Tổng quan về “ngành”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển cơ sở đào tạo tại miền trung của trường đại học nội vụ hà nội đến năm 2020 001 (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích bối cảnh môi trƣờng ngành

3.3.1. Tổng quan về “ngành”

Ngành Nội vụ gồm các ngành, lĩnh vực sau: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nƣớc; Chính quyền địa phƣơng, địa giới hành chính; Cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc; Đào tạo, bồi dƣỡng chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nƣớc; Hội, tổ chức phi chính phủ; Thi đua - Khen thƣởng; Tôn giáo; Văn thƣ - Lƣu trữ nhà nƣớc; Công tác thanh niên. Từ các ngành, lĩnh vực trên, khi đề cập đến ngành Nội vụ có thể phân nhóm thành 4 lĩnh vực bao gồm: Tổ chức nhà nƣớc; Văn thƣ - Lƣu trữ; Tôn giáo; Thi đua - Khen thƣởng. Theo Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV - Trình độ đại học, cao đẳng đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 14/2010/TT-BGDĐT, ngày 27/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ngành đào tạo sau đây phù hợp hoặc tƣơng đối phù hợp với việc đào tạo nhân lực phục vụ ngành Nội vụ: Quản lý nhà nƣớc/Hành chính học; Quản trị nhân lực; Luật; Triết học; Chính trị học; Xây dựng đảng và chính quyền nhà nƣớc; Giáo dục chính trị; Quản trị văn phòng; Khoa học quản lý; Lịch sử; Văn hóa học; Văn học; Lƣu trữ học; Quản lý văn hóa; Dịch vụ pháp lý; Xã hội học; Khoa học thƣ viện; Hệ thống thông tin quản lý; Công tác xã hội; Thƣ ký văn phòng. Nhƣ vậy, “ngành” ở đây có thể hiểu là bao gồm những cơ sở giáo dục có tham gia đào tạo và bồi dƣỡng những ngành nghề phù hợp hoặc tƣơng đối phù hợp với việc đào tạo nhân lực phục vụ ngành Nội vụ. Có thể thấy, hầu hết các ngành đào tạo phục vụ nhu cầu nhân lực ngành Nội vụ đều là các ngành thuộc khối ngành Quản lý, Xã hội.

Hiện nay, khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 34 trƣờng đại học (trong đó có 02 phân viện, 02 phân hiệu, 01 cơ sở trƣờng và các trƣờng thành viên của Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng), 38 trƣờng cao đẳng. Trong khi đó, cả nƣớc có 254 trƣờng đại học và 214 trƣờng cao đẳng (kể cả các trƣờng đại học, cao đẳng thuộc khối An ninh, Quân đội). Nhƣ vậy, số trƣờng đại học tại

khu vực miền Trung - Tây Nguyên chiếm 13,4%; số trƣờng cao đẳng chiếm 17,8% so với cả nƣớc. Với hệ thống 72 trƣờng đại học và cao đẳng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên có mật độ trƣờng đại học, cao đẳng tƣơng đối cao so với mặt bằng chung, chỉ sau vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, việc phân bố số lƣợng các trƣờng đại học, cao đẳng không đồng đều giữa các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tập trung nhiều nhất tại 2 trung tâm đào tạo lớn là tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, trong khi đó có tỉnh không có trƣờng đại học, cao đẳng nào nhƣ tỉnh Đăk Nông hoặc chỉ có 01 trƣờng cao đẳng nhƣ tỉnh Gia Lai.

Về nhóm ngành đào tạo, các trƣờng đại học, cao đẳng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đa số tập trung đào tạo các khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật. Cụ thể, đối với các ngành đào tạo bậc đại học, trong tổng số 445 ngành đào tạo, khối ngành Kinh tế chiếm 15,5%, Kỹ thuật chiếm 26,1% trong khi khối ngành Xã hội chiếm 13,3%, khối ngành Quản lý chỉ chiếm 2,2%. Tỷ lệ các khối ngành đào tạo bậc đại học tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

15.5 26.1 13.3 19.3 42.2 19.6

Tỷ lệ các khối ngành đào tạo bậc đại học tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Kinh tế Kỹ thuật Xã hội Sư phạm Y dược Quản lý Khác

Hình 3.1. Tỷ lệ khối ngành đào tạo bậc đại học khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Đối với các ngành đào tạo bậc cao đẳng, các khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ áp đảo hơn so với các khối ngành Xã hội, Quản lý. Cụ thể, trong tổng số 440 ngành đào tạo, khối ngành Kinh tế chiếm 21,4%, khối

ngành Kỹ thuật chiếm 26,8% trong khi khối ngành Xã hội và Quản lý chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn lần lƣợt là 8,9% và 2,7%. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua biểu đồ về tỷ lệ các khối ngành đào tạo bậc cao đẳng tại khu vực miền Trung - Tây nguyên nhƣ sau:

Hình 3.2. Tỷ lệ các khối ngành đào tạo bậc cao đẳng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Nhƣ vậy, tỷ lệ khối ngành Quản lý, Xã hội còn khá thấp trong tổng số ngành đào tạo cả ở bậc đại học và cao đẳng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Điều này cho thấy, quy mô đào tạo các ngành phục vụ nhu cầu nhân lực ngành Nội vụ còn khá thấp. Hay nói cách khác, ngành có cấu trúc phân bổ tập trung, nghĩa là chỉ có một số trƣờng tham gia đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành Nội vu và chỉ tập trung vào một số ngành đào tạo chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển cơ sở đào tạo tại miền trung của trường đại học nội vụ hà nội đến năm 2020 001 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)