Tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính

1.2.2. Tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội

1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng hộ nghèo của NHCSXH * Khái niệm

Tín dụng là quan hệ vay mƣợn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một thời gian nhất định. Tín dụng biểu hiện mối quan hệ kinh tế

gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vay vốn tạm thời cho quá trình sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Tín dụng ngân hàng phản ánh quan hệ vay mƣợn vốn tiền tệ giữa các ngân hàng với các chủ thể kinh tê khác nhau trong nền kinh tế.

Tín dụng đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những ngƣời nghèo, có sức lao động, nhƣng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng nguồn có thể hƣởng theo lãi suất ƣu đãi khác nhau nhằm giúp ngƣời nghèo mau chóng vƣợt qua nghèo đói vƣơn lên hòa nhập cùng cộng đồng.

Có thể nói, tín dụng hộ nghèo là tín dụng ƣu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống theo nguyên tắc phải hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay.

*Đặc điểm

Tín dụng hộ nghèo là tín dụng chính sách, do vậy tín dụng hộ nghèo có các đặc điểm nhƣ sau:

- Đối tượng vay vốn theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ: bắt buộc là hộ nghèo theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ từng thời kỳ mà không phải là đối tƣợng khác.

- Hộ nghèo vay vốn được hưởng chế độ ưu đãi về mặt lãi suất, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo thƣờng thấp hơn lãi suất cho vay của các chƣơng trình tín dụng khác và của các NHTM khác. Mức lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH đƣợc quy định chung cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn. Tuy nhiên cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chủ yếu áp dụng thời hạn cho vay trung hạn là chính.

Lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH thời kỳ từ 23/8/2005 đến 05/06/2014 là: 0,65%/tháng (7,8%/năm), từ ngày 6/6/2014 đến 04/6/2015 là:

0,6%/tháng (7,2%/ năm); từ 05/06/2015 đến nay, lãi suất cho vay hộ nghèo giảm xuống còn 0,55%/tháng (6,6%/năm).

Trong khi mặt bằng chung lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại khác luôn cao hơn lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Chẳng hạn, lãi suất cho vay trung hạn đối với nhu cầu trong lĩnh vực SXKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn từ ngày 17/3/2014 đến nay là 0,71%/tháng (8,5%/năm). Năm 2013, lãi suất cho vay trung hạn tại Ngân hàng này đƣợc áp dụng ở mức từ 10% - 11,5%/năm. Năm 2012, tại thời điểm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn ở mức thấp nhất cũng là 12%/năm.

- Tín dụng hộ nghèo mang tính rủi ro cao, đa số ngƣời nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ nhận thức nhìn chung còn hạn chế. Mặt khác, đối tƣợng vay vốn của chƣơng trình là hộ nghèo, đƣợc vay vốn mà không cần thế chấp tài sản, không có tài sản đảm bảo, rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi hộ nghèo không có thiện chí trả nợ hay ý thức trả nợ kém.

1.2.2.2. Vai trò tín dụng hộ nghèo của NHCSXH

Thứ nhất, cung ứng vốn cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới. Tín dụng cho ngƣời nghèo của NHCSXH thực hiện theo các quy định nghiệp vụ nhƣ thành lập tổ vay vốn, bình xét công khai đối tƣợng đƣợc vay, phải qua sự kiểm tra của chính quyền xã, phƣờng, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp từ Trung ƣơng đến xã, vốn vay đƣợc phát trực tiếp cho ngƣời vay. Do đó, thông qua vay vốn, các hộ nghèo trong tổ TK&VV cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế, chia sẻ rủi ro, hoạn nạn. Thông qua đó mà tình làng nghĩa xóm đƣợc gắn bó hơn. Đồng thời số lƣợng các hội viên sinh hoạt tại các tổ chức hội nhƣ Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên ngày càng đông, hoạt động của các tổ chức hội phong phú hơn về nội dung, hình thức. Các hội làm

dịch vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo cũng có thêm khoản thu nhập từ phí uỷ thác ngân hàng trả theo tỷ lệ và định kỳ hàng tháng.

Tín dụng hộ nghèo là một trong những biện pháp quan trọng nhất để XĐGN ở nông thôn, quá trình tổ chức triển khai tín dụng hộ nghèo của NHCSH và kết quả của quá trình này góp phần thay đổi đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, giúp ngƣời nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trƣờng, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trƣờng. Cung ứng vốn cho ngƣời nghèo theo chƣơng trình, với mục tiêu đầu tƣ cho SXKD đê XĐGN, sau một thời gian thu hồi cả gốc và lãi đã buộc ngƣời vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm nhƣ thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình, đồng thời trả nợ cho ngân hàng. Để làm đƣợc điều đó, họ phải học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý. Từ đó, tạo cho họ tính năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế.

Mặt khác, khi số đông ngƣời nghèo sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trƣờng, làm cho họ tiếp cận đƣợc kinh tế thị trƣờng một cách trực tiếp. Đồng thời giải quyêt tình trạng không có việc làm cho hàng vạn lao động nghèo, phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình.

Nhƣ chúng ta đã biết diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời hiện nay ở các vùng nông thôn của đất nƣớc quá thấp (do quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp). Trong khi đó, số lao động nông thôn ngày càng tăng (một phần do sinh đẻ không có kế hoạch), sản xuât thuần nông (không có ngành nghề phụ) nên thời gian nông nhàn của ngƣời nghèo lớn (thời gian làm việc của một lao động trong một năm chỉ khoảng 100 ngày, còn 265 ngày không có việc làm). Tình trạng thiếu việc làm, không có việc làm diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn.

Vốn tín dụng cho ngƣời nghèo đã hỗ trợ phát triển ngành nghề ở nông thôn, nhƣ: Chế biến nông sản, thủy sản; tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cũng; ngành nghề truyền thống. Nhờ vậy, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, giải quyết phần lớn thời gian nông nhàn, tận dụng lao động để khai thác ngành nghề truyên thống, khai thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tự vận động, vƣợt qua khó khăn, vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo, hoà nhập cộng đồng.

Thứ ba, tín dụng hộ nghèo của NHCSXH góp phần tích cực làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Tệ nạn cho vay nặng lãi đã có từ lâu đời, hiện nay vẫn đang tồn tại khá phổ biến và nặng nề ở nông thôn, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cho vay nặng lãi thể hiện ở lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng hoặc dƣới dạng mua bán sản phẩm non nhƣ lúa non, lạc non, mía non. ở thời kỳ giáp hạt.

Do nhu cầu cấp bách, thƣờng là do đói kém, ốm đau bệnh tật, chi phí con đi học hoặc nhu cầu đột xuất, nên họ phải vay nặng lãi. Tín dụng nặng lãi gây nhiều tác hại cho ngƣời dân, đặc biệt là hộ nghèo, làm cho hộ nghèo càng nghèo thêm. Nhiều ngƣời trở nên trắng tay, mất cả nhà cửa, ruộng đồng, những tài sản cuối cùng vì không có khả năng chi trả các món vay nặng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con... Chính hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là tín dụng hộ nghèo của NHCSXH đã trực tiếp làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)