1.2 .Khách hàng của ngân hàng thƣơng mại
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý khách hàng
1.6.1. Các yếu tố bên ngoài tổ chức
Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng
Hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, các ngân hàng chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và với các ngân hàng nƣớc ngoài. Nếu một thị trƣờng tài chính của quốc gia có nhiều các ngân hàng thƣơng mại không chỉ của nhà nƣớc mà còn của các cổ đông, nhiều ngân hàng liên doanh hay các chi nhánh của các ngân hàng nƣớc ngoài hoặc các loại hình trung gian tài chính khác nhƣ các Doanh nghiệp tài chính, Doanh nghiệp cho thuê tài sản, uy tín dụng trung ƣơng, quỹ tín dụng nhân dân và các định chế tài chính khác thì việc thu hút đƣợc khách hàng và chiếm lĩnh đƣợc thị phần về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chịu sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phong cách phục vụ khách hàng, các ngân hàng phải áp dụng các công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Nhờ đó mà các dịch vụ ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng và hoàn thiện.
Hiện nay, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, có hơn 80 ngân hàng đƣợc thành lập. Vì thế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, bên cạnh đó còn có rất nhiều ngân hàng nƣớc ngoài đặt ngân hàng đại lý ở Việt Nam. Việc nâng cao và phát triển
các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt tại ngân hàng BIDV, là điều hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay khi mà lĩnh vực ngân hàng – tài chính dần bị bão hòa và việc cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng tăng.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Với địa phƣơng có tình hình kinh tế - xã hội phát triển và ổn định thì việc tìm kiếm khách hàng và phát triển mối quan hệ với khách hàng đƣợc diễn ra thuận lợi hơn, khi đó, vấn đề quản trị quan hệ khách hàng cũng dễ dàng hơn.
1.6.2. Các yếu tố bên trong tổ chức
Thương hiệu
Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động trong lĩnh vực huy động tiền gửi nói riêng luôn gắn liền với yếu tố uy tín và thƣơng hiệu của NHTM đó, tâm lý của ngƣời tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến hoạt động của NHTM với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của ngƣời tiêu dùng mang lại. Vì thế, thƣơng hiệu và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại cho ngân hàng đó trên thƣơng trƣờng.
Nếu một ngân hàng đã có kinh nghiệm và có uy tín trong việc phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân đƣợc ngƣời dân bình chọn, thì chính ngân hàng đó là sự chọn lựa đầu tiên của khách hàng khi họ có nhu cầu về các dịch vụ khách hàng cá nhân. Ngƣợc lại, nếu một ngân hàng thực hiện các dịch vụ khách hàng cá nhân còn mới mẻ và mới là những bƣớc đầu tiên, chƣa có uy tín cũng nhƣ kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phẩm này thì rất khó trong việc thu hút khách hàng, các ngân hàng này thƣờng sẽ chọn các hình thức cạnh tranh bất lợi hơn so với các ngân hàng có uy tín trƣớc đó, từ đó cũng gây ra khó khăn cho chính ngân hàng.
Một ngân hàng có thƣơng hiệu lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn chất lƣợng, điều này sẽ thu hút một số lƣợng lớn khách hàng đến với ngân hàng. Không những thế, một ngân hàng có thƣơng hiệu sẽ dễ dàng mở rộng đƣợc thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Ngân hàng có uy tín trên trƣờng quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nƣớc, đồng thời các ngân hàng và đối tác nƣớc ngoài sẽ tin tƣởng
lựa chọn ngân hàng để giao dịch. Đặc biệt trong hoạt động huy động tiền gửi, nếu NHTM có uy tín và thƣơng hiệu lớn sẽ đƣợc các khách hàng tin cậy và hoạt động huy động tiền gửi sẽ hoạt động đƣợc tốt. Nhờ đó, NHTM không chỉ phát triển hoạt động huy động tiền gửi một cách dễ dàng mà còn có thể thu hút thêm đƣợc khách hàng và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do đó, việc gia tăng lƣợng tiền gửi phụ thuộc rất nhiều vào thƣơng hiệu, uy tín của NHTM.
