CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Lựa chọn chiến lƣợc
4.2.2. Đánh giá và lựa chọn ngành nghề đào tạo mũi nhọn
- Nhƣ phân tích ở trên thì Cơ sở miền Trung nên giảm thiểu các ngành đào tạo không hiệu quả nhƣ Quản lý văn hóa, Khoa học thƣ viện và duy trì 4 ngành trong đào tạo đại học chính qui để có thể tập trung phát triển tốt nhất đó là là: Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nƣớc, Lƣu trữ học.
a. Đánh giá và lựa chọn ngành đào tạo mũi nhọn
Nhƣ đã phân tích, năng lực cốt lõi của Cơ sở Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung là đào tạo về văn thƣ lƣu trữ. Để có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh, Cơ sở cần đẩy mạnh phát triển ngành đào tạo có thể phát huy đƣợc khả năng đào tạo về văn thƣ lƣu trữ nhằm mục đích tạo sự khác biệt giành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời ngành nghề đó còn phải là đòn bảy để nâng các ngành nghề đào tạo còn lại phát triển và tạo tiền đề mở rộng đào tạo trong tƣơng lai hoàn thành sứ mệnh đề ra.
- Đối với ngành quản trị nhân lực và quản lý nhà nƣớc có tỷ trọng sinh viên khá lớn nhƣng 2 ngành này còn mới mẽ so với Trƣờng cũng nhƣ Cơ sở, xem xét về chƣơng trình đào tạo thì gần nhƣ không phát huy đƣợc khả năng đào tạo về văn thƣ lƣu trữ, ngoài ra nếu xét về phạm vi và khả năng xin việc làm sau khi tốt nghiệp đối với ngành Quản lý nhà nƣớc là hẹp hơn so với ngành Quản trị nhân lực và Quản trị văn phòng.
Đối với 2 ngành Quản trị văn phòng và lƣu trữ học là 2 ngành hoàn toàn gần với năng lực đào tạo về văn thƣ lƣu trữ. Ngành quản trị văn phòng thiên về kỹ năng quản lý còn lƣu trữ học chuyên sâu về nghiệp vụ hơn. Nhƣng nếu xét về tiềm năng cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển thị trƣờng thì ngành quản trị văn phòng có tiềm năng hơn vì có thể lấn sân sang thị trƣờng là các doanh nghiệp. Theo đánh giá của một số chuyên gia, sinh viên ra trƣờng có kỹ năng chuyên môn song còn thiếu về kỹ năng quản lý. Vậy phát triển ngành quản trị văn phòng là ngành chủ chốt không những đào tạo về kỹ năng chuyên môn và giúp sinh viên có
thêm kỹ năng về quản lý, đồng thời tạo nền tảng trong đào tạo về quản lý để làm tiền đề phát triển ngành quản trị nhân lực và quản lý nhà nƣớc đang có tỷ lệ tăng trƣởng cũng nhƣ quy mô rất lớn tại Cơ sở và là cơ sở để mở rộng quy mô sang các ngành quản lý khác khi phù hợp nhƣ ngành Quản lý văn hóa, Quản lý dự án,...
b. Lộ trình phát triển
Áp dụng chiến lƣợc điền khuyết thị trƣờng: tập trung vào chỗ trống thị trƣờng phát triển mạnh mẽ ngành quản trị văn phòng tạo sự khác biệt trong đào tạo, kéo theo sự tăng trƣởng của các ngành còn lại và thậm chí mở rộng sang các ngành đào tạo khác nhƣ Quản lý văn hóa, Khoa học thƣ viện, …
- Hiện nay trên thị trƣờng tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành Nội vụ với ngành quản trị văn phòng chỉ có một trƣờng duy nhất là Trƣờng Đại học Đông Á nhƣng chƣa đƣợc đánh giá cao vì là trƣờng tƣ thục. Nhƣ vậy, Cơ sở miền Trung cần tập trung phát triển hình ảnh Cở sở đến năm 2020 nỗi tiếng với ngành đào tạo là quản trị văn phòng và một số ngành nghề khác.
- Sau khi đã khẳng định đƣợc vị thế tiếp tục nghiên cứu nhu cầu và mở rộng sang những lĩnh vực ngành nghề đào tạo mới đƣợc phép đào tạo.
- Phấn đấu đến năm 2025, trở thành một Cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nhƣ mục tiêu chiến lƣợc Nhà trƣờng đề ra.