CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Lựa chọn chiến lƣợc
4.2.1. Đánh giá và lựa chọn những hình thức đào tạo tiềm năng, từ bỏ những
những hình thức đào tạo kém hiệu quả, không phù hợp với năng lực của Cơ sở.
Hiện nay Cơ sở đang đào tạo với các hình thức là Đại học chính qui, Cao đẳng chính qui, Trung cấp chính qui, Đại học Vừa làm vừa học, Cao đẳng vừa làm vừa học, Trung cấp vừa làm vừa học và bồi dƣỡng chuyên viên, chuyên viên chính, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tác giả sẽ áp dụng ma trận BCG trong đánh giá và lựa chọn các hình thức đào tạo hiện tại của Cơ sở.
4.2.1.1. Đánh giá về quy mô, tốc độ tăng trưởng và tiềm năng phát triển của các loại hình đào tạo tại Cơ sở
a. Đánh giá về quy mô
Hình 4.1. Tỷ lệ sinh viên đang học tại trƣờng theo hình thức đào tạo năm 2014
(Nguồn: Phòng Đào tạo và công tác sinh viên)
- Theo biểu đồ cho thấy tỷ lệ sinh viên đang học tại trƣờng năm 2014 đối với bậc đại học chính qui là cao nhất và tiếp đến là đại học vừa làm vừa làm vừa học và cao đẳng chính qui. Riêng cao đẳng vừa làm vừa học và trung cấp chính qui chỉ chiếm tỷ lệ rất ít và trung cấp vừa làm vừa học không có
Hình 4.2. Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển năm 2014 theo hình thức đào tạo
(Nguồn: Phòng Đào tạo và công tác sinh viên)
- Vậy xét về quy mô tuyển sinh năm 2014 thì đào tạo đại học chính qui và đào tạo, Đại học vừa làm vừa học chiếm tỷ trọng rất cao, Cao đẳng chính qui chỉ chiếm 11% còn Trung cấp chính qui và trung cấp vừa làm vừa học không tuyển sinh đƣợc.
Tóm lại, hình thức đào tạo đại học chính qui, đào tạo đại học vừa làm vừa học là 2 hình thức có qui mô đào tạo lớn nhất tại Cơ sở miền Trung và có xu hƣớng đƣợc mở rộng.
b. Đánh giá vê tốc độ tăng trƣởng
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng thí sinh trúng tuyển theo hình thức đào tạo quan các năm
Hình thức đào tạo Năm 2013 Năm 2014
Đại học chính qui 30% 24%
Đại học vừa làm vừa học - 75%
Cao đẳng chính qui 17% -53%
Cao đẳng vừa làm vừa học - 62% Không tuyển đƣợc
Trung cấp chính qui - 24% Không tuyển đƣợc
Đánh giá về tốc độ tăng trƣởng thì hình thức đào tạo đại học chính qui luôn tăng đều qua các năm. Đại học vừa làm vừa học Cơ sở bắt đầu tuyển sinh năm 2013 và đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá lớn trong năm 2014. Đối với Cao đẳng vừa làm vừa học, Trung cấp chính qui và trung cấp vừa làm vừa học có tốc độ giảm quá lớn thậm chí không tuyển sinh đƣợc.
c. Đánh giá về tiềm năng phát triển
- Hình thức đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học mặc dù có tỷ lệ tăng trƣởng khá cao nhƣng xét về tiềm năng phát triển thì sẽ có nguy cơ suy giảm khá nhanh vì đào tạo vừa làm vừa học đối tƣợng tuyển sinh chủ yếu là những ngƣời đã đi làm, trƣớc đây chỉ học đến phổ thông, trung cấp hoặc cao đẳng. Nhƣng với xu hƣớng phổ cập trình độ đại học, tiêu chuẩn tuyển dụng trong các cơ quan đơn vị tối thiểu là trình độ đại học thì chắc chắn rằng trong tƣơng lai không xa hầu hết ngƣời lao động đã có trình độ đại học thì việc đào tạo hệ vừa làm vừa học sẽ không còn tồn tại. Nếu còn tồn tại thì cũng chỉ là hình thức đào tạo bằng 2, nhƣng Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay chƣa đƣợc đào tạo Đại học bằng 2, dù có đi nữa nhƣng sẽ với quy mô khá ít.