Công nghệ
Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ nhƣ hiện nay đã góp phần tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, làm thay đổi nhận thức và phƣơng pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển và đa dạng hoá dịch vụ theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời giúp ngân hàng thực hiện khối lƣợng lớn các giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác. Phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt về khả năng cung ứng dịch vụ của mỗi ngân hàng.
Việc xây dựng quy trình nghiệp vụ của mỗi hoạt động luôn luôn phải dựa trên công nghệ hiện đang áp dụng và ngƣợc lại công nghệ ngân hàng cũng cần phải đƣợc cải tiến và đồng bộ với việc thay đổi, đổi mới quy trình nghiệp vụ. Công nghệ ngân hàng và những quy định trong quy trình nghiệp vụ là hai yếu tố song hành, có tác động qua lại trong sự thay đổi của từng yếu tố.
Con người
Yếu tố con ngƣời hay là nguồn nhân lực luôn là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất trong việc hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp nói chung và ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Trong xu thế phát triển và cạnh tranh nhƣ hiện nay, nếu nhƣ công nghệ đƣợc xem là yếu tố tạo ra sự đột phá, khác biệt cho dịch vụ thì một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự hoàn thiện, mở rộng thị phần và phát triển của hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng chính là chất lƣợng nguồn nhân lực. Để thực hiện công việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, huy động tiền gửi nói riêng phải có chuyên môn cao, am hiểu các quy tắc, có trình độ ngoại ngữ giỏi để tiếp cận với những tài liệu của nƣớc ngoài, tích luỹ thêm kiến thức nghiệp
vụ. Ngoài ra, các cán bộ làm nghiệp vụ huy động tiền gửi cũng phải có trình độ tin học nhất định đáp ứng đƣơc yêu cầu của công việc.
Ngoài ra, sự tin tƣởng của khách hàng cũng nhƣ quá trình ra quyết định gửi tiền hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên ngân hàng. Đặc biệt đối tƣợng khách hàng cá nhân thƣờng phân tán và không đồng nhất, do đó nhân viên cần phải có năng lực thực sự, nhạy bén và hiểu biết tâm lý khách hàng mới tìm ra cho ngân hàng những mảng khách hàng tiềm năng từ đó nâng cao chất lƣợng phục vụ đối tƣợng khách hàng này.
Văn hoá Doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm các tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đó và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện những mục tiêu, tạo nên nét đẹp giá trị của doanh nghiệp đó.
Một giải pháp CRM không chỉ là một gói phầm mềm mới. Nó là cả một thay đổi về tƣ duy, về cách thức kinh doanh, về cách quản lý nhân sự. Thành công trong áp dụng CRM nằm trên đôi vai của những nhân viên sẵn sàng chia sẻ thông tin về khách hàng và đối tác. Tình thần cộng tác này không phải đơn giản mà có. Các nhân viên có thể hoài nghi rằng khi chia sẻ thông tin, họ chẳng khác gì đem cơ hội dâng cho ngƣời khác. Tuy nhiên, nếu làm cho công nhân viên hiểu rằng CRM tạo nên cơ hội cho tất cả mọi ngƣời thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn rõ rệt.
Do đó, một việc quan trọng mà doanh nghiệp cần làm là cho mọi ngƣời thấy một ví dụ thực tế, khi chia sẻ thông tin làm lợi cho toàn bộ doanh nghiệp, với nghĩa bao gồm tất cả công nhân viên của nó. Việc quản lý phải hƣớng tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên nền tảng lợi ích của doanh nghiệp đặt trên lợi ích cá nhân. Để đạt đƣợc mục tiêu này, công nhân viên những ngƣời sử dụng CRM, phải thấy đƣợc bằng chứng thực sự rằng thông tin mà họ chia sẻ đƣợc sử dụng để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, và có thêm một đối tác mới sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời trong doanh nghiệp.