Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở giao thông vận tải hà nội (Trang 83 - 86)

3.4. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý dự án đầu tƣ xây

3.4.1. Kết quả đạt được

3.4.1.1. Về thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

- Về quy hoạch: đảm bảo 100% các quận, huyện, thị xã có quy hoạch chi tiết mạng lƣới hạ tầng giao thông vận tải để làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án: Trên cơ sở định hƣớng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT triển khai nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải đến 2030, tầm nhìn 2050 và đã hoàn thiện trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, dự kiến phê duyệt trong quý I/2015. Sau khi Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt sẽ triển khai ngay công tác công bố quy hoạch, đồng thời phối hợp với các Quận, Huyện, Thị xã điều chỉnh Quy hoạch chi tiết mạng lƣới hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn làm cơ sở xây dựng Kế hoạch đầu tƣ trung và dài hạn nhằm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, theo đúng tiến trình quy hoạch.

- Về tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông thêm từ 0,3 - 0,5% một năm, đến 2015 tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,5 - 9% đất xây dựng đô thị; Tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh đạt 5% so với quỹ đất dành cho Giao thông: Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông tăng từ 7% (năm 2008) lên 8,23% (tháng 12/2013) so với diện tích đất xây dựng đô thị. Đến hết năm 2014, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đạt 8,25% so với diện tích đất xây dựng đô thị. Dự kiến đến 2015 tỷ lệ dất dành cho giao thông đạt 8,65% đất xây dựng đô thị, đạt yêu cầu kế hoạch đề ra;

- Phát triển thêm 12 tuyến xe búyt (từ 65 tuyến lên 77 tuyến), đến năm 2015, đƣa lƣợng hành khách sử dụng phƣơng tiện xe búyt lên 777 triệu lƣợt hành khách/năm

*. Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:

* Các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, trục hướng tâm

Hoàn thành Quốc lộ 32 (đoạn Diễn – Nhổn); đƣờng Nhật Tân – Nội Bài); đƣờng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; đƣờng cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Quốc lộ 1A cũ (đoạn Cầu Chui – Cầu Đuống); Quốc lộ 5 kéo dài.

* Các tuyến đường vành đai: Vành đai 1: Hoàn thành đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, khởi công Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái và dự kiến hoàn thành trong năm 2015;Vành đai 2 : Hoàn thành đoạn Nhật Tân – Xuân La, khởi công đoạn Xuân La – Cầu Giấy; đoạn Ngã Tƣ Sở - Ngã Tƣ Vọng và dự kiến hoàn thành các đoạn này trong năm 2015; Vành đai 2,5: Hoàn thành đoạn từ Đền Lừ - Kim Đồng, Nguyễn Phong Sắc kéo dài; Vành đai 3 : Hoàn thành giai đoạn 2 (đƣờng trên cao) đoạn Mai Dịch – Pháp Vân (Bộ Giao thông vận tải); Vành đai 3,5: Hoàn thành đƣờng Lê Trọng Tấn (Hà Đông) kéo dài đến đại lộ Thăng Long, đoạn Phúc La – Văn Phú.

* Các tuyến đường kết nối trong nội đô: Hoàn thành các tuyến đƣờng chính kết nối trong nội đô: Văn Cao - Hồ Tây, Cát Linh – La Thành, La Thành – Thái Hà – Láng, Yên Hòa - Bảo tàng Dân tộc học (Nguyễn Văn Huyên kéo dài); đƣờng Tôn Thất Tùng kéo dài (đoạn từ đƣờng Trƣờng Chinh đến đƣờng Lê Trọng Tấn).

* Các cầu qua sông: Hoàn thành cầu Đông Trù (thuộc dự án đƣờng 5 kéo dài), cầu Nhật Tân, cầu Phù Đổng 2, cầu Vĩnh Thịnh; Hoàn thành đầu tƣ xây dựng mới thay thế các cầu yếu đƣa vào sử dụng 11 cầu: cầu Giẽ, cầu Phƣơng Trạch, cầu Yến Vĩ, cầu Khỉ, cầu Lạc Trung, cầu Đồng Dài, cầu Đăm, cầu Am, cầu Muỗi, cầu Từ Châu, cầu Trôi, 01 đơn nguyên cầu Ngà.

