 đến nay, thành phố Hà Nội đã thu hút và triển khai 78 dự án ODA với giá trị tài trợ là 4.116,95 triệu USD, trong đó hết năm 2012 đã hoàn thành 62 dự án với giá trị tài trợ là 620,67 triệu USD; còn lại 16 dự án đang tiếp tục triển khai ở các mức độ khác nhau với giá trị tài trợ khoảng 3.496,28 triệu USD.

Trong số các dự án ODA đƣợc tài trợ cho thành phố Hà Nội trong thời gian qua lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông đô thị chiếm tỉ trọng lớn nhất 57,14% với giá trị vốn ODA là 2.352,47 triệu USD, tiếp theo là lĩnh vực cấp nƣớc - thoát nƣớc với giá trị vốn ODA là 1.642,33 triệu USD, còn lại là các dự án trong lĩnh vực môi trƣờng, y tế giáo dục và đào tạo... với giá trị vốn ODA là 122,16 triệu USD.

57.14% 0.50% 39.89% 0.50% 1.97% Hạ tầng GTĐT Môi trường Cấp thoát nước YT-VH-GD Khác

Biểu đồ 3.2. Giá trị vốn ODA phân theo lĩnh vực tài trợ

Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn thành phố Hà Nội thu hút đƣợc nhiều vốn ODA nhất, giá trị vốn ODA ký kết giai đoạn này là 2.420,21 triệu USD, chiếm trên 58,78% tổng số vốn ODA ký kết trong thời kỳ 1993 - 2013. Trong đó, một số dự án lớn đang triển khai nhƣ: Thoát nƣớc nhằm cải thiện môi trƣờng thành phố Hà Nội - dự án 2 (JICA) với tổng mức đầu tƣ khoảng 9.013 tỷ đồng; xây dựng Tuyến đƣờng sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (Pháp, AFD, ADB, EIB): Khoảng 12,5km với tổng mức đầu tƣ đã điều chỉnh trên 32.000 tỷ đồng; xây dựng tuyến đƣờng sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hƣng Đạo (JICA): Khoảng 11,5 km với tổng mức đầu tƣ đang trình Thủ tƣớng Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng đến trên 51.000 tỷ đồng,... Các dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào các năm từ 2015 đến 2017, 2018.

Biểu đồ 3.3. Giá trị vốn ODA ký kết phân theo loại hình vốn

(đơn vị: triệu USD)

Để tiếp nhận và triển khai nguồn tài trợ ODA nói trên từ năm 1993 đến nay thành phố Hà Nội đã bố trí một khoản vốn đối ứng lên tới trên 1.755 triệu USD (khoảng trên 36.800 tỷ đồng).

Các dự án ODA giải ngân trong nhiều năm, giá trị tài trợ chỉ tính một lần tại thời điểm ký kết Hiệp định. Giải ngân các năm từ 2001 - 2005 chủ yếu là các dự án đã ký kết từ giai đoạn 1996 - 2000. Mức độ giải ngân những năm đầu Hiệp định thƣờng thấp do vƣớng mắc công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục thẩm định, trình phê duyệt dự án... Trong các giai đoạn sau mức độ giải ngân thƣờng cao hơn (khi đã triển khai các khối lƣợng xây lắp, thiết bị...).

Do vây, những số liệu về giải ngân tƣơng đối thấp so với giá trị ký kết. Biểu đồ dƣới đây cho thấy mức độ giải ngân giai đoạn 2.006 - 2010 là 225 triệu USD (1,13% so với ký kết) và 2011 - 2013 là 12,3 triệu USD (9,3% so với ký kết). Ngoài nguyên nhân tiến độ triển khai các dự án bị chậm còn một nguyên nhân chính khác là trong giai đoạn này giá trị ký kết vốn ODA tăng đột biến do một số dự án có quy mô lớn, phức tạp (nhƣ Dự án xây dựng các tuyến đƣờng sắt đô thị, Thoát nƣớc nhằm cải thiện môi trƣờng Hà nội - dự án 2, xây dựng hệ thống Xử lý nƣớc thải Yên Xá,...) đƣợc ký kết. Hầu hết các dự

án ODA lớn đều có tiến độ triển khai trong giai đoạn dài (thƣờng 7 -10 năm) và trong giai đoạn đầu chủ yếu là công tác chuẩn bị đầu tƣ, chuẩn bị thực hiện dự án sử dụng vốn trong nƣớc là chủ yếu và một phần cho công tác tƣ vấn chung sử dụng vốn ODA. Trong những năm tiếp theo dự kiến những số liệu về giải ngân vốn ODA sẽ tăng do dự án bƣớc vào giai đoạn triển khai công tác xây lắp, thiết bị,... sử dụng vốn ODA và công tác GPMB, TĐC của Thành phố đang dần đƣợc cải thiện đáng kể.

Biểu đồ 3.4. Giá trị vốn ODA ký kết và giải ngân giai đoạn 1993 - 2013

(đơn vị: triệu USD)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)