CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích bối cảnh môi trƣờng ngành
3.3.2. Phân tích cạnh tranh trong ngành
3.3.2.1. Cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngành Nội vụ khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Hiện nay, khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 20/34 trƣờng đại học và 14/38 trƣờng cao đẳng tham gia đào tạo các ngành học có thể phục vụ nhu cầu nhân lực ngành Nội vụ ở các mức độ khác nhau. Trong số các trƣờng đại học tham gia đào tạo nhân lực ngành Nội vụ, chỉ có Cơ sở Trƣờng Đại học Nội vụ
Hà Nội tại miền Trung tham gia đắc lực vào việc đào tạo nhân lực ngành Nội vụ khi tuyển sinh các ngành chủ yếu nhƣ Quản lý nhà nƣớc, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Lƣu trữ học, Dịch vụ pháp lý, Văn thƣ lƣu trữ,…. Tuy nhiên, quy mô tuyển sinh của Cơ sở Tƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung hiện nay còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó còn có 3 trƣờng đại học đào tạo các ngành nhƣ Quản lý nhà nƣớc, quản trị nhân lực và quản trị văn phòng:
+ Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng là một Trƣờng Đại học thuộc Đại học Đà Nẵng có bề dày phát triển chuyên đào tạo nhân lực cho lĩnh vực kinh tế. Vào năm 2013, Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã mở mã ngành Quản trị nhân lực (D3400404) và đến năm 2014 tiếp tục mở mã ngành Quản lý nhà nƣớc (D310205) với chỉ tiêu tuyển sinh 70 thí sinh, hình thức tuyển sinh là xét tuyển học bạ cấp 3. Điều này chứng minh rằng Trƣờng Đai học Kinh tế Đà Nẵng đang cố gắng xúc tiến mở rộng thị trƣờng sang lĩnh vực mới, đó là đào tạo nhân lực đáp ứn nhu cầu ngành Nội vụ. Với một trƣờng có bề dày và kinh nghiệm, đã khẳng định đƣợc vị thế nhất định trên thị trƣờng, sự nhập cuộc của trƣờng Đại học Kinh Tế Đà Nẵng vào đào tạo nhân lực cho ngành Nội vụ sẽ là mối đe dọa lớn cho các trƣờng đang đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ nói chung và Cơ sở trƣờng Đại học Nội vụ tại miền Trung nói riêng.
+ Trƣờng Đại học Quy Nhơn là một trƣờng tỉnh tuy nhiên lại có bề dày lịch sử, là một trƣờng Đai học đào tạo theo hƣớng đa ngành, đa lĩnh vực nên ngành Quản lý nhà nƣớc cũng là một ngành luôn nằm trong danh sách các ngành nghề đào tạo của trƣờng. Mặc dù thế mạnh chủ yếu của Đại học Quy Nhơn là lĩnh vực sƣ phạm, nhƣng hằng năm, chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản lý nhà nƣớc luôn của trƣờng luôn trên 100 chỉ tiêu và tăng lên qua các năm (năm 2012: 120 chỉ tiêu, năm 2013: 80 chỉ tiêu, năm 2014: 140 chỉ tiêu).
Hai phân viện của Học viện Hành chính tại miền Trung (Huế) và tại Tây Nguyên (ĐăkLăk) cũng đào tạo ngành Quản lý nhà nƣớc song hiện chƣa
tham gia đào tạo bậc đại học hệ chính quy nhƣng đã tham gia đào tạo hệ vừa làm vừa học, cử tuyển và đào tạo trình độ thạc sĩ
+ Bên cạnh những trƣờng Đại học công lập nhƣ Đại học kinh tế Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Học viện Hành chính còn có các trƣờng nhƣ Đại học Đông Á, một trƣờng định hƣớng đào tạo đa ngành, đa nghề đa lĩnh vực cũng đã và đang đào tạo một số ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành Nội vụ nhƣ ngành Quản trị văn phòng, Văn thƣ lƣu trữ, Quản trị nhân lực cả ở bậc Đại học và Cao đẳng. Hay trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thừa thiên Huế cũng đã và đang tham gia đào tạo ngành Quản trị văn phòng bậc Cao đẳng và cao đẳng liên thông.