* Về đầu tư các nút giao, cầu vượt cho người đi bộ để giải quyết một số điểm ùn tắc:

- Hoàn thành đƣa vào sử dụng 07 cầu vƣợt kết cấu thép lắp ghép tại các nút giao: Chùa Bộc - Thái Hà; nút Láng Hạ - Thái Hà; Lê Văn Lƣơng – Láng; Nguyễn Chí Thanh – Láng; Nam Hồng; Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt; Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (nút giao thông DEAWOO); Hoàn thành và đƣa vào sử dụng 09 cầu vƣợt đi bộ kết cấu thép lắp ghép.

* Các dự án đường sắt đô thị : Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thành, đƣa vào sử dụng tuyến đƣờng sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông năm 2016; đẩy nhanh tiến độ thi công dự án tuyến đƣờng sắt đô thị số 3 (đoạn

* Về giao thông tĩnh: Cải tạo, tổ chức giao thông; Hoàn thành xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng, lắp ghép.

* Phát triển hệ thống đường giao thông ngoại thành và xây dựng nông thôn mới:

- Hoàn thành xây dựng, cải tạo một số tuyến trục chính khu trung tâm hành chính huyện, các tuyến đƣờng liên huyện và một số tuyến trục chính của huyện có khả năng kết nối cao với hệ thống đƣờng tỉnh lộ, hệ thống đƣờng chính của Thành phố và các tuyến đƣờng kết nối các khu đô thị mới với mạng lƣới đƣờng hiện có

- Tính đến hết năm 2014 tỷ lệ cứng hóa mặt đƣờng giao thông nông thôn trên địa bàn toàn thành phố đạt 82%/83,5% chỉ tiêu đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, đạt 98,8% Kế hoạch, dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt 83,5% theo chỉ tiêu mà Đại hội đặt ra. Phối hợp với UBND các Quận, Huyện, Thị xã, các Sở, ban ngành Thành phố triển khai xây dựng nông thôn mới tại 386 xã (Thành phố Hà Nội có 584 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó 386 xã, 177 phƣờng, 21 thị trấn).

* Vận tải đường thủy: Hàng năm Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đặc biệt tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát cắm biển báo đảm bảo an toàn giao thông đƣờng thủy nội địa; Đầu tƣ hoàn thành việc cải tạo nâng cấp bến khách ngang, quy hoạch các hệ thống sông, hồ phục vụ khai thác đƣờng thủy.

* Công tác quản lý, duy trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:

Thực hiện công các duy tu, duy trì đồng bộ mặt đƣờng, dải phân cách, hệ thống thoát nƣớc, nâng các hố ga bƣu điện, điện lực, ga thu nƣớc, bổ sung biển báo giao thông. Tổ chức quản lý, duy tu 1.838 km đƣờng, 405 cầu các loại, 22 cầu đi bộ, 07 cầu vƣợt nhẹ kết cấu thép; 07 hầm cơ giới đƣờng bộ, 06 cầu lớn; 33 hầm đi bộ bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

3.4.1.2. Về công tác quản lý dự án

- Các dự án đầu tƣ xây dựng đều phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; tuân thủ theo các quy hoạch, kế hoạch đƣợc duyệt đảm bảo lộ trình phát triển hệ thống giao thông của thủ đô.

- Các công trình hạ tầng giao thông đều đảm bảo chất lƣợng, tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật: Qua việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các Ban quản lý dự án, các tổ chức tƣ vấn và ý thức trách nhiệm của nhà thầu nên chất lƣợng của các công trình đều đạt yêu cầu, các công trình đƣa vào khai thác đều phát huy tốt hiệu quả đầu tƣ.

- Đã xây dựng đƣợc các Ban Quản lý dự án mang tính chuyên nghiệp cao về các mặt: chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chính trị có thể đảm nhận các dự án có quy mô lớn, mang tính chất kỹ thuật phức tạp, yêu cầu công nghệ cao.

- Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tƣ công: Với việc rà soát, kiểm soát chặt chẽ từ bƣớc hồ sơ cũng nhƣ nghiệm thu, thanh toán ngoài hiện trƣờng đã từng bƣớc hạn chế và đẩy lùi các hiện tƣợng thông đồng giữa nhà thầu với các đơn vị tƣ vấn trong việc thiết kế, nghiệm thu khống khối lƣợng. Cùng với việc công khai, minh bạch, bình đẳng tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạng trong đấu thầu đã lựa chọn đƣợc những nhà thầu đáp ứng yêu cầu năng lực và tiết kiệm chi phí NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở giao thông vận tải hà nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)