- Hình thức đào tạo đại học chính qui thì tiềm năng phát triển là rất lớn vì nguồn lao động có trình độ đại học là nguồn lao động thiết yếu của một quốc gia, nguồn nhân lực ngành Nội vụ có trình độ đại học là thiết yếu để đáp ứng cho nhu cầu ngành Nội vụ, nó có thể suy giảm hoặc tăng trƣởng chậm khi nhu cầu đi đến bảo hòa nhƣng không bao giờ mất đi. Nhƣ vậy, nhu cầu về đào tạo đại học chính qui tại Cơ sở miền trung là luôn luôn cần thiết và có tiềm năng phát triển lớn, nếu đào tạo đại học chính qui tốt sẽ là cơ sở để đào tạo tốt các hình thức khác, đồng thời góp phần nâng cao thƣơng hiệu của Cơ sở.
- Hình thức đào tạo cao đẳng chính qui : Mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng tuyển sinh năm 2014 là 16% nhƣng tốc độ suy giảm khá lớn đến 53%, trong khi đó cơ cấu tuyển sinh giữa các ngành khá phân tán.
Bảng 4.2. Số lƣợng và tỷ trọng sinh viên trúng tuyển cao đẳng theo ngành đào tạo năm 2014 Ngành Số lƣợng sinh viên Tỷ trọng Quản trị nhân lực 34 41% Quản trị văn phòng 24 29% Dịch vụ pháp lý 12 15% Văn thƣ lƣu trữ 12 15% Tổng 82 100%
(Nguồn : Phòng Đào tạo và công tác sinh viên)
Nếu tiếp tục duy trì đào tạo với số lƣợng thí sinh quá ít trong một lớp sẽ gây tốn kém kinh phí rất lớn cho Cơ sở trong việc bố trí giảng viên giảng dạy cho từng lớp. Trong thực tế, Cơ sở giải quyết bằng cách cho học ghép những môn cơ bản, nhƣng đến các học phần chuyên ngành các lớp sẽ phải học riêng, đặc biệt là thực trạng về giảng viên chuyên ngành Cơ sở chỉ phụ thuộc vào giảng viên Hà Nội và giảng viên thỉnh giảng điều này sẽ gây khó khăn cho Cơ sở.
d. Đối với bồi dƣỡng ngắn hạn
Bảng 4.3. Số lƣợng học viên tham gia học bồi dƣỡng tại Cơ sở qua các năm
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số lƣợng học viên
350 500 500 500 400 250 - 330 580
Trƣớc năm 2013, Cơ sở chỉ đào tạo bồi dƣỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, hình thức này tăng trƣởng mạnh và bắt đầu suy giảm đến năm 2011, năm 2012 thì không tuyển sinh đƣợc. Bắt đầu từ năm 2013, khi Bộ Nội vụ bắt đầu cho phép Đào tạo chuyên viên và chuyên viên chính thì Cơ sở bắt đầu tuyển sinh và có xu hƣớng tăng trƣởng mạnh trong năm 2014. Tuy nhiên, Bộ chỉ mới cho phép đào tạo thử nghiệm đến năm 2015 nên hình thức này chƣa thể quyết định đƣơc về mức độ đầu tƣ.
4.2.1.2. Ứng dụng ma trận BCG trong lựa chọn hình thức đào tạo và mức độ đầu tư phát triển các hình thức đào tạo
Qua kết quả phân tích đánh giá các hình thức đào tạo có thể đƣợc thể hiện trên mô hình BCG nhƣ sau :
Dấu hỏi - Bồi dƣỡng ngắn hạn Ngôi sao - Đại học chính qui Con chó - Cao đẳng chính qui - Trung cấp chính qui
- Trung cấp vừa làm vừa học
Bò sữa
- Đại học hệ vừa làm vừa học
Hình 4.3. Ma trận BCG cho các loại hình đào tạo tại Cơ sở
- Nhóm « Con chó » trên ma trận BCG bao gồm Cao đẳng chính qui, Trung cấp chính qui và Trung cấp vừa làm vừa học cần loại bỏ ra khỏi danh mục các hình thức đào tạo của Cơ sở để giảm thiểu những tốn kém về chi phí tuyển sinh cũng nhƣ chi phí tổ chức đào tạo vì không tuyển đƣợc sinh viên hoặc tuyển sinh đƣợc quá ít sinh viên nhƣng vẫn phải tổ chức đào tạo.