Nhƣ vậy, nhìn tổng quan các trƣờng tham gia đào tạo nguồn nhân lực ngành Nội vụ thì Cơ sở Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội là Cơ sở tập trung chuyên sâu hơn nhƣng vẫn chƣa tạo đƣợc sự khác biệt so với các đối thủ. Dù chỉ tham gia ngành chủ yếu với 2 ngành đào tạo là Quản lý nhà nƣớc và Quản trị nhân lực nhƣng với vị thế đã khẳng định trên thị trƣờng, với thâm niên và kinh nghiệm đào tạo các Trƣờng sẽ là mối đe dọa lớn đến Cơ sở Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung; Đặc biệt là Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng là một trƣờng đã có nhiều kinh nghiệm về đào tạo các ngành nghề về quản lý, với kinh nghiệm này có thể dễ dàng nhảy sang đào tạo các ngành quản lý, quản trị trong ngành Nội vụ nhƣ ngành Quản lý nhà nƣớc, quản tri nhân lực và kể cả những ngành nhƣ quản trị văn phòng hay quản lý văn hóa,… trong khi đó Cơ sở Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung tiền thân là trƣờng chuyên đào tạo về nghiệp vụ văn thƣ lƣu trữ, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo về quản lý, hơn nữa những ngành Quản trị nhân lực, quản lý nhà nƣớc và quản trị văn phòng là những ngành đang chiếm tỷ lệ sinh viên chủ yếu tại Cơ sở, bên cạnh đó là Học viên hành chính cũng là một trƣờng trực thuộc Bộ Nội vụ có thế mạnh về đào tạo ngành Quản lý nhà nƣớc, tuy các đơn vị tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên chƣa đào tạo hệ chính quy nhƣng đã và đang đào tạo hệ vừa làm vừa học và sau đại học và đây là
nguy cơ lớn chia sẻ thị trƣờng hệ vừa làm vừa học với Cơ sở, điều đáng chú ý là tỷ lệ học viên ngành Quản lý nhà nƣớc hệ vừa làm vừa học chiếm khá lớn trong tổng số học viên hệ vừa làm vừa học của Cơ sở. Với bối cảnh trên cho thấy dù là một ngành có cấu trúc tập trung nhƣng giữa các thành phần tham gia trong ngành không có sự khác biệt lớn nên mức độ cạnh tranh trong vẫn cao, chính vì vậy Cơ sở Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung là một đơn vị chuyên sâu trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngành Nội vụ cần đƣa ra những giải pháp chiến lƣợc phù hợp để có thể khẳng định và giành đƣợc vị thế cạnh tranh của ngƣời đứng đầu hƣớng đến sự phát triển bền vững.
Đối với các ngành tƣơng đối phù hợp với ngành Nội vụ nhƣ Triết học, Lịch sử, Văn hóa học, Công tác xã hội,… các trƣờng đại học, cao đẳng còn lại tham gia đào tạo ở các mức độ khác nhau; tuy nhiên tình hình tuyển sinh của các trƣờng đối với các ngành học này còn gặp nhiều khó khăn, đa phần rơi vào tình trạng tuyển sinh không đủ chỉ tiêu đăng ký. Do vậy, quy mô đào tạo các ngành học này đang có xu hƣớng bị thu hẹp. Nhƣ vậy áp lực thay thế sẽ không phải là mối lo ngại lớn đối với ngành.
