3.3. Thực trạng quản lý dự án xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn NSNN
3.3.3. Kế hoạch hóa nguồn vốn cho các dự án đầu tư
Nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho các dự án xây dựng hạ tầng giao thông đƣợc xây dựng kế hoạch và cấp phát tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đầu tƣ công và xây dựng cơ bản.
Trên cơ sở đề xuất về nhu cầu vốn của Sở Giao thông Vận tải, thông qua các ý kiến thẩm định của các Sở chuyên ngành( Kế hoạch Đầu tƣ, Tài chính, Kho bạc
Nhà nƣớc) và trên cơ sở chấp thuận của Hội đồng nhân dân Thành phố, UBND Thành phố ra quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tƣ trung hạn và kế hoạch cấp vốn hàng năm cho các công trình xây dựng hạ tầng giao thông.
Việc tiến hành giao chỉ tiêu kế hoạch vốn và phân khai vốn cho các cơ quan, đơn vị thực hiện đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ. Đồng thời, công tác kế hoạch hóa vốn đầu tƣ cũng là một công cụ để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc, tạo cơ sở cho việc sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu qủa hơn.
Tuy nhiên, từ thời điểm năm 2011 trở lại đây do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế nên kinh phí đầu tƣ cho việc xây mới các công trình hạ tầng giao thông có xu hƣớng giảm không đáp ứng đƣợc yêu cầu về vốn. Riêng về nguồn vốn để bảo trì, sửa chữa hệ thống đƣờng giao thông trong địa bàn Thành phố vẫn đáp ứng cơ bản nhu cầu.
Bảng 3.2. Phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng mới hạ tầng giao thông
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhu cầu vốn ( tr.đồng) 1.733.330 2.009.246 2.411.910 2.694.118 3.182.715 2.220.868 Vốn đƣợc phân bổ(tr.đồng) 1.560.000 1.868.599 2.146.600 2.290.000 2.578.000 1.665.650 Mức độ đáp ứng(%) 90% 93% 89% 85% 81% 75%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở GTVT Hà Nội các năm 2009-2014)
Trong giai đoạn vừa qua xác định xây dựng, duy trì các kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên do hạn chế về nguồn vốn đầu tƣ, nên xuất hiện một số hạn chế, tồn tại trong công tác phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông nhƣ:
- Vốn từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho các công trình hạ tầng giao thông ngày càng hạn hẹp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Trên thực tế nguồn vốn chỉ
- Việc phân bổ vốn thực hiện một cách dàn trải, không tập trung:
+ Trong công tác chuẩn bị đầu tƣ: Do chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tƣ chiếm tỷ trọng thấp nên hàng năm bố trí vốn cho rất nhiều danh mục chuẩn bị đầu tƣ sau đó không thể tiếp tục bố trí vốn thực hiện đầu tƣ cho các dự án này để triển khai thi công dẫn đến các dự án đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt sẽ không mang tính khả thi, không đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án ( ví dụ nhƣ năm 2011 có 37 dự án đƣợc phê duyệt nhƣng chỉ có 07 dự án đƣợc bố trí vốn thực hiện đầu tƣ để triển khai thực hiện năm 2012 – Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở GTVT Hà Nội các năm 2009-2014 ).
+ Trong công tác thực hiện đầu tƣ: Chƣa bố trí đủ vốn để hoàn thành công trình theo thời hạn của dự án dẫn đến nhà thầu không thể thực hiện hoàn thành công trình, nếu tiếp tục làm dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản. Tính đến thời điểm 31/12/2014 có 52 dự án giao thông (09 dự án nhóm A và 43 dự án nhóm B) đã hoàn thành nhƣng chƣa bố trí đủ vốn để trả nợ xây dựng cơ bản với tổng kinh phí là 305.180 triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở GTVT Hà Nội các năm 2009-2014)
- Chƣa phân bổ vốn hợp lý theo nhu cầu đề xuất của Chủ đầu tƣ: Có nhiều dự án vƣớng mắc về công tác giải phóng mặt bằng nhƣng vẫn bố trí đủ vốn kế hoạch để hoàn thành dự án trong năm dẫn đến ứ đọng nguồn vốn và cuối năm phải trả lại ngân sách, trong khi nhiều dự án có đủ điều kiện thi công nhƣng lại không có vốn hoặc thiếu vốn để thanh toán. Chƣa xây dựng đƣợc cơ chế cho phép các Chủ đầu tƣ tự điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn trong khuôn khổ nguồn vốn đƣợc cấp để đảm bảo giảm vốn ở nơi thừa, bổ sung vào nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu thực tế của dự án.
- Còn xuất hiện cơ chế “ xin, cho” trong công tác phân bổ vốn đầu tƣ.