- Nhóm « Dấu hỏi » là hình thức bồi dƣỡng ngắn hạn, hình thức đào tạo tuy mới đƣa vào đào tạo thử nghiêm nhƣng có sự tăng trƣởng khá lớn nếu đƣợc tiếp tục Cơ sở cần tiếp tục và duy trì. Thông qua các mối quan hệ sẵn có với các đối tác và tăng cƣờng mở rộng hơn nữa các mối quan hệ để hợp tác liên kết mở rộng thị trƣờng.
Nhóm « Bò sữa » là hình thức đào tạo đại học vừa làm vừa học. Mặc dù có sự tăng trƣởng rất lớn nhƣng xét về tiềm năng phát triển có khả năng đi tới bão hòa trong tƣơng lai không xa. Cơ sở vẫn tiếp tục đầu tƣ và khai thác nhƣng ở một mức độ tƣơng đối.
- Nhóm « Ngôi sao » là hình thức đào tạo đại học chính qui:
+ Cơ sở cần tập trung nguồn lực để phát triển hình thức đào tạo đại học chính qui . Thực trạng hiện nay cho thấy hình thức đào tạo đại học chính
qui tại Cơ sở còn nhiều gặp nhiều khá nhiều khó khăn, nguy cơ giảm sút về chất lƣợng đào tạo do đầu tƣ không tập trung nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của cơ sở vì nguy cơ sụt giảm chất lƣợng.
+ Cơ sở đang đào tạo đại học chính qui với 6 ngành đào tạo nhƣng trong thực tế tuyển sinh cho thấy số lƣợng sinh viên học ở ngành Quản lý văn hóa và Khoa học thƣ viện còn rất ít, nếu vẫn tiếp tục duy trì tuyển sinh và đào tạo sẽ gây ra sự lãng phí và chất lƣợng đào tạo kém vì không có đội ngũ giảng viên cơ hữu phải phụ thuộc vào giảng viên Hà Nội và giảng viên thỉnh giảng hoàn toàn. Cơ sở miền Trung nên tạm thời hoãn tuyển sinh và đào tạo 2 ngành trên để tập trung nguồn lực cho các ngành còn lại. Đối với các ngành còn lại có tỷ trọng sinh viên tƣơng đối lớn, ngoài ra còn có sự bổ sung số lƣợng học viên từ hệ đào tạo đại học vừa làm vừa học sẽ thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giảng viên.
+ Hiện tại có 2 đối thủ cạnh tranh chính là Trƣờng Đại học kinh tế Đà Nẵng và Đại học Quy Nhơn cạnh tranh trực tiếp với 2 ngành là Quản lý nhà nƣớc và Quản trị nhân lực và trƣờng Đại học Đông Á với ngành Quản trị văn phòng. Tuy nhiên các đối thủ dù lợi thế hơn về một số mặt nhƣng Cơ sở miền Trung là một trƣờng chuyên sâu hơn trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng ngành Nội vụ, hơn nữa là đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ nên về chuyên môn sẽ đƣợc đánh giá là chuyên sâu hơn và có đủ cơ sở để giành lợi thế của ngƣời đứng đầu thị trƣờng trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngành Nội vụ tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, nhƣng thực tế cho thấy Cơ sở vẫn chƣa tạo đƣợc sự khác biệt so với các đối thủ. Để khẳng định đƣợc vị thế cạnh tranh và có thể giành ƣu thế của ngƣời dẫn đạo thị trƣờng Cơ sở cần lựa chọn ngành đào tạo mũi nhọn phát triển tạo sự khác biệt và giành lợi thế cạnh tranh.