Hoàn thiện tổ chức mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.2.3. Hoàn thiện tổ chức mạng lưới hoạt động

Mạng lƣới tổ chức hoạt động của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh gồm đơn vị 12 NHCSXH cấp huyện và Hội sở tỉnh, có 262 điểm giao dịch tại xã, 3.828 tổ tiết

kiệm và vay vốn. NHCSXH cấp huyện là nơi trực tiếp thực hiện việc cho vay vốn đến hộ nghèo, ngân hàng cấp huyện có các tổ giao dịch lƣu động, làm việc tại điểm giao dịch xã vào một ngày cố định trong tháng. Vì vậy hoàn thiện tổ chức mạng lƣới hoạt động của NHCSXH có vai trò quan trọng trong việc nâng caoo hiệu quả quản lý tín dụng hộ ngèo tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể, trong thời gian tới NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng hoạt động tại các điểm giao dịch tại xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo khi giao dịch với NHCSXH, hiện nay các hoạt động của NHCSXH trong quy trình cho vay hộ nghèo hầu nhƣ đƣợc thực hiện tại các điểm giao dịch xã nhƣ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi. Các điểm giao dịch đều đƣợc bố trí tại hội trƣờng UBND xã, thị trấn. Tại đây, khách hàng đƣợc cung cấp đầy đủ các thông tin, chính sách tín dụng, mức lãi suất, danh sách các hộ vay còn dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng và nội quy giao dịch.

Mặc dù hiện nay hoạt động của các điểm giao dịch tƣơng đối tốt, tiết kiệm chi phí đi lại cho các hộ vay. Tuy nhiên, do số lƣợng khách hàng đến giao dịch tại xã ngày càng lớn, số lƣợng tổ giao dịch của Ngân hàng ít dẫn đến thời gian giao dịch phải kéo dài, chất lƣợng phục vụ chƣa cao. Bởi vậy để có điều kiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, trong thời gian tới NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục hoàn thiện điểm giao dịch tại xã, theo hƣớng:

- Đối với các xã có quy mô vốn vay lớn, số hộ nhiều nên bố trí 2 điểm giao dịch. Mọi chính sách mới về cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, đều phải đƣợc công khai kịp thời tại điểm giao dịch.

- Đối với NHCSXH cấp huyện cần phải tăng số cán bộ đƣợc biên chế để đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc. Hiện nay, biên chế cho NHCSXH cấp huyện tại Hà Tĩnh có từ 11 ngƣời đến 13 ngƣời, trong khi số khách hàng vay vốn tại NHCSXH các huyện là tƣơng đối lớn nên có lúc không phục vụ

khách hàng một cách kịp thời. Để đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả trong công tác quản lý tín dụng hộ nghèo cần tăng số cán bộ đƣợc biên chế cho NHCSXH huyện lên 14- 15 ngƣời/huyện; tăng số cán bộ tham gia các phiên trực giao dịch tại xã, nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, giảm thời gian chờ của khách hàng khi đến giao dịch.

Thứ hai, thƣờng xuyên củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn (gọi tắt là tổ) đƣợc thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn NHCSXH để SXKD, cải thiện đời sống, cùng tƣơng trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

Hộ nghèo muốn vay vốn NHCSXH thì phải là thành viên của tổ (phải vào tổ), việc bình xét hộ nào đƣợc vay, số tiền vay bao nhiêu, thời gian vay, thời gian trả nợ đều đƣợc thực hiện ở tổ. Nếu trong quá trình sử dụng vốn hộ vay bị rủi ro thì tổ là nơi lập biên bản đề nghị cấp trên xử lý. Do đó, việc thƣờng xuyên củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ tại thôn, xóm là một trong những khâu trọng yếu, quyết định chất lƣợng hoạt động của tín dụng hộ nghèo.

Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện việc sắp xếp lại tổ tiết kiệm và vay vốn. Để tổ vay vốn thực sự là “cầu nối” giữa NHCSXH với khách hàng thì trong thời gian tới NHCSXH cần phải tiếp tục sắp xếp lại tổ vay vốn nhƣ sau:

- Theo quy định của NHCSXH, mỗi Tổ TK&VV có số thành viên tối đa lên đến 60 thành viên, nếu số hộ vay trong một thôn lớn hơn 60 hộ thì đƣợc thành lập 2 Tổ TK&VV, hoặc thành lập 3 Tổ TK&VV nếu số hộ vay vốn trên 120 hộ. Nên thành lập tổ phải theo địa bàn thôn, xóm và duy trì số lƣợng thành viên một tổ từ 35 đến 60 ngƣời. Các Tổ TK&VV đƣợc thành lập theo cụm dân cƣ liền kề để tránh trình trạng cho vay chồng chéo giữa các tổ

vì theo quy định mỗi hộ vay vốn chỉ đƣợc tham gia vay vốn tại một tổ TK&VV. Mặt khác, các Tổ TK&VV cần duy trì việc sinh hoạt tổ đều đặn theo định kỳ (01 tháng/01 lần) với nội dung sinh hoạt tổ phải thiết thực và bổ ích. Trong sinh hoạt tổ có thể kết hợp với buổi tọa đàm, trao đổi thông tin và học tập kinh nghiệm giữa các thành viên, tăng cƣờng năng lực SXKD cho ngƣời vay; tăng cƣờng sự tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống giữa các thành viên trong tổ.

- NHCSXH kết hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể chính trị- xã hội nhận ủy thác thƣờng xuyên chú trọng công tác đào tạo tập huấn đối với Ban quản lý Tổ TK&VV. Thành viên ban quản lý tổ phải là những ngƣời có sức khoẻ tốt, có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi để hỗ trợ cho hộ nghèo, nhiệt tình trong công việc, có uy tín với nhân dân, có khả năng làm việc lâu dài cho tổ.

- NHCSXH các tổ chức Hội, đoàn thể chính trị- xã hội nhận ủy thác cần có biện pháp củng cố, nâng cao chất lƣợng đối với các Tổ TK&VV xếp loại trung bình và yếu kém, kiện toàn ban quản lý tổ TK&VV một cách kịp thời nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động của Tổ TK&VV.

- Việc theo dõi, quản lý nợ, hạch toán ghi chép và lƣu giữ hồ sơ sổ sách của ban quản lý tổ phải khoa học, đầy đủ, đúng theo quy định.

- Việc bình xét hộ vay vốn phải thực hiện dân chủ, công khai, đúng đối tƣợng; có sự tham gia, giám sát của cấp ủy, chính quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 84)