3.3.2.2. Cạnh tranh trong bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng ngành Nội vụ khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Nội vụ, cục diện cạnh tranh chỉ rơi vào một số Trƣờng chủ chốt ở một số ngành. Trong khi đó, công tác bồi dƣỡng nhân lực ngành Nội vụ tuy đƣợc giới hạn đối với một số cơ sở đào tạo căn cứ vào Điều 13, Nghị định 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dƣỡng công chức nhƣng số lƣợng các cơ sở đƣợc tham gia bồi dƣỡng là khá đông nhƣ sau:Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viên Hành chính Quốc gia (trước đây là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh); Các trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Các Học viện, Trƣờng, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Hiện nay trên địa bàn khu vực miền Trung – Tây có các cơ sở đào tạo sau tham gia vào công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Khu vực III (Đà Nẵng), Học viên Hành chính Quốc gia – Phân viện miền Trung (Thừa Thiên – Huế), Phân viện Tây Nguyên (ĐăkLăk), Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội - Cơ sở miền Trung (Quảng Nam) và hệ thống các Trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Bảng 3.1. Thống kê những cơ sở đào tạo đƣợc giao nhiệm vụ bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên
(Theo Điều 13, Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức)
STT TỈNH/TP TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
1. Đà Nẵng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Khu vực III
Trƣờng Chính trị thành phố Đà Nẵng 2. Quảng Nam Trƣờng Chính trị tỉnh Quảng Nam
Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung 3. Thừa Thiên –
Huế
Học viện Hành chính – Phân viện miền Trung Trƣờng Chính trị Nguyễn Chí Thanh
4. Quảng Bình Trƣờng Chính trị tỉnh Quảng Bình 5. Quảng Trị Trƣờng Chính trị Lê Duẩn
6. Hà Tĩnh Trƣờng Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh 7. Quảng Ngãi Trƣờng Chính trị tỉnh Quảng Ngãi 8. Bình Định Trƣờng Chính trị tỉnh Bình Định 9. Lâm Đồng Trƣờng Chính trị tỉnh Lâm Đồng 10. ĐăkNông Trƣờng Chính trị tỉnh ĐăkNông
11. ĐăkLăk Học viện Hành chính – Phân viện Tây Nguyên Trƣờng Chính trị tỉnh ĐăkLăk
12. Gia Lai Trƣờng Chính trị tỉnh Gia Lai 13. KonTum Trƣờng Chính trị tỉnh KonTum
Theo Điều 13, Nghị định 18/2010/NĐ-CP, việc phân công tổ chức công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc quy định nhƣ sau:
Học viện Hành chính Quốc gia đƣợc giao tổ chức các chƣơng trình bồi dƣỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng; chƣơng trình bồi dƣỡng chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, sở, vụ và tƣơng đƣơng trở lên; chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phƣơng pháp sƣ phạm cho giảng viên trƣờng chính trị và các cơ sở khác.
Trƣờng Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và các Học viên, trƣờng, trung tâm đào tạo cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đƣợc giao tổ chức các chƣơng trình bồi dƣỡng ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và tƣơng đƣơng; chƣơng trình bồi dƣỡng chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tƣơng đƣơng; chƣơng trình bồi dƣỡng tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã và các đối tƣợng khác; chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ khác theo vị trí việc làm. Thêm vào đó, hệ thống các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện cũng đƣợc giao đảm nhận tổ chức các khóa bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ.
Ngoài ra, đối với các khóa học bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến công tác soạn thảo văn bản, văn thƣ – lƣu trữ, Sở Nội vụ các tỉnh cũng tiến hành liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn phục vụ nhu cầu bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ.
Nhƣ vậy, Công tác bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành Nội vụ có cục diện cạnh tranh mạnh diễn ra mẽ hơn so với công tác đào tạo. Ở mỗi tỉnh, thành phố đều có một Trƣờng chính trị đảm nhận công tác bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Nội vụ, bên cạnh đó còn có Học viện Hành chính – Phân viện tại miền Trung và phân viện tại Tây Nguyên, Học viện Chính trị